Mã lương là ai

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Lịch sử phải là môn học bắt buộc

[NLĐO]- Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, kiến nghị không tích hợp môn sử với môn học khác ở bậc THPT.

  • Hướng ra nào cho môn lịch sử [*]: Xác định đúng vị trí môn lịch sử

  • Đừng xem nhẹ môn lịch sử

  • 1.280 thí sinh trượt tốt nghiệp do bị điểm "liệt", phổ điểm môn lịch sử thấp nhất

Sáng 8-5, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc [MTTQ] Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 12 [khóa IX] nhằm cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để gửi tới kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Hội nghị lần thứ 12 [khóa IX] Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh đây là một báo cáo rất quan trọng trước Quốc hội đòi hỏi có tính xây dựng, rất thẳng thắn nhưng cũng phải mềm dẻo toàn diện nêu cả những mặt tốt, những điểm còn băn khoăn trăn trở, lo lắng. Việc nâng cao chất lượng của báo cáo cũng là dịp để nâng cao vị thế, uy tín của MTTQ Việt Nam. Vì vậy, ông Đỗ Văn Chiến khẳng định sau Hội nghị hôm nay, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ chỉ đạo tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân và một số kiến nghị của Đoàn Chủ tịch để gửi tới kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương phát biểu

Đóng góp ý kiến tại hội nghị, thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, bày tỏ đồng tình với việc đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá một cách khác quan, toàn diện về việc đưa môn lịch sử bậc Trung học phổ thông là môn học tự chọn.

Thiếu tướng Lê Mã Lương kiến nghị ở với bậc Trung học phổ thông không tích hợp môn sử với môn học khác mà phải là môn học bắt buộc. Theo ông, ở bậc trung học phổ thông, việc trang bị dạy học lịch sử là rất cần thiết. Khi học sử một cách toàn diện, căn bản nhất thì sẽ trang bị hành trang vững vàng cho học sinh tốt nghiệp THPT bởi khi vào bậc đại học, chỉ có một số trường như trường có đào tạo chuyên sâu về lịch sử còn một số trường đại học cao đẳng khác coi việc học lịch sử chỉ là "học lướt" qua.

Ông Lê Truyền, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Ông Lê Truyền, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng hiện nay cử tri cả nước đang dành sự quan tâm đến vấn đề "hậu Covid-19", cụ thể liên quan đến tâm lý của trẻ em, đặc biệt các em nhỏ đang có xu hướng gia tăng mắc một số bệnh trầm cảm sau đại dịch. Tuy nhiên, dự thảo báo cáo chưa nêu chưa đầy đủ vấn đề này. Do đây là vấn đề mới và có ảnh hưởng đến con em của rất nhiều gia đình, liên quan đến chất lượng con người, nên cần có kiến nghị cụ thể để các cơ quan nhanh chóng nghiên cứu, tìm ra giải pháp để ngăn chặn sớm tình trạng này. Nếu không, tình trạng này tiếp diễn sẽ trở thành vấn đề nguy hại, ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai của đất nước.

Về vấn đề phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ông Lê Truyền cho rằng nhiều ý kiến bày tỏ sự quan ngại với hiện tượng các bị can trốn ra nước ngoài vẫn tiếp diễn và ngày càng khó khăn hơn, dẫn đến những lo ngại về các vấn đề liên quan. Do đó trong báo cáo cần có cách thể hiện vấn đề này như thế nào để giải quyết được những dấu hiệu khó khăn trong phòng, chống tham nhũng, tránh để tiếp diễn tình trạng này trong thời gian tới.

Còn bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đề nghị dự thảo cần phản ánh đậm nét hơn sự lo lắng của cử tri trước những sự việc bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em trong thời gian vừa qua, như vụ bé gái 8 tuổi tử vong do bị mẹ kế bạo hành tại TP HCM; bé gái bị cha dượng xâm hại ở Sơn La,... Cử tri rất mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý nghiêm các cá nhân có liên quan đến vấn đề này.

Văn Duẩn

Chi tiết Chuyên mục: Nhân Vật Lịch Sử

  • Tiểu sử
  • Đời sống cá nhân
  • Tham khảo

Lê Mã Lương [sinh 1950] là một tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.1

Tiểu sử

Thiếu tướng Lê Mã Lương sinh ra ở Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa trong một gia đình liệt sĩ, bố đã hy sinh trong trận chiến Điện Biên Phủ.

Ông tình nguyện đi bộ đội lúc 17 tuổi, từ 1968 đến năm 1974, Lê Mã Lương đã tham gia nhiều chiến dịch ác liệt ở đường 9 Nam Lào, Lao Bảo, Cửa Việt, Quảng Nam, Đà Nẵng… 20/9/1971, Lê Mã Lương vinh dự được tuyên dương Anh hùng quân đội khi mới 21 tuổi.

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Lê Mã Lương còn tham gia chiến đấu chống nhóm kháng chiến dân tộc thiểu số FULRO tại Tây Nguyên, chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. Sau đó, ông theo học khoa Sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Năm 2006, ông chính thức được Nhà nước phong hàm Thiếu tướng.1 .

Năm 1971, ông là chính trị viên đại đội được ra Bắc học tại Học viện Chính trị rồi quen một cô giáo dạy cấp 2 người Hà Nội là Lê Thị Bích Đào. Hai người lấy nhau năm 1974. Cô con gái đầu sinh năm 1975, hiện đang sinh sống tại CHLB Đức cùng chồng và hai con gái. Cô con gái thứ hai hiện là họa sĩ trong quân đội. Còn cậu con trai út sinh năm 1986, hiện đang học cao học ngành tài chính kế toán bên Anh.2

Tham khảo

  1. ^ a ă Thiếu tướng Lê Mã Lương – Người anh hùng ở tuổi 21
  2. ^ Gặp lại anh hùng quân đội Lê Mã Lương, toquoc, 29/04/2011

[Nguồn: Wikipedia]

x

1 ^ a ă Thiếu tướng Lê Mã Lương – Người anh hùng ở tuổi 21

2 ^ Gặp lại anh hùng quân đội Lê Mã Lương, toquoc, 29/04/2011

Video liên quan

Chủ Đề