Lỡ thề độc phải làm sao

Hôm nay, vợ chồng em em cãi nhau qua lại chỉ có nói câu “bị điên” mà chồng em cũng đôi co với em là em nói anh ý trước,em cũng nói là không biết thằng nào nói trước thế là ông bắt em thề độc em cũng thề luôn”nếu em nói anh bị điên trước mai em ra đường ô tô đâm chết” vậy mà ông không hài lòng ổng còn rủa  mai không bị đâm chết thì sau này cũng ghánh hậu quả, rồi nói anh không bao giờ làm sai chuyện gì lên ngày nào ngủ cũng ngon không bao giờ mơ thấy ma hay ra ngoài phải sợ ma quỷ gì cả, chỉ có những người lương tâm không sạch mới sợ này sợ kia (em sợ ma) giờ em thấy không biết em là gì đối với anh đấy nữa.

Chả hiểu nỗi nữa, vợ chồng sống với nhau, em thề độc thế mà chồng cũng hả hê. Chả lẽ, chồng không yêu nữa. Em có thề độc như vậy thì đáng ra ông ý phải can ngăn lại đằng này còn rủa mai thêm. Nghĩ mà thấy bực mình thêm.

Giờ em có nên làm cái gì để bỏ lời thề độc khi cãi nhau với chồng không và em cũng có nên làm lành với chồng không. Em sẽ phải làm lành với chồng thế nào?

  1. Để anh ấy một mình

Sau một trận cãi nhau, cả hai đều bực mình vì thế nếu bạn lại đến “nói chuyện phải quấy” với anh ấy ngay lập tức thì sẽ rất dễ khiến chàng bực mình và nóng tính. Cách tốt nhất là hãy để chàng ngồi một mình để suy nghĩ khoảng 2,3 ngày. Chắc chắn, thời gian đó sẽ khiến chàng nhận được những điều đúng, sai của bản thân và của bạn

Sau 2, 3 ngày không gặp gỡ thì cơn tức cũng đã “hạ hỏa”. Chàng sẽ có chút gì đó nhớ bạn. Và khi đó bạn tìm đến chàng cũng có cớ đỡ “mất mặt” hơn, đó là lâu không gặp thì… nhớ! Chàng sẽ cảm thấy lý do bạn đưa ra khá thú vị và dễ dàng giảng hòa với bạn.

  1. Đừng buộc tội anh ấy!

Một cuộc cãi vã nào cũng có lỗi của cả hai, dù chàng có sai lè lè nhưng nếu bạn không làm ầm lên hay không cau có thì hai bạn cũng đã không xảy ra khẩu chiến như vậy.

Cho nên, cách tốt nhất khi bắt đầu câu chuyện với chàng là: “Em đã nóng tính khi cáu lên, nhưng…”, vế sau hãy nói về lỗi của anh ấy một cách thật nhẹ nhàng. Khi thấy bạn nhận lỗi về phía bạn trước, chàng sẽ chẳng dại gì mà không thể hiện mình là một quân tử và xin lỗi bạn ngay đâu.

  1. Hãy nói chuyện hài hước

Sau một trận cãi vã, cả hai cùng căng thẳng, tốt nhất là sau khi cả hai nhận lỗi về phía mình, hãy dàn hòa bằng cách kể cho nhau nghe một câu chuyện hài hước, cùng xem một bộ phim hài hay đọc một câu chuyện vui. Tập trung vào những điều thú vị như trên sẽ khiến cả hai quên đi những lời nói lúc nóng giận và thực sự vui vẻ.

  1. Đừng nhắc lại những lời nóng giận

Nếu nhắc lại để nhắc nhở nhau một cách nhẹ nhàng rằng lời nói đó của chàng đã làm bạn tổn thương thì có thể chấp nhận được . Nhưng tuyệt đối không nên nhắc lại với thái độ đay nghiến chàng. Những gì không hay phải cố quên đi sao bạn cứ nhắc lại? Điều đó sẽ chỉ làm xấu đi mối quan hệ của hai người.

  1. Khổ nhục kế buộc chàng làm lành:

Mỗi khi vợ chồng xảy ra “chiến tranh”, Hương chẳng quan tâm đến ai đúng, ai sai, cô luôn tìm mọi cách để chồng phải “xuống nước” trước. Giận chồng đến mấy, Hương vẫn âm thầm chuẩn bị cơm nước cho chồng (có khi còn tươm tất hơn ngày thường). Xong xuôi, Hương không ngồi vào bàn ăn như bình thường, thay vào đó, cô lủi thủi lên phòng riêng, nằm khóc. Thấy vợ nhịn đói, nghĩ cũng tội nghiệp nên Việt đành mang cơm lên cho vợ. Thế là hòa bình lập lại.

Nóng thế này mà Diệp (Đà Nẵng) giận chồng là cô sẽ tạm biệt phòng ngủ có điều hòa mát lạnh, ôm chiếu lên tầng 3 để ngủ. Chứng kiến cảnh đó, Hoàng – chồng Diệp chạnh lòng nên cản: “Nóng lắm, em lên đó không ngủ được đâu” nhưng Diệp quyết không từ bỏ ý định. Diệp cũng không chịu được nóng vì người hơi “mũm mĩm” nhưng cô cố chấp, không bao giờ chịu mở lời trước với chồng, dù lỗi thuộc về ai.

