Lỗ tai có mủ phải làm sao

Chảy mủ tai là triệu chứng bệnh lý về tai phổ biến. Nguyên nhân gây chảy mủ tai đa dạng nhưng nhìn chung, mủ thường liên quan đên sự tích tụ và hoạt động của vi khuẩn. Nếu như nhận thấy dịch tiết ra từ tai, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có biện pháp khắc phục triệu chứng, ngăn bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Chảy mủ tai là triệu chứng bệnh lý về tai phổ biến.

Nếu nhận thấy chất lỏng hoặc mủ tích tụ bên trong tai hoặc chảy ra từ tai, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng. Các nguyên nhân tiềm ẩn gây chảy mủ tai là:

Nhiễm trùng tai giữa [còn được gọi là bệnh viêm tai giữa cấp tính] phổ biến nhất ở đối tượng trẻ em. Nhiễm trùng tai thường xuất phát từ việc nhiễm khuẩn hoặc virus ảnh hưởng đến tai. Lúc này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Đau tai
  • Tai chảy nước hoặc mủ
  • Giảm thính lực
  • Mất thăng bằng
  • Sốt

Quá nhiều áp lực do nhiễm trùng lên tai giữa có thể khiến bộ phận này bị rách, chảy máu và dịch mủ.

Điều trị:

Nhiễm trùng tai là một căn bệnh có thể tự khỏi. Tuy vậy, với trường hợp nhiễm trùng nặng, nên dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Nếu bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng ống thông khí quản [ống thông tai].

Đặt ống thông khí quản là thủ thuật dùng một ống nhỏ [nhựa hoặc kim loại] vào màng nhĩ, tạo đường thông khí giữa tai giữa với tai ngoài để làm giảm hoặc loại bỏ, phòng ngừa dịch mủ tích tụ, ứ đọng bên trong.

Viêm tai do bơi là một loại nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ống tai ngoài [còn được gọi là viêm tai ngoài]. Hiện tượng trên xảy ra khi có nước mắc bị mắc kẹt trong tai, phổ biến nhất là sau khi bơi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hoặc vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Bơi lội nhiều có thể gây chảy mủ tai.

Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng tai ngoài nếu như niêm mạc ống tai bị hỏng do các tác động cơ học: dùng tăm bông hay các vật liệu khác để làm sạch ráy tai. Người bị tiểu đường cũng dễ bị bệnh viêm tai ngoài.

Triệu chứng viêm tai ngoài thường nhẹ, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng vẫn có thể trở nên nghiêm trọng nếu như không sớm có biện pháp điều trị. Viêm ống tai ngoài do bơi hoặc do hoạt động gây ứ nước trong ống tai, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng:

  • Ngứa tai
  • Đỏ tai
  • Sưng ống tai
  • Tai ngoài bong tróc vảy
  • Lùng bùng trong lỗ tai
  • Đâu tai
  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết

Điều trị:

Điều trị nhiễm trùng tai ở những người thường xuyên bơi lội hoặc các trường hợp khác đều cần dùng đến thuốc nhỏ tai. Người bệnh cũng có thể được chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm tùy theo mức độ cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Lúc này, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc giảm đau tạm thời để cải thiện triệu chứng. Trong khoảng thời gian này, cần tránh các hoạt động bơi, ngâm tai trong nước, nghe nhạc bằng tai nghe…

Cholesteatoma là khối u biểu bì nằm ở tai giữa, xương chũm hoặc các nhóm thông bào xương chũm. Như những u nang bình thường, kích thước Cholesteatoma tăng dần theo thời gian. Sự phát triển của Cholesteatoma gây ra những biến chứng hết sức nặng nề như: nhiễm khuẩn, thính lực giảm, tê liệt cơ mặt, chóng mặt, tăng áp lực trong tai, mủ có mùi hôi, đau nhức tai…

Điều trị: Cholesteatoma không tự lành và chỉ có thể biến mất sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm.

Các chất lỏng tích tụ trong tai giữa sẽ gây áp lực lên cơ quan này, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vỡ màng nhĩ cũng có thể là kết quả của chấn thương tai mà chủ yếu là do nhiễm trùng. Hậu quả là, người bệnh bị chảy dịch tai, chảy mủ ở tai.

Ngoài ra, người bị thủng màng nhĩ còn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tai đau đột ngột
  • Chảy máu tai
  • Ù tai
  • Chóng mặt
  • Giảm thính lực
  • Nhiễm trùng mắt hoặc xoang

Điều trị:

Màng nhĩ bị thủng có thể tự lành mà không cần đến sự can thiệp của chuyên gia. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp màng nhĩ không thể tự lành lại, lúc này bạn cần đến sự can thiệp của phẫu thuật ngoại khoa. Bác sĩ cũng có thể kê cho bạn một ít thuốc kháng sinh kèm thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng nhiễm trùng tai.

Bất kì vật thể lạ nào bên ngoài môi trường bị mắc kẹt trong tai đều có thể gây đau, chảy mủ. Điều này thường phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Những vật thể có thể bị mắc kẹt trong ống tai gồm có:

  • Mẫu nhỏ của đồ chơi
  • Hạt cườm
  • Đồ ăn
  • Côn trùng
  • Nút
  • Bông băng gạt

Điều trị:

Trong một số trường hợp, những vật thể này có thể được gỡ bỏ ngay tại nhà nếu như chúng nằm gần phía bên ngoài tai. Nếu chúng mắc kẹt sâu hơn, nên tìm kiếm sự trợ giúp của người có chuyên môn để ngăn tình trạng chảy mủ cũng như sớm tránh khỏi các triệu chứng khó chịu. Không cố gắng tự mình cạy ra vì điều này có thể đẩy cho vật thể đi vào sâu hơn bên trong.

