Lỗi động cơ có nên khởi động máy không năm 2024

Một số âm thanh bất thường phát ra từ động cơ ôtô bao gồm tiếng rít rít đều và nhanh khi mới khởi động động cơ chính là do dây curoa bị chai hoặc chùng gây ra.

Còn tiếng cộc cộc khô khốc là do xe lâu ngày không sử dụng, khiến dầu nhớt chưa kịp lưu thông khắp các chi tiết máy. Có tiếng ào ào lớn dần là dấu hiệu động cơ thiếu dầu bôi trơn, khiến các chi tiết máy ma sát khó khăn và phát ra tiếng kêu.

Những âm thanh nêu trên đều là bất thường đối với xe đang sử dụng; nếu không được chủ xe kiểm tra, khắc phục sớm thì về lâu dài có thể dẫn tới lỗi động cơ nghiêm trọng hơn và khó xử lý hơn.

Tiếng nổ máy không ổn định

Nếu xe đang hoạt động bình thường đột nhiên thấy tiếng máy nổ không đều, động cơ bị rung lắc hoặc không ổn định, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo lỗi động cơ ôtô.

Lời khuyên là hãy lắng nghe những âm thanh đó và “bắt bệnh” theo các tiêu chí mức độ rung của động cơ mạnh hay nhẹ; tiếng nổ có ổn định và êm không, nếu lên ga đột ngột thì động cơ vút đều hay lịm đi.

Tiếng nổ máy chập chờn nhiều khả năng là do lỗi động cơ. Ảnh minh họa

Có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng trên, nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân như bẩn lọc gió, bẩn lọc xăng, thừa hoặc thiếu xăng ở động cơ ôtô, bộ điều chỉnh áp suất bị rò rỉ hoặc mòn bơm xăng, bugi có vấn đề...

Lời khuyên cho chủ xe là thử các biện pháp như thay thế bugi, thay thế cuộn dây đánh lửa ôtô, kiểm tra áp suất nhiên liệu, vệ sinh đồng hồ đo lưu lượng gió...

Đầu xe rung lắc khi di chuyển

Cảm giác xe rung lắc không có lý do rõ ràng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề bất thường nào đó. Khi xảy ra hiện tượng rung lắc ở đầu xe, người điều khiển cần chú ý các vấn đề sau:

Nếu các rung động diễn ra đều và không đứt quãng, ngay cả khi chạy không tải thì có thể do các yếu tố gắn kết khung xe với động cơ. Phương án xử lý là kiểm tra lại các chân máy gắn kết động cơ, nếu bộ phận giảm chấn như cao su liên kết bị nứt, vỡ, có nghĩa là đã đến lúc cần thay mới những bộ phận này.

Nếu các rung động diễn ra theo từng nhịp, không đều, có thể là do một hoặc nhiều xi lanh không hoạt động khiến máy hụt công suất [máy yếu]. Với tình trạng này cần kiểm tra các bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa như bugi, đánh lửa và dây cao áp.

Xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn mọi khi

Có nhiều nguyên nhân khiến động cơ tiêu hao nhiên liệu hơn bình thường như: Lốp xe mòn, đặc điểm cung đường di chuyển, tải trọng chở trên xe, thói quen dùng chân phanh và đạp ga… Nếu loại trừ những nguyên nhân này, mức tiêu thụ nhiên liệu tăng bất thường còn có thể là dấu hiệu cảnh báo lỗi động cơ ôtô, nhất là bộ phận xử lý nhiên liệu.

Xe “ngốn” nhiên liệu bất thường khiến nhiều chủ xe “đau ví”, cần phải kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt.

Lời khuyên là nên bảo dưỡng xe định kỳ xử lý lại phần xử lý nhiên liệu của động cơ. Các công việc cần làm bao gồm thay dầu máy, vệ sinh bộ phận lọc gió động cơ và một số bộ phận khác...