Để lay động “tình người” của chồng, khoảng 30–60 phút một lần, Diệp lầm lũi vào phòng, mở tủ, tìm quần áo, thay cho bộ cũ đã ướt đẫm mồ hôi. Đến lần thứ hai, Hoàng không chịu nổi nên phải “đầu hàng”: “Thôi, anh sai rồi. Anh xin lỗi. Em lên giường ngủ đi”. Chờ có thế, Diệp mặt mày hớn hở, trèo lên giường ngủ.

  1. “Chiến thuật” không phải lúc nào cũng thành công

Cách đối đầu khi giận chồng của Duyên (Quận I, TP HCM) là ngồi thu lu ở cửa nhà tắm và khóc. Nhưng không phải ăn vạ thảm thiết, Duyên khóc rất nhỏ, khóc dấm dứt và dai dẳng, cốt để chồng bất ngờ chứng kiến (vì Duyên biết kiểu gì chồng cũng phải đi vệ sinh trước khi ngủ). Tuy nhiên có lần, Duyên ngồi khóc đến “cạn khô dòng nước mắt” mà chẳng thấy “nhân vật chính” xuất hiện, dỗ dành và gọi vợ lên ngủ. Duyên đi vào phòng khách thì thấy anh xã đang ngáy khò khò trong tiếng TV rộn rã.

Xuân (Từ Liêm, Hà Nội) cũng thích áp dụng “chiêu” ra ngoài ngủ khi dỗi chồng. Khổ nỗi, Dũng – chồng Xuân thuộc hàng “cao thủ không rủ lòng thương vợ” nên ngay khi Xuân vừa ra ghế sofa nằm là Dũng cười “hi hi” gọi cô con gái 3 tuổi sang ngủ cùng. Trong phòng, hai bố con mặc sức cười đùa mặc Xuân nằm “ủ rũ” bên ngoài. Cả đêm ấy, Xuân loay hoay ngủ không yên vì cái đệm ghế vừa dày vừa cứng, sáng ra, còn được chồng “mỉa mai”: “Ngủ ngoài này thích không? Nếu thích, tối nay em cứ ngủ tiếp như thế cũng được”. Rút kinh nghiệm, những lần sau bực bội với chồng, Duyên “chẳng dại” chọn cách ra bên ngoài ngủ nữa.

Vì dỗi nên cả tuần, Chi (Hải Phòng) không thèm nói với chồng một câu, cũng chẳng thèm nhờ chồng làm việc nhà mà tự mình “hành động” nấy, tự mình dắt xe rồi tự mình tự mình đi đổ rác (những việc thường ngày là trách nhiệm của chồng Chi). Anh chồng nhà Chi cũng thuộc hàng “cứng đầu”, “có chết” cũng không xin lỗi vợ. Sang tuần thứ hai, Chi nghe cậu con trai 4 tuổi thông báo, ngày mai bố đi công tác thì biết là chồng đi công tác. Cả ngày Chi ngồi ôm điện thoại nhưng không thấy chồng nhắn tin hay gọi điện. Chịu không nổi, Chi đành chủ động gọi điện hỏi thăm chuyến công tác của chồng.

  1. Không nên “già néo đứt dây”

Chuyện vợ chồng giận dỗi, cãi vã là điều hết sức bình thường. Tâm lý của phần lớn người vợ là luôn muốn được chồng “cầu hòa” trước, như thế mới chứng tỏ bản thân mình có giá trị và còn được chồng thương yêu. Có khi cũng muốn làm lành với chồng nhưng “cái tôi” lớn quá nên người vợ quyết im lặng, nghĩa ra vài cách để chồng “thương hại” vợ, đến mức phải lên tiếng trước.

Nếu chỉ vài lần giận dỗi hoặc đó là những cặp vợ chồng son thì người chồng dễ mủi lòng mà “hạ mình” nịnh vợ. Nhưng nếu đó là những “chiêu” đã cũ thì lúc này, người chồng sẽ hình thành tâm lý “chai lỳ” (vợ làm gì mặc vợ). Do đó, người vợ chỉ rước thêm sự bực bội và ức chế cho bản thân mình. Hơn nữa, nếu chồng nhất định không lên tiếng trước trong khi vợ cũng cố chấp thì càng đẩy mọi chuyện đến ngõ cụt, càng để lâu ngày, “cục tự ái” trong vợ và chồng càng “nở to” ra. Những khó chịu “bé xíu” bị tích tụ lâu ngày càng có nguy cơ gây rạn nứt lớn.

Cách ứng xử tốt nhất là người vợ nên linh hoạt, không phải khi nào giận chồng cũng bắt chồng làm lành trước; cũng không phải khi nào căng thẳng, người vợ phải chỉ rõ lỗi thuộc về ai. Tùy vào hoàn cảnh, người vợ có thể chủ động làm lành, khi vợ chồng đã hòa giải, người vợ tiếp tục phân tích cái đúng – cái sai cho chồng hiểu. Biết đâu lúc này, chồng sẽ quay sang “xin lỗi” vợ.