Tại sao SO2 dụng để diệt nấm mốc

Các chuyên gia cho rằng, kết quả này chứng tỏ lưu huỳnh được sử dụng vào mục đích thương mại, cụ thể là chống mốc. Tuy nhiên, mức độ độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người còn nhiều điều đáng bàn.


Do tiện lợi, nhiều quán ăn cho khách sử dụng đũa ăn một lần 

Nước vàng, mùi hắc và lưu huỳnh

Thời gian qua, chúng tôi đã nhận được phản ánh của nhiều độc giả bày tỏ lo lắng về đũa dùng một lần có thể chứa hóa chất gây tác động đến thực phẩm và sức khoẻ người dân. Loại hóa chất nhiều người đồn đoán được sử dụng trong quá trình bảo quản đũa là lưu huỳnh. Với cách làm việc khách quan, khoa học, ngày 12/9, phóng viên đã mua túi đũa dùng một lần gồm 50 đôi đũa bán tại tiệm tạp hóa ở chợ Pháo Đài Láng [Hà Nội] để đưa đi xét nghiệm.

Túi đũa được đóng trong bao bì bằng nilon mỏng theo từng đôi. Ngoài tên T.A cùng một vài hoa văn đơn giản, trên bao bì không có bất kỳ thông tin gì về địa chỉ cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng... Khi bóc bao bì, bằng cảm quan, phóng viên nhận thấy đũa màu trắng vàng, ngửi có mùi tre non lẫn mùi hắc nhẹ. Thân đũa không có dấu hiệu mốc, bẩn.

Quy trình làm mẫu xét nghiệm tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam được thực hiện như sau: Lấy 15 đôi đũa ngâm cùng 1,5 lít nước cất trong vòng 6 giờ ở nhiệt độ thường. Mẫu nước chiết có màu vàng nhạt, thoảng mùi tre ngâm. Dịch chiết được chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích thuộc Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Chỉ tiêu xét nghiệm là lưu huỳnh tổng, tức bao gồm đồng thời 3 dạng lưu huỳnh là sunfit [SO32-], sunfat [SO42-] và sunfua [S2-]. Chỉ tiêu này nhằm xác nhận sự có mặt của các hợp chất lưu huỳnh trong đũa ăn.

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng lưu huỳnh tổng trong nước ngâm chiết đũa là 60mg/lít, tương đương 60ppm. Điều này khẳng định: Lưu huỳnh đã được sử dụng trong qui trình sản xuất loại đũa ăn dùng một lần này.

Không gây độc

Phân tích về lý do sử dụng lưu huỳnh nhằm mục đích chống nấm mốc, ThS Trần Quốc Tuấn, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cho rằng, nấm mốc phát triển từ các bào tử nấm trên đũa trong môi trường ẩm [do đũa làm từ tre non]. Các bào tử nấm mốc có mặt trên đũa thông qua hai con đường là có sẵn trong tre hoặc xâm nhập từ không khí bên ngoài. Nếu trong quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh, không diệt hết bào tử hay bao bì bảo quản không tốt sẽ tạo điều kiện cho các bào tử phát triển nhanh, đồng nghĩa với việc đũa sẽ bị mốc nhanh hơn.

Để loại trừ bào tử nấm mốc, người sản xuất có thể sử dụng nhiều cách như sấy khô tre đũa, sử dụng hóa chất... Trong đó, phương pháp sấy khô tre rất ít được áp dụng với sản phẩm rẻ tiền như đũa ăn dùng một lần với giá khoảng 100 - 300đ/đôi. Bởi tre non khá ẩm làm cho quá trình sấy sẽ diễn ra rất lâu, khi sấy tre bị cong, vênh; chi phí mua lò sấy và tiền nhiên liệu cao... Nhằm tiết kiệm chi phí, sản xuất nhanh người ta thường áp dụng cách sử dụng hóa chất. Lưu huỳnh là chất có thể được sử dụng bởi giá thành rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản...

Sử dụng lưu huỳnh để diệt bào tử nấm mốc dựa trên nguyên lý: Đốt lưu huỳnh trong không khí [S + O2 = SO2] tạo thành khí sunfuarơ, dùng khí sunfuarơ để khử khuẩn. Tuy nhiên, khi xông hơi đốt lưu huỳnh, quá trình diệt bào tử nấm mốc chỉ có tác dụng trên bề mặt, không đi sâu vào thớ tre nên sau một thời gian dài đũa vẫn có thể xuất hiện nấm mốc.

Trước lo lắng về việc tồn dư lưu huỳnh trên đũa có thể gây độc cho người sử dụng, các chuyên gia viện Hóa học công nghiệp Việt Nam khẳng định, việc đốt lưu huỳnh xông khói diệt bào tử nấm mốc không có hại cho người dùng. Bởi sau khi xông lưu huỳnh, khí SO2 tồn dư trên đũa dưới dạng SO32- hòa tan sẽ dễ dàng bị phân hủy ở ngay điều kiện bình thường. Có thể phát hiện ra mùi đặc trưng của đũa sau khi xông hơi đốt lưu huỳnh là mùi hắc nhẹ.