Đèn báo dầu động cơ sáng

Khi thấy đèn báo áp suất dầu bôi trơn động cơ với biểu tượng hình bình dầu phát sáng trên bảng taplo, người lái nên dừng xe ngay lập tức. Điều này có nghĩa tại thời điểm đó lượng dầu bôi trơn trong động cơ đang rất thấp, không thể bôi trơn các bộ phận, hoặc lý do thứ 2 là do hỏng bơm dầu.

Dù là nguyên nhân nào gây thiếu dầu thì cũng rất nguy hiểm vì có thể khiến các chi tiết máy [tay biên, piston, xi lanh, trục khuỷu…] cào mòn lẫn nhau, gây xước xát, hao mòn và nóng máy.

Dầu bôi trơn không đủ có thể dẫn đến hư hỏng toàn bộ động cơ, chi phí sửa chữa vô cùng tốn kém. Lời khuyên là cần tiến hành kiểm tra lượng dầu bôi trơn trong động cơ bằng que thăm dầu hoặc các biện pháp khác.

Nguyên nhân khiến động cơ ôtô khởi động nhưng tắt ngay sau đó thường liên quan đến một số lỗi kỹ thuật của xe.

Xe ôtô cạn nhiên liệu

Nếu xăng trong bình quá cạn thì động cơ sẽ nổ máy nhưng không có hiện tượng đốt cháy nhiên liệu nên không thể tiếp tục hoạt động.

Việc chạy xe đến mức cạn nhiên liệu là thói quen vô cùng nguy hiểm vì khi ấy xăng và lọc xăng sẽ bị ảnh hưởng.

Bộ đề bị hỏng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng động cơ ôtô khởi động nhưng không duy trì được hoạt động. Tuy nhiên, những ống nam châm trong hệ thống đề không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra lỗi mà còn có thể đến từ việc những bánh răng, ổ trục hay vòng bi bị hư hỏng theo thời gian.

Trước khi bộ đề bị hỏng đến mức khiến động cơ tắt ngay sau khi vừa khởi động thì thường có dấu hiệu. Cụ thể, nếu bạn vặn chìa khóa về off, để đèn pha sáng rồi bật lên vị trí Acc/on mà thấy đèn pha mờ đi thì cần sửa hoặc thay mới bộ đề ngay lập tức.

Một số lỗi kỹ thuật khiến động cơ ôtô không đề được ngay. [Đồ họa: Trang Thiều]

Rơ-le hoặc bơm xăng bị lỗi

Đối với bơm xăng, xăng có tác dụng như chất làm mát. Do đó, khi bạn chạy xe ở tốc độ thấp thì bơm xăng sẽ hút vào thêm một lượng nhỏ không khí nữa khiến cho nó bị nóng lên và nhanh hỏng. Để kiểm soát được vấn đề này, bạn có thể trang bị thêm đồng hồ áp suất nhiên liệu nhằm theo dõi việc động cơ có nhận được đủ nhiên liệu hay không.

Hệ thống hoặc kim phun nhiên liệu bị tắc

Hệ thống hoặc kim phun nhiên liệu bị tắc có thể khiến nhiên liệu không xuống được động cơ. Trường hợp này giống như trường hợp cạn nhiên liệu, động cơ không thể hoạt động được. Nguyên nhân khiến hệ thống nhiên liệu bị tắc có thể là do bụi bẩn hoặc cặn lắng trong đường ống dẫn.

Không có tia lửa điện

Nếu không có tia lửa điện chắc chắn xe của bạn cũng không thể khởi động được. Bởi, để động cơ ôtô hoạt động được thì cần nhiên liệu, tia lửa điện, nén nhiên liệu và thời gian.

Khi tia lửa điện không xuất hiện thì lỗi thường là do bu-gi hoặc bộ phận đánh lửa. Bên cạnh việc phải có tia lửa điện thì để khởi động xe, tia lửa điện còn phải xuất hiện đúng thời điểm với đủ điện áp. Do đó, khi chiếc xe bắt đầu yếu đi hoặc gặp tình trạng khó khởi động thì đó là dấu hiệu cảnh báo việc bạn nên kiểm tra bu-gi hay thời điểm đánh lửa.

Chủ Đề