Chảy mủ tai là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tai hoặc những vấn đề bệnh lý nghiêm trọng nhất, người bệnh không nên bỏ qua. Nếu như chảy mủ tai đi kèm với cơn đau nhức dữ dội, chấn thường đầu hoặc mất thính lực, nên nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Đối với nhiễm trùng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi nhưng người bệnh cần lưu ý áp dụng những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh, ngăn bệnh tái phát.

Thuocdantoc.vn không đưa lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

  • Quấy khóc, khó chịu, bỏ chơi và ngủ không yên
  • Thường đưa tay lên vùng tai, cào móc hoặc nắm vành tai
  • Có nóng hoặc sốt
  • Chảy dịch ra cửa tai [thường thấy khi ổ mủ làm thủng màng nhĩ và chảy tràn ra ống tai. Lúc này bé đã hết sốt và không còn khó chịu nhiều nữa].

Nhiễm trùng tai ở trẻ là tình trạng không hiếm gặp, tuy nhiên, nếu “lơ là” bỏ qua mà không có thăm khám để điều trị nguyên nhân một cách triệt để thì nguy cơ bệnh không lành, diễn biến mạn tính hay tái diễn… sẽ làm hư hại sức nghe của trẻ, khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể biến chứng lên trên sọ não, đe dọa tính mạng.

Tai chảy mủ: Cần điều trị thế nào cho đúng?

Viêm tai giữa được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy mủ tai ở cả người lớn và trẻ em. Kiểm soát triệu chứng và giải quyết các tác nhân gây viêm nhiễm là hai mục tiêu chính trong chữa trị nguyên nhân gây ra chảy mủ tai, bao gồm:

1. Thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và trẻ lớn hơn đều có thể sử dụng acetaminophen hay ibuprofen để làm giảm triệu chứng sốt và đau khi bị viêm tai. Lưu ý, tránh dùng aspirin cho trẻ em vì có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ, ảnh hưởng không tốt lên gan và não.

2. Liệu pháp kháng sinh

Chỉ dùng khi các bác sĩ xác định tình trạng viêm hiện tại là do vi khuẩn. Đa số các trường hợp viêm tai giữa có xuất phát điểm là do nhiễm siêu vi đường mũi họng. Những tình trạng “cảm cúm” thông thường này sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu không khỏi mà diễn biến tăng nặng thì tức là đã chuyển qua giai đoạn viêm bội nhiễm vi khuẩn với biểu hiện dịch mũi đục, vàng, xanh. Trong tai giữa cũng vậy, viêm do vi khuẩn bội nhiễm sẽ gây tụ mủ và phá thủng màng nhĩ để chảy ra ngoài. Việc chỉ định đúng thời điểm phải dùng kháng sinh, nếu có, sẽ giúp tránh lạm dụng kháng sinh không cần thiết, tránh được hiện tượng kháng thuốc đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi khi được chẩn đoán chảy mủ tai do viêm tai giữa cấp thì cần được xem xét điều trị sớm với kháng sinh để tránh biến chứng.

Dùng kháng sinh có thể bằng đường uống hoặc nhỏ trực tiếp vào tai bị viêm nhiễm. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định cách dùng. Lưu ý: Các loại thuốc kháng sinh nhỏ tai đều có những chỉ định nghiêm ngặt. Một vài loại rất độc với cơ quan nghe ở tai trong nếu nó lọt qua lỗ thủng ở màng nhĩ, cho nên, nếu không muốn bị “điếc oan” thì cần tuân thủ theo bác sĩ và theo hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất, không “tự mua, tự xài” một cách chủ quan.

3. Thủ thuật dẫn lưu dịch, mủ

Khi tai giữa bị viêm sẽ có dịch hoặc mủ. Nếu cơ thể “mạnh”, được điều trị kịp thời và hiệu quả thì bệnh sẽ thoái lui và dịch mủ sẽ bị hấp thu, tai sẽ thông thoáng bình thường trở lại. Nếu sức đề kháng kém, không được điều trị triệt để, dịch sẽ tích tụ và tồn tại lâu dài, tổn hại cơ quan dẫn truyền âm thanh. Trường hợp màng nhĩ “tự vỡ” để giải phóng dịch thì sẽ để lại dấu tích là một lỗ thủng tròn. Lỗ thủng này có thể tự lành hoặc không. Trong giai đoạn chưa muộn, tức màng nhĩ chưa thủng hoặc đã thủng rồi mà chưa đủ rộng để dẫn lưu dịch mủ thì bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật rạch màng nhĩ chủ động, có “quy hoạch” để tạo dẫn lưu cho dễ dàng hơn. Tùy đánh giá và theo dõi, bác sĩ có thể gợi ý đặt một “cái cống” để giữ cho cái miệng lỗ thủng đủ rộng trong một thời gian, tránh lỗ thủng bị hẹp lại tự nhiên, nhằm dẫn lưu triệt để dịch, phục hồi cho tai bệnh. Sau khi mục đích điều trị đã đạt được, cái “cống” này sẽ được lấy bỏ và màng nhĩ sẽ tự lành lại.

Video liên quan

Chủ Đề