Có nên học Sư phạm Hà Nội 2 không

Nghề giáo luôn là một nghề cao quý và là ước mơ của nhiều bạn trẻ từ trước đến nay. Một trong những cái nôi nuôi dưỡng nghề giáo lâu đời và chất lượng ở miền Bắc nước ta phải kể đến Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về chất lượng giải dạy, cơ sở vật chất cũng như học phí tại đây, thì đây là bài viết dành cho bạn. Cùng Langmaster review Đại học Sư phạm Hà Nội để giải đáp hết những thắc mắc trên nhé!

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

1. Giới thiệu chung

  • Địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Quá trình xây dựng và phát triển:

Review Đại học Sư phạm Hà Nội về lịch sử hình thành và phát triển. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tên viết tắt là HNUE [Hanoi National University of Education]. 

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định của Bộ quốc gia Giáo dục. Trước đây, trường là một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng đến tháng 12/10/1999 trường tách ra thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào “Ba sẵn sàng”. Khi ấy, hàng nghìn sinh viên và cán bộ đã xếp bút nghiên lên đường ra trận, vượt dãy Trường Sơn để vào xây dựng nền giáo dục cách mạng miền Nam.

2. Sứ mệnh phát triển

Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm quốc gia và khu vực, đào tạo các chuyên gia xuất sắc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho hệ thống giáo dục và xã hội thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo đại học và sau đại học có chất lượng cao. 

3. Tầm nhìn phát triển

Về tầm nhìn phát triển, đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ có những kết quả vượt trội trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên chất lượng cao ở tầm quốc gia và quốc tế.

Khuôn viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

[Nguồn: ĐH Sư phạm Hà Nội]

B. REVIEW ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CHI TIẾT

1. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên xịn sò của trường là nhân tố không thể thiếu khi review Đại học Sư phạm Hà Nội. Hầu hết các giảng viên tại đây là những Giáo sư, Phó giáo sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu ngành có uy tín trong lĩnh vực sư phạm. 

Không những thế, đội ngũ giảng viên của ĐH Sư phạm Hà Nội có nhiều đóng góp quan trọng trong việc biên soạn chương trình sách giáo khoa phổ thông và ra đề thi trong các cuộc thi quan trọng mang tầm quốc gia. 

Cụ thể, tổng số cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 1.227. Trong đó:

  • 24 Giáo sư
  • 126 Phó giáo sư 
  • 227 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ
  • 177 Thạc sĩ
  • 19 Nhà giáo nhân dân và 74 Nhà giáo ưu tú

2. Cơ sở vật chất nhà trường

Review Đại học Sư phạm Hà Nội về cơ sở vật chất của nhà trường. Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nên rất được chú trọng thường xuyên nâng cấp.

  • Trường có tổng cộng 181 phòng học và 36 phòng tra cứu tất cả đều được trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị hiện đại để phục vụ công tác dạy và học.
  • Thư viện của ĐH Sư phạm Hà Nội được đầu tư xây dựng tỉ mỉ với diện tích khoảng 5000m2 và 1000 chỗ ngồi.
  • Các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, cơ sở thực tập sư phạm, sân vận động, nhà thi đấu đa năng cũng được đầu tư trang bị đầy đủ cho sinh viên.
  • Ký túc xá của trường cung cấp chỗ ở cho khoảng 2.800 sinh viên trong và ngoài nước. Cụ thể, cơ sở vật chất ký túc xá gồm có 3 nhà ăn tập thể, 2 siêu thị lớn, 40 máy tính kết nối Internet.
  • Cảnh quan trường luôn được gìn giữ xanh, sạch, đẹp, tạo không gian thoáng đãng, xanh mát để sinh viên thoải mái học tập và rèn luyện

3. Đời sống sinh viên

Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội không chỉ giỏi chuyên môn mà còn vô cùng năng động và giỏi giang. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không chỉ chú trọng nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn mà còn luôn tạo điều kiện để sinh viên phát triển các kỹ năng cần thiết.

Các câu lạc bộ như Đội thanh niên xung kích, CLB Guitar, CLB T&T Khoa toán, CLB kỹ năng,... là cơ hội để các bạn sinh viên giao lưu học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới. 

