Mạch nhánh là gì

Trong mục này khảo sát sự sắp xếp tương đối giữa các mạch trong khối vật liệu polyme. Trước tiên hãy nói về hình dạng mạch.a. Hình dạng mạch


d]

Hình 8.4. Sơ đồ mạch cacbon trong mặt phẳng [a], trong không gian [b] và hình dạng mạch trong không gian với nhiều chỗ uốn, lợn, gập, vòng [c,d].Cách biểu thị cấu trúc phân tử hai chiều như biểu thị ở hình 8.1c chỉ có tính ước lệ vì thực tế góc liên kết đơn giữa hai nguyên tử cacbon không phải là 180onhư biểu thị bằng đường thẳng mà chỉ là 109o[chính xác là 109o,5] như ở hình 8.4a với khoảng cách giữa các nguyên tử là 0,154nm song không phải trong mặt phẳng như hình 8.4b mà là trong không gian như hình 8.4c và các vòng tròn ở đáy các hình nón là biểu thị quỹ đạo của nguyên tử cacbon kế tiếp. Như vậy trong thực tế mạch polyme là đường gãy khúc, dích dắc trong đó các liên kết đơn có thể quay và uốn trong không gian chứ không phải là đường gãy khúc dích dắc trong mặt phẳng, càng không phải là đơn giản là đường thẳng, tuy nhiên theo quy ước vẫn sử dụng cách biểu thị đơn giản này.Trong thực tế khi mạch rất dài có thể có dạng hình dây rối với rất nhiều chỗ uốn, lợn, gập, vòng [hình 8.4d] do sự quay của các liên kết, nhờ vậy khoảng cách r giữa hai đầu mạch nhỏ hơn rất nhiều so với tổng chiều dài của mạch. Hình dạng mạch như vậy quyết định các tính chất quan trọng của polyme trong đó nổi bật là tính đàn hồi cao như của cao su: giống sợi dây bị chùng, khi có lực kéo nó được căng dài ra, rồi lại trở về khi bỏ lực. Các tính chất cơ - nhiệt phụ thuộc vào khả năng quay của các đoạn mạch khi có ứng suất và nhiệt độ thay đổi. Độđàn hồi phụ thuộc nhiều vào cấu trúc và bản chất các me. Trong các vùng có liên kết đôi hay có mạch vòng sự quay sẽ khó khăn hơn, như ở PS [hình 8.2c] với nhóm thế là vòng benzyl sẽ quay khó khăn hơn so với PE [hình 8.1c] tuy cả hai có cùng một kiểu mạch.b. Phân loại mạchCác tính chất vật lý của polyme không những chỉ phụthuộc vào khối lượng và hình dạng phân tử mà cả vào sựkhác nhau trong cấu trúc mạch phân tử polyme. Kỹ thuật tổng hợp polyme ngày nay cho phép điều chỉnh cấu trúc sản phẩm theo một số hướng. Về mặt cấu trúc mạch được chia ra bốn loại: thẳng, nhánh, lưới và không gian như biểu thị ở hình 8.5.


Hình 8.5. Cấu trúc của polyme: a. mạch thẳng, b. mạch nhánh,c. mạch lưới, d. mạch không gian [các nút tròn là các me].

Polyme thẳng[linear polymer]Là loại polyme trong đó các me liên kết với nhau thành một mạch duy nhất. Những mạch này rất mềm dẻo, có thể hình dung như những sợi dài [hình 8.5a], nằm cùng chiều sát bên nhau nên có khối lượng riêng lớn hơn. Liên kết giữa các mạch thẳng là loại Van der Waals đóng vai trò quan trọng. Các polyme thông dụng có cấu trúc mạch thẳng là PE, PVC, PS, PMMA, chúng thường là nguyên liệu chính để chế tạo polyme với các kiểu mạch khác.Polyme nhánh[branched polymer]Là loại có những mạch ngắn hơn [gọi là mạch nhánh] nối vào mạch chính [hình 8.5b]. Các mạch ngắn [nhánh] được xem như một phần của phân tử, hình thành từ phản ứng phụ trong quá trình tổng hợp polyme. Vì vướng các mạch nhánh, các mạch chính không thể nằm sát bên nhau, do vậy có khối lượng riêng nhỏ hơn.Polyme lưới [crosslinked polymer]Các mạch cạnh nhau trong polyme này được nối với nhau bằng liên kết đồng hóa trị ở một số vị trí trên mạch, nên mạch có dạng lưới [hình 8.5c]. Thông thường quá trình tạo mạch lưới được thực hiện bằng cách cho thêm các nguyên tử hoặc phân tử có thể tạo nên liên kết đồng hóa trị với mạch chính, như cao su có loại mạch này nhờ lưu hóa [mục 8.3.4b].Polyme mạch không gian[network polymer]Các me ba chức năng có ba liên kết đồng hóa trị hoạt, hình thành nên lưới không gian ba chiều [hình 8.5d] thay thế cho khung mạch thẳng tạo nên bởi các me hai chức năng. Polyme gồm bởi các me ba chức năng được gọi là polyme không gian. Các polyme có nối ngang ở dạng lưới cao cũng được liệt vào mạch không gian. Các polyme không gian có tính chất cơ, nhiệt đặc biệt, điển hình là nhựa êpoxy và bakêlit.Cần nhấn mạnh rằng thông thường một polyme không chỉcó một loại cấu trúc. Ví dụ, polyme mạch thẳng có thể có một ít mạch nhánh và mạch lưới.c. Hình thái cấu tạo [sự phân bố nhóm thế trên mạch]Như đã biết trong phân tử polyme, ngoài nguyên tử hyđrô ra còn có những nguyên tử khác [như F, Cl] và những nhóm nguyên tử [như CH3, C6H5] liên kết với nguyên tử cacbon mà người ta gọi chung là nhóm thế R. Sự phân bố điều hòa và đối xứng của những nhóm này có ảnh hưởng quan trọng đến tính chất.