Kết quả mẫu đũa do phóng viên xét nghiệm tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam 

"Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên lựa chọn đũa ăn một lần như sau: Bao bì bảo quản đũa không rách thủng, đũa có màu trắng ngà, không đốm đen, có mùi nhẹ. Đặc biệt, chỉ mua đũa 1 tuần trước khi ăn", ThS Trần Quốc Tuấn.

Theo Thu Hiền

Kiến thức

Đông dược rất dễ bị ẩm mốc khi để ngoài không khí. Ảnh: Người Lao Động.

Một người dân sống ở khu phố Đông y [đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP HCM] cho biết thỉnh thoảng lại bị sặc và nhức đầu khi ngửi phải mùi nồng của hơi thuốc súng trộn lẫn mùi đặc trưng của Đông dược. Mùi lạ này bay ra từ các cơ sở Đông y đang xông lưu huỳnh để bảo quản thuốc.

Do mặt bằng chật hẹp, các hiệu thuốc dùng cách bảo quản nhanh gọn và rẻ tiền nhất: Hễ thuốc ẩm mốc, có sâu mọt thì đổ vào thùng phuy hoặc thùng xốp và cho lưu huỳnh vào xông. Khi mở nắp ra, hơi lưu huỳnh bốc lên nồng nặc cả khu vực, làm nhiều người bị nhức đầu, chóng mặt...

Có 2 cách xông lưu huỳnh: Đặt bột lưu huỳnh trong chảo gang, đốt lửa ở dưới để hóa chất bay hơi diệt côn trùng, vi khuẩn; thường dùng để xông thuốc hoặc nhà kho chứa thuốc. Cách thứ hai hay dùng hơn: Đặt lưu huỳnh dạng rắn trong thùng chứa thuốc, hơi lưu huỳnh tỏa ra diệt hết sâu mọt, nấm mốc. Vì đây là phương pháp dân gian nên người ta xông theo thói quen, không ai quản lý liều lượng. Chủ một cửa hiệu nửa đùa nửa thật: “Mấy thứ đó từ từ bay hơi hết, lo gì”!

Quảng cáo

Thuốc chữa bệnh thành thuốc độc

Theo thạc sĩ Trần Văn Trễ, Trưởng khoa Dược, Viện Y dược học Dân tộc TP HCM, thuốc Đông y làm từ cây cỏ, động vật và khoáng vật nên dễ hút ẩm, là môi trường thích hợp cho sâu mọt, nấm mốc phát triển. Tuy nhiên, việc xông lưu huỳnh để kéo dài thời gian bảo quản thuốc rất nguy hiểm.

Lưu huỳnh bị đốt cháy sẽ thành SO2, là chất tẩy mạnh giúp tiêu diệt được nấm mốc, sâu mọt. Tuy nhiên, trong quá trình xông, lưu huỳnh sẽ lưu lại trên thuốc làm thuốc bị cứng, thay đổi màu sắc, mùi vị và giảm hoạt chất. Ngoài ra, SO2 gặp hơi ẩm trong phổi sẽ thành H2SO3 [axit xunfurơ] - một chất ôxy hóa, ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh nên rất độc với người trực tiếp bào chế thuốc.

Quảng cáo

Một chuyên gia về Đông dược cho hay, khi dược liệu bị xông, sấy thì phân tử SO2 và SO3 sẽ ngấm vào thuốc. Chúng kết hợp với H2O tạo thành axit xunfuric, kết hợp với các chất khác trong dược liệu tạo thành những tinh thể có độ bền vững cao, nếu tồn dư nhiều trong cơ thể có khả năng gây ung thư. Nhiều người uống Đông dược phản ánh thuốc bị chua, có mùi lưu huỳnh do dược liệu bị nhiễm lưu huỳnh và thuốc trừ sâu quá nhiều.

Đến nay, Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về tác hại của lưu huỳnh trong thuốc Đông y đối với sức khỏe người bệnh, cũng chưa có quy định, tiêu chuẩn cụ thể để kiểm soát liều lượng chất này trong thuốc.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Vân, Phòng Thí nghiệm hóa phân tích, Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ từng cảnh báo, đã có 19 trường hợp bị chết do ăn xà lách được phun SO2 để bảo quản. SO2 gây ra bệnh hen suyễn nghiêm trọng đối với số người này. Mỹ cũng khuyến cáo rằng các thực phẩm có nồng độ SO2 lớn hơn 10 ppm [mười phần triệu] phải được ghi rõ trên nhãn để người tiêu dùng biết.

