Lễ hội văn hóa các dân tộc miền trung năm 2024

Trình diễn trích đoạn lễ hội Chá Mùn của người Thái đen (Thanh Hóa) tại Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 ở Quy Nhơn (Bình Định) - Ảnh: KIM SƠN

Diễn ra từ ngày 8 đến 10-9, Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển" đã giới thiệu những tinh hoa văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc anh em đang sinh sống ở 11 tỉnh miền Trung.

Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức với sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 11 tỉnh miền Trung, gồm: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tinh hoa văn hóa miền Trung

Lễ hội văn hóa các dân tộc miền trung năm 2024

Các cô gái Cơ Tu (Quảng Nam) trong bộ trang phục truyền thống (cách tân để sử dụng trong lễ cưới) - Ảnh: SỸ NGUYÊN

Sân Ni, người Cơ Tu (tỉnh Quảng Nam), bày tỏ vui mừng khi lần đầu tiên được tham gia ngày hội quy mô lớn như vậy.

"Tôi rất tự hào bởi có cơ hội để quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến mọi người cũng như nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hơn về những nét đặc trưng, đặc sắc của các đồng bào dân tộc khác ở miền Trung" - Sân Ni bày tỏ.

Du khách đến Quy Nhơn những ngày này rất hào hứng khi được trải nghiệm, chứng kiến các dân tộc miền Trung trưng bày, giới thiệu, quảng bá nét văn hóa truyền thống đặc sắc với bề dày lịch sử lâu đời, như cách dệt thổ cẩm để làm nên những bộ trang phục độc đáo, đầy màu sắc từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân giàu kinh nghiệm, đến cách chế tác ra những loại nhạc cụ đặc trưng và trình diễn chúng một cách thuần thục.

Du khách còn được chứng kiến trích đoạn trình diễn những lễ hội văn hóa dân gian truyền thống, giao lưu ẩm thực đậm hương vị núi rừng…

Chị Huỳnh Thị Đẹp, một du khách từ Quảng Ngãi, chia sẻ: "Ngày hội hoành tráng, quy tụ rất đông người. Tôi khá bất ngờ khi được mời dùng những món đặc sản của các dân tộc miền Trung. Phải nói rằng nó rất độc, lạ, bắt mắt và rất ngon".

Theo ông Lê Hồng Khánh - thành viên hội đồng thẩm định nghệ thuật của ngày hội, việc quảng bá, giới thiệu văn hóa theo hướng này rất hay và có giá trị, "cho ta thấy rõ cái gì là khác biệt, đặc thù của một dân tộc".

Cơ hội phát huy di sản văn hóa dân tộc

Lễ hội văn hóa các dân tộc miền trung năm 2024

Sắc màu Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - Ảnh: SỸ NGUYÊN

Ông Nguyễn Văn Hùng - bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - khẳng định ngày hội là dịp tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung tới người dân, du khách quốc tế, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Còn ông Đinh Xuân Thắng - phó vụ trưởng Vụ Tuyên truyền thuộc Ủy ban Dân tộc - đánh giá Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 thu hút được 11 tỉnh miền Trung tham gia. Điều đó cho thấy sự quan tâm, trách nhiệm của các địa phương trong khu vực với công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc.

"Ngoài việc giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, động viên lẫn nhau, thông qua ngày hội, các nghệ nhân sẽ nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí của mình ở đâu để cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc qua các tiết chế văn hóa đặc thù, hướng tới mục tiêu chung là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển" - ông Thắng nói.

Các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Ngày hội gồm: Hoạt động văn hóa của 11 tỉnh tham gia; Liên hoan văn nghệ quần chúng với nội dung giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng và độc đáo của đồng bào các dân tộc miền Trung (8 - 9/9); trình diễn trang phục dân tộc truyền thống (lồng ghép vào nội dung Liên hoan văn nghệ quần chúng); trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương (tối 9/9 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành); trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương (8 - 10/9); trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực (10/9 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành); hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân (8 - 10/9); hoạt động du lịch (8/9); trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số miền Trung đồng hành cùng sự phát triển của đất nước” và triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc miền Trung trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam” (8 - 10/9)...

VOV.VN - Tối qua (8/9), tại thành phố Quy Nhơn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023 còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung. Tại lễ khai mạc, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã trao hoa và cờ lưu niệm tặng các đoàn tham gia ngày hội.