Mất hóa đơn thanh toán đền bù bao nhiêu

Chính sách bồi thường này (“Chính sách bồi thường”) sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc Khách hàng (được định nghĩa dưới đây).

  1. THUẬT NGỮ

“Ahamove” có nghĩa là Công ty Cổ phần Dịch vụ Tức Thời.

“Khách hàng” có nghĩa là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng Dịch vụ của Ahamove. “Hàng hóa” có nghĩa là thư, gói, kiện hàng hóa được Ahamove chấp nhận, vận chuyển trong hệ thống của Ahamove.

“Đơn hàng” có nghĩa là yêu cầu thực hiện Dịch vụ được Khách hàng thiết lập qua Hệ thống Ahamove.

“Dịch vụ” có nghĩa là dịch vụ liên quan việc giao nhận Hàng hóa, bao gồm: chấp nhận, vận chuyển từ địa điểm do Khách hàng chỉ định đến địa điểm của người nhận.

“Hệ thống” có nghĩa là phần mềm ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động hoặc website mà Ahamove thiết lập cho việc sử dụng Dịch vụ của Khách hàng, bao gồm tạo, quản lý, theo dõi tiến độ của Đơn hàng; thanh toán cước Dịch vụ; kiểm soát, đối chiếu dữ liệu về Đơn hàng và cước Dịch vụ.

II. GIÁ TRỊ HÀNG HÓA

Giá trị Hàng hóa (“Giá trị Hàng hóa”) được xác định theo quy định tại Mục II này sẽ là căn cứ để tính trách nhiệm bồi thường của Ahamove theo quy định tại Mục III dưới đây.

Cho mục đích của Chính sách bồi thường này, Giá trị Hàng hóa sẽ được xác định là giá trị được ghi/thể hiện trên hóa đơn có giá trị pháp lý mà người bán xuất cho Khách hàng cho việc mua Hàng hóa đó (“Hóa đơn”)(*), với điều kiện là mô tả về Hàng hóa được nêu trên Hóa đơn phù hợp với mô tả mà Khách hàng tự ghi trên Đơn hàng.

(*) Lưu ý: Hóa đơn có giá trị pháp lý là:

Hóa đơn giá trị gia tăng, nếu người bán là doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng (“GTGT”) theo phương pháp khấu trừ; hoặc

Hóa đơn bán hàng, nếu người bán là doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; hoặc

Bộ hồ sơ kê khai hải quan, nếu Hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

III. BỒI THƯỜNG BỞI AHAMOVE (Dành cho tất cả dịch vụ trừ dịch vụ Giao hàng Liên Tỉnh)

3.1. Trường hợp Hàng hóa bị mất, thất lạc, hư hỏng là ấn phẩm, giấy tờ, hóa đơn, hợp đồng và các tài liệu dưới dạng văn bản khác:

Trong trường hợp mất mát, hư hỏng hoặc bị tráo đổi do Ahamove thực hiện bồi thường 04 (bốn) lần Cước phí Dịch vụ đã sử dụng.

3.2. Trường hợp Hàng hóa bị mất, thất lạc, hư hỏng là vật phẩm, hàng hóa:

  1. Trường hợp khách hàng có sử dụng dịch vụ thu hộ COD:

a.1 Trường hợp mất, thất lạc hàng hóa hoặc hàng hóa hư hỏng Khách hàng từ chối nhận hàng thì khoản tiền bồi thường chính là Số tiền tài xế đã ứng COD trên đơn hàng.

a.2 Trường hư hỏng hàng hóa Khách hàng đã thanh toán COD cho tài xế và phát sinh lỗi do Ahamove, khoản tiền bồi thường được tính theo:

Mất hóa đơn thanh toán đền bù bao nhiêu

  1. Trường hợp Khách hàng không sử dụng dịch vụ thu hộ COD:

Mất hóa đơn thanh toán đền bù bao nhiêu

c. Trường hợp Hàng hóa bị hư hỏng 01 (một) phần:

Khoản tiền bồi thường sẽ phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của kiện Hàng, cụ thể được xác định như sau:

Khoản tiền bồi thường hư hỏng = Khoản tiền bồi thường mất hàng được xác định theo Mục 3.2(a/b) x (nhân với) mức bồi thường (quy định trong Bảng giá trị bồi thường đối với hàng hóa hư hỏng dưới đây) (**)