Theo thạc sĩ Trần Văn Trễ, Viện Y dược học Dân tộc TP HCM, đang bảo quản thuốc bằng nhiệt độ không cần dùng đến lưu huỳnh.  

[Theo Người Lao Động]

Khí SO2 là một hỗn hợp chất hóa học với tên gọi là lưu huỳnh đioxit, đây là một sản phẩm chính và phản ứng sinh SO2 xảy ra khi chúng ta đốt cháy lưu huỳnh. Đặc trưng SO2 là một loại axit, vô cơ không màu và nặng hơn không khí, nó nóng chảy ở nhiệt độ -72,4 độ C và sôi ở – 10 độ C. Ngoài ra, SO2 cũng có khả năng làm mất màu dung dịch Brom, mất màu cánh hoa hồng và làm vẩn đục nước vôi trong.

Hiện nay, khí SO2 phát sinh ngày càng nhiều dẫn đến hệ quả là môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm, vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp xử lý khí thải SO2 hiệu quả.

Nguồn gốc phát sinh khí thải SO2

Sunfu Đioxit [SO2] là loại khí đặc trưng trong các hoạt động như sản xuất công nghiệp, chúng gây ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh hoạt của con người.

SO2 phát sinh trong tất cả các quá trình thiêu đốt hàng ngày của chúng ta: gỗ, than đá, khí và các chất hưu cơ như rác thải, phân khô,…tuy nhiên thì phần lớn lượng khí thải SO2 gây ảnh hưởng đến môi trường lại phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp: nhiệt điện, hóa chất, luyện kim, đốt lò hơi,…

Theo báo cáo gần nhất vào năm 2017 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, than đá và dầu mỏ chính là 2 nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với trọng lượng tương ứng khoảng 4.32 và 4.4 tỷ tấn. Trong đó thì lưu huỳnh [S] chiếm trung bình 1% trong các nhiên liệu này, do đó thì lượng khí SO2 trung bình mỗi năm sẽ được xả thải ra môi trường khoảng 60 triệu tấn/năm. Con số này còn chưa bao gồm nguồn phát sinh SO2 từ các ngành công nghiệp khác.

Ảnh hưởng của SO2 đến sức khỏe con người

Khí SO2 bị xem là một mối nguy hại, thành phần gây ô nhiễm môi trường. SO2 có mặt trong các hệ thống lò sưởi, khói thuốc lá, phương tiện giao thông, khí thải của các nhà máy,…chúng gây ô nhiễm không khí và là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng mưa axit và để lại một số hậu quả nghiêm trọng: chết cây cối, ăn mòn công trình,…

Đối với con người: Loại khí này gây ra các hiện tượng khó thở, nóng rát cổ họng – nghẹt mũi…và là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như: viêm phổi, đau mắt và viêm đường hô hấp.

Ngoài ra, SO2 còn có khả năng thể kết hợp với nước để phản ứng tạo thành axit H2SO4, axit này xâm nhập qua phổi đi vào hệ thống bạch huyết. Còn trong máu, SO2 lại tham gia vào nhiều phản ứng hoá học khác để làm giảm lượng kiềm dự trữ trong máu gây rối loạn quá trình chuyển hoá đường và protein, một tác nhân chính dẫn đến các hiện tượng thiếu vitamin B và C, các phản ứng này cũng có thể tạo ra methemoglobine và chuyển Fe2 + thành Fe3 [hoà tan]  + [kết tủa] gây tắc nghẽn mạch máu và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu.

Các phương pháp xử lý khí thải SO2

Những tác hại của khí thải SO2 đến đời sống con người là điều không phải bàn cãi, vì thế xử lý nước thải SO2 là điều kiện rất cần thiết đẻ đảm bảo sức khỏe của mỗi cá nhân chúng ta. Hợp Nhất – công ty chuyên xử lý môi trường hiểu được

Cũng giống như các loại khí thải khác thì quy trình và công nghệ để xử lý khí thải SO2 được Hợp Nhất nghiên cứu và đưa ra một sô phương pháp tốt nhất như:

  • Xử lý SO2 bằng vôi nung [CaO] hoặc đá vôi [CaCO3]
  • Hấp thu SO2 bằng nước
  • Xử lý SO2 bằng các hợp chất hấp thụ hữu cơ
  • Xử lý SO2 bằng kẽm oxy [ZnO]
  • Xử lý SO2 bằng các hợp chất hấp phụ thể rắn
  • Xử lý SO2 bằng ammoniac

Vận dụng các phương pháp này, Hợp Nhất đã phát triển để xử lý khí thải SO2 bằng các công nghệ sau:

  • Tháp hấp thụ
  • Tháp gia nhiệt
  • Tháp rửa khí

Chi tiết về các công nghệ này, quý khách hàng vui lòng tham khảo ở đây hoặc liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được Hợp Nhất hỗ trợ tư vấn nhanh nhất – chính xác nhất!

Video liên quan

Chủ Đề