Ngoài ra, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn coi các hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong giáo dục và đào tạo của trường. Các hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đã gặt hái được nhiều thành quả thiết thực và trường là một trong số những trường đứng đầu toàn quốc về hoạt động NCKH này. Đây là một nổi bật trong review Đại học Sư phạm Hà Nội.

Xem thêm: Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vững bước trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học.

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

[Nguồn: ĐH Sư phạm Hà Nội]

Xem thêm:

=>> REVIEW HỌC VIỆN NGOẠI GIAO, LÒ ĐÀO TẠO NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA

=>> REVIEW ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG – NƠI TỎA SÁNG TÀI NĂNG CỦA BẠN

=>> KHÓA HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP TRỰC TUYẾN 1 KÈM 1

C. THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

1. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Đối tượng: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ tuyển những thí sinh đã tốt nghiệp THPT trên cả nước và có hạnh kiểm tất cả các kỳ học bậc THPT đạt loại khá trở lên.

2. Phương thức tuyển sinh

Review Đại học Sư phạm Hà Nội về phương án tuyển sinh năm nay. Năm 2022, Đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển theo bốn phương thức sau:

  • Phương thức tuyển sinh 1: Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
  • Phương thức tuyển sinh 2: Xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế
  • Phương thức tuyển sinh 3: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT
  • Phương thức tuyển sinh 4: Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành SP Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Giáo dục mầm non - SP Tiếng Anh, thì kết hợp sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia hoặc học bạ với kết quả thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Các thông tin tuyển sinh năm 2022 Đại học Sư phạm Hà Nội

[Nguồn: Vietnamnet]

Xem thêm:

=>> LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CẤP TỐC THI THPT QUỐC GIA TRONG 20 NGÀY

=>> 10 MẸO HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ, DỄ NHỚ NHẤT MÀ BẠN NÊN ÁP DỤNG

=>> KHÓA HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP OFFLINE TẠI HÀ NỘI

3. Các ngành đào tạo 

Năm 2022, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh tổng cộng 41 ngành. Xem cụ thể ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh tại đây.

Xem thêm: 

Khung chương trình đào tạo các ngành tại ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2021 đối với thí sinh xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2022

4. Học phí Đại học Sư phạm Hà Nội

Mức học phí sẽ phụ thuộc vào chương trình đào tạo của từng ngành học. Nhưng nhìn chung mức học phí của trường không quá cao và được cho là khá “dễ thở” cho sinh viên.

  • Đối với ngành sư phạm: Sinh viên được miễn học phí 100%
  • Khối ngành khoa học tự nhiên: 300.000VNĐ/tín chỉ
  • Khối ngành khoa học xã hội: 250.000VNĐ/tín chỉ

Lưu ý đây là mức học phí dự kiến năm học 2021-2022 và sẽ tăng theo từng năm theo quy định của Chính phủ. 

Bài viết trên đây Langmaster đã review Đại học Sư phạm Hà Nội một cách chi tiết nhất để bạn có thể hiểu rõ hơn về trường. Sau bài viết này hy vọng bạn đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích về ĐH Sư phạm Hà Nội và có thêm một gợi ý mới trong việc chọn lựa ngôi trường đại học để gửi gắm ước mơ của mình. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn hỗ trợ về các khóa học của chúng mình nhé! Tham khảo các khóa học của Langmaster tại đây!

Bùi Thị Hà [bên trái]

Năm giờ sáng, khi mà các ngôi nhà tại tỉnh vùng núi Hà Giang vẫn chìm trong giấc ngủ, Hà đã thức dậy cùng mẹ để làm việc đồng áng.

Hơn một năm qua, cô thủ khoa đại học Sư phạm Hà Nội 2 [năm học 2015-2016] đã quen với việc đồng áng, nuôi lợn cùng mẹ. Ra trường với tấm bằng giỏi, Hà là 1 trong 100 thủ khoa xuất sắc được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám [Hà Nội], một sự kiện thường niên do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức. Nhưng thế, có lẽ chưa đủ để cô có thể xin việc ở quê nhà.