(**) Bảng giá trị bồi thường đối với hàng hóa hư hỏng:

Mất hóa đơn thanh toán đền bù bao nhiêu

  1. Trường hợp mất, thất lạc hoặc hư hỏng một hoặc một vài sản phẩm không đi liền theo bộ trong cùng một kiện hàng:

d.1. Trường hợp xảy ra mất, thất lạc một hoặc một vài sản phẩm không đi liền theo bộ trong cùng một kiện Hàng

Khoản tiền bồi thường được xác định theo công thức sau:

Khoản tiền bồi thường = ( Khoản tiền bồi thường mất hàng được xác định theo Mục 3.2(a/b) / Tổng số sản phẩm có trong đơn hàng ) x Số lượng sản phẩm bị mất/hư hỏng

d.2. Trường hợp hư hỏng một hoặc một vài sản phẩm không đi liền theo bộ trong cùng một kiện Hàng

Khoản tiền bồi thường được xác định theo công thức sau:

Khoản tiền bồi thường = Khoản tiền bồi thường mất hàng nêu tại Mục 4.1(b.3.i) x (nhân với) mức bồi thường theo Bảng giá trị bồi thường đối với hàng hóa hư hỏng (tại Mục 4.1(b.2))

Ngày 12/4/2022, bên mua phát hiện 6 hóa đơn trên xuất sai đơn giá và thuế suất. Bên bán đã kê khai thuế, do đó bên bán đã xuất hóa đơn điều chỉnh giảm 6 hóa đơn trên về 0 đồng và xuất bổ sung 6 hóa đơn mới đúng đơn giá và thuế suất (tổng tiền của 6 hóa đơn trên không đổi). Tuy nhiên 6 hóa đơn mới này lại được xuất trong cùng ngày 12/4/2022.

Bà Hoài hỏi, bên mua có cần phải thanh toán chuyển khoản cho 6 hóa đơn xuất bổ sung kia và lấy lại khoản tiền mặt trước đó đã thanh toán để được khấu trừ và tính chi phí hợp lý hay không?

Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trả lời vấn đề này như sau:

Nguyên tắc, điều kiện được khấu trừ thuế GTGT

Tại Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) quy định:

"Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất...".

Tại Khoản 10, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT như sau:

"Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào

1. Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20 triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài…".

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

"Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

"Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trả nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  1. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  1. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này)…".

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp công ty mua dịch vụ vào các ngày 7, 8, 9/2/2022 của cùng một nhà cung cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và đã nhận hóa đơn GTGT với giá trị từng lần (hoặc tổng giá trị trên các hóa đơn trong cùng một ngày) có giá trị dưới 20 triệu đồng (giá đã bao gồm thuế GTGT), công ty đã thanh toán đầy đủ bằng tiền mặt cho nhà cung cấp dịch vụ thì công ty được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ chi phí dịch vụ trên các hóa đơn này.

Không cần thanh toán lại khi lập lại hóa đơn do sai sót

Trường hợp, ngày 12/4/2022 nhà cung cấp dịch vụ phát hiện các hóa đơn có sai sót về đơn giá và thuế suất (nhưng tổng thanh toán không thay đổi) và người cung cấp dịch vụ đã thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót như sau:

Người cung cấp dịch vụ xuất điều chỉnh các hóa đơn sai sót về 0 đồng và xuất bổ sung các hóa đơn mới để thay thế cho các hóa đơn đã lập có sai sót, dẫn đến tổng thanh toán trên các hóa đơn thay thế trong ngày đó có tổng giá trị trên 20 triệu đồng thì công ty không cần thực hiện thanh toán qua ngân hàng tổng số tiền trên các hóa đơn điện tử thay thế này, do đây là thủ tục về xử lý hóa đơn có sai sót không phải trường hợp mua dịch vụ mới của một nhà cung cấp trong cùng một ngày có tổng giá trị trên 20 triệu đồng theo hướng dẫn nêu trên.

Về thủ tục xử lý hóa đơn đã lập có sai sót đề nghị công ty và nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu các quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật.

Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn để bà Đỗ Thị Hoài biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc, đề nghị bà liên hệ với Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế - ĐT: 0222.3822347) hoặc Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận (Điện thoại liên hệ: 0222.3771722) để được hướng dẫn và giải đáp.