Loại hình doanh nghiệp công ty liên doanh là gì

Căn cứ theo điều 1 Nghị định số 19/2014/NĐ-CP: “Công ty liên kết là doanh nghiệp mà Công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối theo quy định của pháp luật”. Đa số các công ty liên kết hiện nay đều tồn tại dưới dạng có ít nhất hai công ty khác nhau là công ty con của một công ty/doanh nghiệp mẹ và một chủ thể sở hữu cổ phần ít hơn phần lớn cổ phần của chủ thể còn lại.

Loại hình doanh nghiệp công ty liên doanh là gì
Tìm hiểu về mô hình công ty liên kết

2. Đặc điểm của công ty liên kết

Công ty liên kết có một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Công ty liên kết do 2 chủ thể có tư cách doanh nghiệp trở lên liên kết với nhau để thành lập. Việc liên kết thực hiện thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết, điều lệ công ty, vốn góp, biên bản đóng góp cổ phần hoặc các hình thức khác do các bên thỏa thuận, thống nhất với nhau.
  • Mục đích thành lap cong ty liên kết là thực hiện các hoạt động kinh doanh chung để từ đó cùng nhau đạt được một mục đích kinh doanh nhất định thông qua sự thỏa thuận, thống nhất và nhất trí của các thành viên công ty.
  • Các công ty liên kết với nhau không có quyền chi phối, kiểm soát về vốn hay quản trị nội bộ trong công ty. Theo đó, các bên hoạt động hoàn toàn bình đẳng và độc lập với nhau về tổ chức và hoạt động kinh doanh. Về bản chất, các bên sẽ thỏa thuận để cùng thực hiện hoạt động kinh doanh chung, phát sinh lợi nhuận và phân chia rủi ro, lợi nhuận theo tỷ lệ sở hữu của mỗi công ty.
  • Các bên đóng góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty bằng nhiều hình thức khác nhau như hiện vật, giá trị sử dụng. Tuy nhiên phải đảm bảo không có công ty nào nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để nắm giữ quyền kiểm soát, chi phối.
    Loại hình doanh nghiệp công ty liên doanh là gì
    Công ty liên kết không có quyền chi phối, kiểm soát về vốn hay quản trị nội bộ trong công ty

3. Nhận xét về mô hình công ty liên doanh liên kết

  • Liên doanh liên kết là một hình thức hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty khác với nhau. Theo đó, các công ty sẽ tự nguyện tham gia góp vốn để hình thành một công ty, doanh nghiệp hay xí nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, các bên sẽ cùng nhau sản xuất, quản lý và không có bên nào chi phối hay kiểm soát hoàn toàn. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của mô hình công ty liên doanh liên kết:

Ưu điểm

  • Tối ưu hóa nguồn lực nội bộ: Thay vì phải bỏ thêm một số vốn để đầu tư vào nguồn nhân lực, các công ty liên doanh có thể tận dụng nguồn lực nội bộ hiệu quả của mình. Điều này tạo điều kiện cho các công ty mở rộng thị trường sang thị trường mới.
  • Tính linh hoạt cao: Sau khi liên doanh hoàn tất, mỗi công ty có thể duy trì bản sắc riêng của mình. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh không liên quan tới liên doanh.
  • Giảm thiểu rủi ro: Mô hình công ty liên doanh liên kết chịu ít rủi ro hơn so với công ty sở hữu toàn bộ. Bởi mỗi bên đối tác chỉ chịu trách nhiệm và rủi ro đối với phần đóng góp của mình.

Ngoài ra, liên doanh liên kết cũng là một cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp. Bởi công ty có thể sử dụng liên doanh để học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội địa, những kinh nghiệm xương máu trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, mô hình công ty liên doanh liên kết cũng có một số nhược điểm như:

  • Vì là sự hợp tác giữa nhiều công ty, doanh nghiệp với nhau nên sẽ có sự ràng buộc. Và đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân chính nảy sinh các vấn đề gây mâu thuẫn, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.
  • Vì liên doanh liên kết là hình thức tiếp cận thị trường mới nên sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn trong quá trình hội nhập.
    Loại hình doanh nghiệp công ty liên doanh là gì
    Công ty liên doanh liên kết là hai hay nhiều công ty hợp tác với nhau

5. Phân biệt giữa công ty liên kết và công ty con

Công ty liên kết và công ty con – Có khá nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được sự khác nhau của 2 mô hình công ty này. Căn cứ theo điều 1 Nghị định số 19/2014/NĐ-CP: “Công ty con là doanh nghiệp do Công ty đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài theo quy định của pháp luật”. Dưới đây là bảng phân biệt giữa công ty liên kết và công ty con:

Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: Hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước đang có ý định liên doanh , hợp tác với các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài, nước ngoài. Để làm điều đó các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm vững những khái niệm và đặc điểm của công ty liên doanh cũng như doanh nghiệp liên doanh hiện nay theo luật hiện hành. Tư vấn Minh Anh là đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Tư vấn thành lập công ty liên doanh với nước ngoài cũng như cung cấp dịch vụ thành lập công ty liên doanh với nước ngoài, chúng tôi xin được thông tin về khái niệm và một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh để các công ty, doanh nghiệp nắm rõ hình thức doanh nghiệp này.

Loại hình doanh nghiệp công ty liên doanh là gì
Ngày 7-11-2006 Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007. Điều đó đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp vươn tầm hoạt động và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp ngoài nước. Theo xu hướng này, số lượng các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, rủi ro cũng nhiều hơn. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Do đó doanh nghiệp liên doanh đang là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay và đã đạt được một số đóng góp nhất định cho nền kinh tế nước ta. Vậy thế nào là doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Viêt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Về mặt hình thức: Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. (Để xin giấy phép đầu tư quý khách tham khảo bài viết Dịch vụ xin giấy phép đầu tư tại website luatminhanh.vn). Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu. Về Vốn: Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cơ sở, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án cây trồng, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế – xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định. Nhìn chung hình thức doanh nghiệp thực sự đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư việt nam. Đối với các nhà đầu tư việt nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác: Hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết. Để tìm hiểu thêm các vấn đề về thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí