Liên chi đoàn là gì

     Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của sinh viên Việt Nam. Trải qua các giai đoạn cách mạng, các thời kì lịch sử, Hội đã tập hợp đông đảo sinh viên, tầng lớp trí thức trẻ, phát huy truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, cùng các tổ chức thanh niên khác có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội Sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống sáng tạo, sức trẻ và tinh thần tình nguyện của sinh viên Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của tuổi trẻ. Hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Hội là thành viên của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên quốc tế. Hòa mình vào những thành tích chung của cả nước, Hội Sinh viên Khoa Giáo dục chính trị [GDCT] đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích góp phần nâng cao chất lượng tổ chức Hội Sinh viên, khơi dậy trí tuệ, tâm huyết, sức lực của sinh viên, bồi dưỡng lý tưởng Cách mạng, tạo dựng vị thế người sinh viên Việt Nam trong thời kì hội nhập và phát triển.

     Liên chi Hội Sinh viên Khoa GDCT, tuy hình thành từ lúc mới thành lập Khoa năm 2002, nhưng hoạt động gần như đứng chung với các hoạt động của Liên chi Đoàn Khoa. Đến ngày 09/01/2017, được sự chỉ đạo của đồng chí Bí thư Liên chi Hồ Thanh Hải, Liên chi Hội đã bắt đầu tách ra khỏi Liên chi Đoàn và đứng độc lập riêng, đó là khoảng thời gian đầu Liên chi Hội tự đứng riêng và hoạt động với một số mảng do Liên chi Đoàn định hướng. Ngày 01/12/2017, được sự đồng ý của Ban Thư ký Hội Sinh viên Trường đã trao quyết định kết nạp hội viên mới, đây là năm chính thức đầu tiên sinh viên được kết nạp và Khoa GDCT là đơn vị đi đầu, tiếp đến là LCH Tiểu học, LCH Lịch sử…  

     Liên chi Hội Khoa GDCT là người bạn tin cậy của sinh viên, là diễn đàn, là môi trường, là ngôi nhà chung để sinh viên giao lưu, học hỏi, tự bồi dưỡng và giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Trong suốt thời gian qua, Hội Sinh viên Khoa GDCT luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, quan tâm sâu sắc của Chi ủy Chi bộ, Ban Chủ nhiệm Khoa, Liên chi Đoàn Khoa, đã tổ chức thành công nhiều chương trình như: Bóng đá, bóng chuyền, Đôi bạn cùng tiến trong học tập, Ngày hội sách, cắm trại và các hoạt động thiện nguyện. Liên chi Hội luôn phối hợp có hiệu quả với Liên chi Đoàn trong các hoạt động hướng đến rèn luyện kĩ năng cho sinh viên, nghiên cứu khoa học.

     Một số hình ảnh về Liên chi Hội Khoa GDCT:

TM. BCH LCH

Liên chi Hội Trưởng

Nguyễn Tam Quang

Về cơ cấu tổ chức của BCH Liên chi Hội Khoa GDCT nhiệm kì 2017 – 2018:

1. Hoàng Văn Thuần: LCH Trưởng
2. Phùng Văn Hoàng: LCH Phó
3. Ông Thị MInh Anh: LCH Phó
4. Nguyễn Tạ Mỹ Phượng: Uỷ viên
5. Đỗ Nguyễn Đăng Khoa: Uỷ viên
6. Huỳnh Thảo Hiền: Uỷ viên
7. Trần Ngọc Diễm Châu: Uỷ viên
8. Trương Đăng Khiêm: Uỷ viên
9. Nguyễn Thị Thảo Ly: Uỷ viên

Chi đoàn là gì? Chi đoàn tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của chi đoàn? Phân loại chi đoàn?

Chi đoàn được xem như một tế bào của tổ chức co sở đoàn, là hạt nhân để tập hợp và đoàn kết thanh thiếu niên. Chi đoàn là đơn vị trực thuộc của tổ chức cơ sở đoàn, để hiểu thêm về nội dung chi đoàn là gì? Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và phân loại? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết nhé.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Chi đoàn là gì?
  • 2 2. Chi đoàn tiếng Anh là gì?
  • 3 3. Nhiệm vụ quyền hạn của chi đoàn:
  • 4 4. Phân loại chi đoàn:
  • 5 5. Giải pháp phát triển chi đoàn:
    • 5.1 5.1. Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ chi đoàn, cụ thể:
    • 5.2 5.2. Thống nhất kế hoạch hoạt động của chi đoàn và đăng ký thực hiện “Xây dựng chi đoàn mạnh kiểu mẫu”, cụ thể:
    • 5.3 5.3. Tổ chức hoạt động, phong trào, cụ thể:

Chắc hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với hoạt động của chi đoàn đây được biết là tổ chức tế bào của tổ chức cơ sở Đoàn, hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi và chi đoàn là đơn vị trực thuộc của Tổ chức cơ sở Đoàn. Chi đoàn có thể thành lập phân đoàn. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ 01 tháng 01 lần. ở những nơi vùng sâu vùng xa, miền núi, nơi có đoàn viên phân tán trên địa bàn rộng hoặc thường xuyên đi công tác rời khỏi địa bàn nếu được sự đồng ý của đoàn cấp trên có thể định kỳ sinh hoạt 03 tháng 01 lần.

2. Chi đoàn tiếng Anh là gì?

Chi đoàn tiếng Anh là “Youth Branch”.

3. Nhiệm vụ quyền hạn của chi đoàn:

Thứ hai: Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn

– Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.

– Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.

– Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế – xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

Thứ ba: Quyền hạn của tổ chức cơ sở Đoàn

– Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế – xã hội.

– Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế – xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.

– Một quyền hạn mà rất có ý nghĩa đó là các tổ chức và các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.

4. Phân loại chi đoàn:

Chi đoàn tạm thời:

Chúng ta hiểu về chi đoàn kiểu này đúng như tên gọi của nó là mang tính chất tạm thời vì là những chi đoàn được thành lập và hoạt động trong khoảng thời gian ngắn từ 01 đến dưới 06 tháng dựa theo tính chất khẩn cấp của hoàn cảnh, điều kiện thực tế. Ví dụ như trong các đội xung kích, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện đáp ứng đủ điều kiện về số lượng đoàn viên thì có thể đề nghị đoàn cấp trên thành lập chi đoàn tạm thời sau đó thành lập ra Ban chấp hành chi đoàn lâm thời, bí thư, phó bí thư, ủy viên và bàn giao nơi nhận.

+ Chi đoàn tạm thời có nhiệm vụ tổ chức hoạt động thực hiện nghị quyết của đoàn cấp trên nơi đang sinh hoạt, lao động, công tác, quản lý đoàn viên, thu nộp đoàn phí và giữ mối liên hệ với cấp bộ đoàn nơi thành lập.

Chi đoàn có tính chất đặc thù:

Không giống như chi đoàn tạm thời chi đoàn dạng này có những điểm rất khác biệt đó chính là các chi đoàn được thành lập trong các tổ chức có tính chất đặc thù như thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trê, các đơn vị, tổ, đội, nhóm công tác, hợp tác xã … Do có tính chất đặc thù là không cố định theo đơn vị địa lý hành chính nào hoặc có tính chất tạm thời nên những chi đoàn này nếu có thời gian hoạt động từ 06 tháng trở lên có thể trực thuộc đoàn cấp trên trực tiếp nơi lập ra chi đoàn đó hoặc trực thuộc đoàn cơ sở nơi các chi đoàn dó hoạt động.

+ Đối với những đơn vị có liên kết đào tạo, đoàn sinh viên hoạt động và chịu sự quản lý của chi đoàn, đoàn trường nơi đoàn viên học tập.

+ Loại chi đoàn có tính chât sdadcwj thù này thì việc thành lập chi đoàn ở những nơi đào tạo theo tín chỉ do ban chấp hành đoàn trường căn cứ điều kiện cụ thể quyết định cho phù hợp trên cơ sở Hướng dẫn của bí thư Trung ương đoàn.

+ Trong các khu tập thể, khu nhà trọ của công nhân, khu công nghiệp, khu chết xuất, các nhà máy, xí nghiệp … chưa có tổ chức Đoàn thì đoàn xã, phường, thị trấn nơi đó tiến hành thành lập các chi đoàn trực thuộc. Các chi đoàn này sẽ là hạt nhân để tiến tới thành lập tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp.

5. Giải pháp phát triển chi đoàn:

5.1. Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ chi đoàn, cụ thể:

– Định kỳ hằng quý, Đoàn cơ sở làm việc với chi bộ và Ban chấp hành [hoặc Bí thư, Phó Bí thư] chi đoàn, trao đổi, phân tích về các nội dung: Tình hình đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh niên; tình hình hoạt động của chi đoàn; sự quan tâm của cấp ủy đối với công tác cán bộ của chi đoàn; đánh giá mặt mạnh, yếu, những khó khăn, chỉ ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục và định hướng các công việc cụ thể mà Ban chấp hành [hoặc Bí thư, Phó Bí thư] chi đoàn cần thực hiện.

– Đoàn cơ sở trao đổi và đề nghị chi bộ phối hợp xây dựng, củng cố, kiện toàn cán bộ chi đoàn đảm bảo năng lực, nhiệt huyết để thực hiện nhiệm vụ; phối hợp, tạo điều kiện và quan tâm chỉ đạo chi đoàn tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

– Hằng năm, Đoàn cơ sở tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chi đoàn và những đoàn viên tích cực, có chiều hướng phát triển, bồi dưỡng bổ sung vào đội ngũ Ban chấp hành [hoặc Bí thư, Phó Bí thư] chi đoàn. Có thể kết hợp tập huấn tập trung hoặc tập huấn qua giao ban, sinh hoạt Câu lạc bộ Bí thư chi đoàn, sinh hoạt chi đoàn và các hình thức phù hợp khác.

– 02 năm/ lần cấp huyện tổ chức hội thi “Bí thư chi đoàn giỏi”, hoặc liên hoan “Bí thư chi đoàn” tạo sân chơi, môi trường giao lưu, học hỏi, rèn luyện đội ngũ Bí thư chi đoàn.

– Thường xuyên nắm bắt tình hình biến động của đội ngũ Ban Chấp hành chi đoàn để có kế hoạch kiện toàn, bổ sung kịp thời, đảm bảo số lượng và chất lượng, không để khuyết.

5.2. Thống nhất kế hoạch hoạt động của chi đoàn và đăng ký thực hiện “Xây dựng chi đoàn mạnh kiểu mẫu”, cụ thể:

Ban Chấp hành [hoặc Bí thư, Phó Bí thư] chi đoàn gặp gỡ, vận động số đoàn viên hiện có, mời họp chi đoàn; thông báo trước cho đoàn viên nội dung cuộc họp.

Ban Chấp hành Đoàn cơ sở tham gia sinh hoạt cùng với chi đoàn để nắm rõ tâm tư, tình cảm, mong muốn, nguyện vọng của đoàn viên; đánh giá đúng thực trạng chi đoàn.

Hướng dẫn, giúp đỡ Ban Chấp hành [hoặc Bí thư, Phó Bí thư] chi đoàn xây dựng nội dung chương trình công tác; gợi ý các vấn đề trọng tâm để đoàn viên tham gia thảo luận và góp ý kiến.

Vân đề thực hiện thống nhất đăng ký xây dựng chi đoàn mạnh và tổ chức thực hiện. Khuyến khích các Đoàn cơ sở tổ chức phát động đăng ký thi đua xây dựng chi đoàn mạnh, lồng ghép tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo không khí thi đua, phấn khởi, khích lệ các chi đoàn xây dựng chi đoàn mạnh.

5.3. Tổ chức hoạt động, phong trào, cụ thể:

Trên cơ sở các nội dung hoạt động đã được đoàn viên thống nhất, lựa chọn những việc cụ thể, từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ các hoạt động bề nổi đến các hoạt động chiều sâu, đảm bảo hoàn thành tốt được nội dung đề ra; Ban Chấp hành [hoặc Bí thư, Phó Bí thư] chi đoàn dự kiến nhân sự phụ trách từng công việc cụ thể, giao việc phù hợp với trình độ, năng lực, năng khiếu và hoàn cảnh cụ thể của từng đoàn viên; kiểm tra, theo dõi và có biện pháp giúp đỡ để đoàn viên hoàn thành được công việc; tổ chức họp thống nhất, phân công nhiệm vụ, tiến độ thực hiện; thường xuyên trao đổi thông tin để kịp thời điều chỉnh, phối hợp hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng.

Cần chú ý đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động và vận động đoàn viên, thanh niên tham gia vào các hoạt động tập thể; tập hợp những đoàn viên tích cực để xây dựng lực lượng nòng cốt, phát huy vai trò các nhân tố tích cực trong việc tăng cường chất lượng hoạt động của chi đoàn; bồi dưỡng những thanh niên tiêu biểu để kết nạp vào Đoàn.

Trên đây là cac thông tin cần thiết chúng tôi đưa ra về nội dung ” Chi đoàn là gì? Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và phân loại” và các thông tin có liên quan tới nọi dung này. Hi vọng các thông tin chúng tôi đưa ra như trên sẽ hữu ích đối với bạn dọc và đừng quên theo dõi các bài viết tiêp theo nhé.

Chi đoàn là nghĩa gì?

Chi đoàn là tổ chức tế bào của tổ chức cơ sở Đoàn, hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Chi đoàn là đơn vị trực thuộc của Tổ chức cơ sở Đoàn. Chi đoàn có thể thành lập phân đoàn.

Liên chỉ có ý nghĩa gì?

Tổ chức gồm một số chi bộ hay chi đoàn hợp thành.

Chi đoàn làm những gì?

– Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. – Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.

Liên chi hội là gì?

Liên chi Hội Khoa GDCT người bạn tin cậy của sinh viên, diễn đàn, môi trường, ngôi nhà chung để sinh viên giao lưu, học hỏi, tự bồi dưỡng và giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện.

Chủ Đề