Hình 8.6. Me [a] và các dạng "đầu nối đuôi" [b], "đầu nối đầu " [c]

Giả sử ta có me dạng ở hình 8.6a, R có thể có các cách sắp xếp sau.- "Đầu nối đuôi" như biểu thị ở hình 8.6b, hình thái này chiếm ưu thế [thường gặp].- "Đầu nối đầu" như biểu thị ở hình 8.6b, hình thái này ít gặp vì có sự đẩy của các cực khi các nhóm thế nằm cạnh nhau.Trong phân tử polyme tuy có cùng thành phần hóa học nhưng sự sắp xếp nhóm thế khác nhau cũng tạo nên hiện tượng gọi là đồng phân.Đồng phân không gian là hiện tượng tuy cùng có cấu trúc [ví dụ đầu nối đuôi] nhưng sự sắp xếp nhóm thế có thể khác nhau. Có thể có ba kiểu sắp xếp như biểu thị ở hình 8.7



Hình 8.7. Các dạng đồng phân không gian:a. R ởcùng một bên [izotactic],b. R ởcả hai bên[syndiotactic].c. R ngẫu nhiên [atactic]

Khi tất cả các nhóm thế R đều nằm về cùng một bên của mạch như ở hình a, polyme được gọi là izotactic. Khi các nhóm R nằm cách đều về cảhai bên của mạch polyme như ở hình b, polyme được gọi là syndiotactic. Còn khi các nhóm R nằm hoàn toàn ngẫu nhiên như ở hình c, polyme được gọi là atactic.Không thể dễ dàng chuyển đổi các dạng đồng phân không gian trên cho nhau bằng cách quay đơn giản các nhóm R. Thực tế sự định vị các nhóm thế R này như thế nào xảy ra khi tổng hợp, nhưng bao giờ cũng tạo ra nhiều loại trong đó có một loại ưu tiên.Đồng phân hình học chỉ xảy ra trong các me có liên kết đôi. Ví dụ me của izopren [cao su] có thể có hai cấu trúc tùy thuộc vào nhóm thếCH3 và nguyên tử H nằm về một bên hay hai bên của mạch như ở hình 8.8. Tuy có cùng thành phần như cao su tự nhiên nhưng do hình thái cấu tạo khác nên gutta percha có tính chất khác rõ rệt. Do có liên kết đôi rất cứng nên không thể chuyển đổi các dạng đồng phân hình học cho nhau bằng cách quay đơn giản.


Hình 8.8. Các dạng đồng phân hình học của izopren:a. cấu trúc cis [cao su tự nhiên], b. cấu trúc trans [gutta percha].

d. Polyme đồng trùng hợp [copolymer]Các polyme vừa trình bày đều là các polyme đồng thể [homopolymer], vì trong phân tử của nó chỉ gồm các me giống nhau. Các polyme đồng thể quá đơn giản về tính chất không đáp ứng hết được các yêu cầu kỹ thuật vì thế các nhà hóa học đã tìm cách ghép các loại monome với nhau để tạo nên polyme đồng trùng hợp với tính chất đa dạng hơn nhiều. Giả sử có hai loại monome được biểu diễn bằng o và [hình 8.9]. Tùy thuộc vào quá trình trùng hợp và tỷ lệ giữa các loại monome, chúng có thể có các cách sắp xếp khác nhau trong mạch. Có thể thấy có bốn loại polyme đồng trùng hợp:- Ngẫu nhiên [hình a], các monome phân bố không theo quy luật.- Xen kẽ [hình b], các monome phân bốnối tiếp lẫn cho nhau.- Khối [hình c], các monome thứ nhất phản ứng với nhau thành khối, liên kết với khối của monome thứ hai.- Ghép [hình d], mạch chính là một monome, còn các nhánh là thuộc monome khác.


Hình 8.9. Sơ đồ mạch của các polyme đồng trùng hợp:a. ngẫu nhiên,b. xen kẽ,c. khối,d. ghép

Video liên quan

Chủ Đề