Sáu giờ ba mươi, lũ trẻ quanh xóm nơi gia đình Hà ở í ới gọi nhau đi học. Mỗi lần thấy bọn trẻ đi học là cô lại nhớ những ngày đi thực tập, ở đó Hà được học sinh gọi là cô giáo.

Còn hiện tại, sau khi chăn đàn lợn, hai mẹ con cô lại chuẩn bị lên nương thu hoạch lúa. Đầu tháng 10 ở Hà Giang là thời điểm thu hút khách du lịch, họ đến để ngắm những giọt sương mai óng ánh trên những cánh đồng lúa vàng. Còn Hà thì vẫn nghĩ về bụi phấn và những đứa trẻ.

"Ngày nhỏ thỉnh thoảng em được bố mẹ cho theo lên Đồng Văn hay Yên Minh thăm người nhà làm giáo viên trên đó. Nhìn những em nhỏ thiếu thốn tới trường em đã nuôi ước mơ trở thành cô giáo để sau này mang những thứ mình trau dồi được truyền tải hết cho các em, góp một phần nhỏ giúp các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn", Hà kể.

Nhà Hà có ba anh chị em đều đi học đại học. Chị gái của Hà mới tốt nghiệp học viện Hành chính Quốc gia, cậu em trai đang là học viên năm 4 trường Sỹ quan Chính trị. Bố em làm phụ xây, mẹ em làm nông nghiệp. Nhà vốn đã khó khăn vì thu nhập của bố mẹ không ổn định, lại lo cho các con ăn học nên thiếu thốn rất nhiều.

Không may, năm 2010 bố Hà đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông khiến kinh tế gia đình càng thêm túng quẫn. Từ đó bà Lượt – mẹ của Hà, một mình bươn chải làm đủ mọi nghề nuôi ba đứa con ăn học. Khó khăn chồng chất khó khăn lên đôi vai người mẹ nghèo, ba chị em Hà vì thương mẹ mà không ít lần có ý định nghỉ học.

Hà kể: "Không biết bao nhiêu lần ba chị em tính nghỉ học cũng là bấy nhiêu lần mẹ em gạt ngay ý nghĩ đó. Em vẫn nhớ những lời mẹ dặn: "Nếu thương mẹ thì phải học thật giỏi, không có con đường nào giúp nhà mình thoát nghèo bằng con đường học"".

Hà cũng chia sẻ: "Người ảnh hưởng sâu sắc nhất đến em chính là mẹ. Có lẽ cái đói cái nghèo bủa vây lên cuộc sống nên nhìn mẹ em già hơn nhiều so với tuổi của mình, nhưng nghị lực sống của mẹ thì ít ai có được".

Bà Lượt với bao vất vả vì con mà gầy sọp đi, chỉ nặng 38kg, nhưng luôn là chỗ dựa, là nguồn động viên tinh thần lớn cho ba chị em Hà ăn học.

Gạt đi nỗi đau mất cha, Hà dồn hết tâm trí học để hoàn thành ước mơ trở thành cô giáo. Năm 2012, Hà bước đầu đạt được mục tiêu của mình khi em trúng tuyển vào khoa Văn, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2.

Lên đại học để giảm bớt gánh nặng cho mẹ, Hà đi làm thêm mọi việc miễn là kiếm được tiền, từ rửa bát thuê đến lau dọn, bồi bàn... "Nhưng rồi em sớm nhận ra, phải làm việc gì đó để vừa có thêm thu nhập lại có ích cho công việc sau này. Vì thế em chọn gia sư là công việc chính trong gần 4 năm học đại học của mình", Hà chia sẻ.

Không phụ lòng mong mỏi và sự hy sinh của mẹ, cả ba chị em Hà đều đạt kết quả cao trong học tập. Trong đó Hà vinh dự được Thành ủy TP.Hà Nội tổ chức lễ vinh danh là 1 trong 100 thủ khoa đầu ra xuất sắc nhất tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ngày 28/8/2016.

Cầm tấm bằng xuất sắc trở về quê hương hoàn thành nốt mục tiêu còn lại trở thành cô giáo dạy Văn ngày nào. Tuy nhiên Hà cho hay: "Một năm qua tỉnh nhà không có đợt thi tuyển giáo viên nào. Lãnh đạo sở GD&ĐT cũng rất quan tâm tới em, họ nói khi nào có đợt sẽ thông báo để em thi".

"Nhưng, em không biết đợi đến bao giờ", vừa nói Hà vừa rơi nước mắt. Cô đưa bàn tay lên vội lau đi. Hơn một năm qua, tay của Hà đã bị chai sạn đi nhiều, cô ước mong trên tay mình là bụi phấn thay vì một chiếc liềm gặt lúa.

Theo số liệu bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tháng 1/2017, cả nước hiện thừa 26.700 giáo viên. Tại hội thảo khoa học quốc gia về đào tạo giáo viên [tháng 5/2016], Bộ dự tính đến năm 2020, Việt Nam thừa trên 70.000 cử nhân sư phạm.

Cũng theo bộ Giáo dục, năm 2017 các trường đào tạo giáo viên bao gồm cả trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp vẫn tuyển mới hơn 55.600 chỉ tiêu. Việc xác định chỉ tiêu đào tạo dường như tách biệt với nhu cầu nhân lực.

Ông Vũ Văn Sử - Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang - cho biết: "Trường hợp của Hà là một trường hợp đặc biệt, học giỏi và gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi em ra trường, tôi đã đích thân tới tận nhà để động viên và chúc mừng em. Tuy nhiên, em vẫn phải chờ có đợt thi tuyển tới đây. Hiện việc thi tuyển công chức không đặc cách đối với thủ khoa, tất cả đều công bằng, nhưng tôi tin với khả năng của mình em sẽ thi đỗ và đóng góp cho ngành giáo dục tỉnh nhà".

Rõ ràng, đây là một bất cập lớn, khi mà trong báo cáo Tổng kết năm học 2016 – 2017 của bộ GD&ĐT vừa qua, Hà Giang là nơi mà tình trạng thiếu giáo viên trở nên đáng báo động, theo đó tỉ lệ giáo viên/lớp là 1,32 còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.

Vào ngày 23/8/2016, trước khi diễn ra lễ Tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2016, nơi mà Hà là một trong những đơn vị được mời tham dự. Đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy cho hay, TP. Hà Nội đã có nhiều chính sách trọng dụng nhân tài, "trải thảm đỏ" với các thủ khoa.

Thủ khoa xuất sắc nếu có nguyện vọng về làm việc trong các cơ quan, đơn vị của thành phố sẽ được hưởng những chính sách đãi ngộ theo Nghị quyết số 14, được tiếp nhận xét tuyển đặc cách không qua thi tuyển, được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương tối thiểu tại thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận…

Đồng thời, cơ hội việc làm dành cho các thủ khoa xuất sắc rất lớn, được giữ lại công tác tại trường, hoặc về địa phương nơi mình sinh sống làm việc, hoặc giành học bổng đi du học ở nước ngoài.

Trước Nghị trường ngày 9/6 vừa qua, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng bộ GD&ĐT nói: "Chúng tôi thực hiện Nghị quyết 29 và đặc biệt là Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải có nguồn lực và động lực, trong đó động lực trong đội ngũ giáo viên, nhà giáo rất quan trọng".

Rõ ràng, những người trẻ như Hà sẽ cùng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể còn 2 năm nữa là đi vào triển khai. Trong nhiệm kỳ của mình, có lẽ ông Nhạ cần tham mưu và đưa ra những chính sách tốt để thu hút nhân tài cho ngành giáo dục.

Mười giờ đêm, ngôi nhà cấp 4 của gia đình Hà đã xây được hơn 10 năm nay vẫn sáng đèn. Sau một ngày lao động vất vả, Hà lại ngồi vào bàn học để ôn lại kiến thức trong thời gian chờ việc.

"Em mong ước được đi dạy lắm. Em thực sự mong muốn được góp chút công sức và nhiệt huyết của mình để cống hiến cho quê hương đất nước", Hà ngậm ngùi.

Video liên quan

Chủ Đề