Lấy nhu thắng cương là gì

Tôn Tẫn và Bàng Quyên đều là học trò của Quỷ Cốc Tử. Sau khi học xong, Quỷ Cốc bèn tổ chức thi tốt nghiệp, đề thi là: Quỷ Cốc ngồi bên trong nhà, các học trò của ông dùng mọi cách để mời ông ra ngoài, ai làm được thì đậu.

Bàng Quyên thi trước, ông lấy lý do phong cảnh bên ngoài rất đẹp dẫn dụ sư phụ ra ngoài để thưởng thức, thế nhưng Quỷ Cốc vẫn ngồi bất động. Bàng Quyên bày tỏ ý của mình, nếu như mời mà sư phụ vẫn bất động, thì ông ta sẽ phóng hoả đốt nhà, cuối cùng thầy cũng phải ra thôi.

Quỷ Cốc bèn đáp rằng: “Mời như vậy không được, trong khi ngươi còn chưa châm lửa thì ta đã ra mặt ngăn chặn việc làm của ngươi rồi.” Bàng Quyên đành phải ra khỏi trường thi.

Đến lượt Tôn Tẫn, ông trình bày phương cách của mình với thầy: “Cách thi này đối với Bàng Quyên thì không công bằng, bởi vì anh ấy thi trước, nhờ đó mà tôi có thời gian để học hỏi và suy nghĩ. Để cho công bằng, tốt hơn là xin thầy cho đổi đề thi, xin sư phụ ra ngoài, từ đó đệ tử xin tìm cách để mời thầy trở lại vào phòng.” Quỷ Cốc nghe vậy thấy cũng có lý, bèn nói: “Được thôi! ta sẽ ra khỏi phòng để con mời ta vào trở lại, cũng thế thôi.”

Khi Quỷ Cốc Tử vừa ra khỏi nhà, Tôn Tẫn liền cười mà nói rằng;” Thưa sư phụ, đề thi của thầy con đã giải rồi. Thầy đã được con mời ra khỏi phòng rồi nhé.”

Người có trí tuệ dùng cách thức mềm dẻo để hoàn thành công việc, mềm dẻo thì thắng cứng mạnh, đấu trí cao minh hơn nhiều so với đấu lực.

“Nhu” là khái niệm chủ yếu trong sách của “Lão Tử”. Tư tưởng cơ bản của ông chính là “nhu nhược thắng cương cường”, vậy “nhu nhược” làm thế nào có thể thắng “cương cường”? Bởi vì nhu chẳng qua chỉ là một hình thức biểu hiện, sức mạnh thật sự của nó thì được ẩn giấu ở mặt sau. Ví như hiện tượng một dòng nước nhỏ chảy lâu ngày có thể mài mòn được cả một hòn đá. Lại ví như chuyện anh hùng nhụt chí, nhi nữ thường tình, đã là người đàn ông mạnh mẽ cũng có khi bị cái tình mềm yếu làm tan rã như nước.

Cho nên nhất thiết không được xem thường “nhu”, bởi vì có những việc “cứng lại gặp cứng” thì không phải là biện pháp tốt. Phương thức lấy nhu khắc cương thường mang lại hiệu quả hơn.

Sưu tầm

Lấy nhu thắng cương Lấy nhu thắng cương là một cách hữu hiệu dẫn đến thắng lợi khi phải đối mặt với những đối thủ có thực lực. Điều này được chứng minh bởi rất nhiều ví dụ trong quân sự và trên thương trường. Lấy nhu thắng cương Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với siêu thị Volma, AEON Thâm Quyến [một công ty liên doanh giữa Trung Quốc và Nhật Bản] biết mình có thực lực yếu hơn nên đã dùng chiêu bài “Lấy nhu thắng cương”. Là công ty buôn bán lẻ đứng hàng đầu thế giới, công ty Volma chiếm ưu thế tuyệt đối về giá cả, hơn nữa, ở Trung Quốc công ty này đã mua một số lượng hàng hoá với tổng trị giá lên tới 10 tỷ đô la, gấp 5 lần so với của AEON. Hơn thế nữa, công ty Volma đã nhận được một số chính sách ưu đãi từ chính phủ Trung Quốc. Trước tình thế vô cùng khó khăn như thế, AEON làm thế nào để cạnh tranh với Volma? Sau khi tiến hành phân tích toàn diện, AEON đã đưa ra sách lược kinh doanh như sau: những mặt hàng thông thường được bán với giá ngang bằng với giá Volma, những mặt hàng còn lại sẽ đuợc bán với giá cao, không ngừng tăng thêm những mặt hàng mà Volma không có. Đặc biệt là, AEON đã đầu tư toàn bộ sức lực để đáp ứng tốt thị hiếu ẩm thực của khách hàng bằng cách đa dạng hoá các mặt hàng ăn uống. Trong đó số lượng món ăn Nhật Bản mà người Trung Quốc ưa thích được tăng lên con số 2000. Ngoài ra do Thâm Quyến có nhiều người quê ở Tứ Xuyên, nên AEON đã cử nhân viên đến tận thành đô mua hàng nhằm đáp ứng thói quen dùng các món ăn cay của người dân Tứ Xuyên. Có một phần tư số mặt hàng AEON mà khách hàng không thể nào mua nổi ở công ty Volma. Về cơ sở hạ tầng khẩu hiệu của AEON là “Tạo nên một siêu thị tiện lợi hơn Volma” lối vào chính của AEON rộng gấp đôi Volma. AEON có tổng cộng 9 cửa ra vào, nhiều hơn Volma một lối ra và một lối vào. AEON không có khả năng để cạnh tranh về mặt giá cả với Volma. Nếu AEON chạy đua về giá cả với Volma, thì chẳng khác nào như trứng chọi đá, tự chút hại vào thân, không tránh khỏi sứt đầu mẻ trán, AEON đã nhận thức được điều này, nên đã khôn khéo dùng phương pháp “lấy nhu thắng cương”, để tìm ra cơ hội giành thắng lợi. Đây thực sự là một quyết định thông minh. Lời bình: Khôn khéo dùng phương pháp “lấy nhu thắng cương” để tìm ra cơ hội giành thắng lợi. 

Tôn Tẫn và Bàng Quyên đều là học trò của Quỷ Cốc Tử. Sau khi học xong, Quỷ Cốc bèn tổ chức thi tốt nghiệp, đề thi là: Quỷ Cốc ngồi bên trong nhà, các học trò của ông dùng mọi cách để mời ông ra ngoài, ai làm được thì đậu.

Bàng Quyên thi trước, ông lấy lý do phong cảnh bên ngoài rất đẹp dẫn dụ sư phụ ra ngoài để thưởng thức, thế nhưng Quỷ Cốc vẫn ngồi bất động. Bàng Quyên bày tỏ ý của mình, nếu như mời mà sư phụ vẫn bất động, thì ông ta sẽ phóng hoả đốt nhà, cuối cùng thầy cũng phải ra thôi.

Quỷ Cốc bèn đáp rằng: “Mời như vậy không được, trong khi ngươi còn chưa châm lửa thì ta đã ra mặt ngăn chặn việc làm của ngươi rồi.” Bàng Quyên đành phải ra khỏi trường thi. Đến lượt Tôn Tẫn, ông trình bày phương cách của mình với thầy: “Cách thi này đối với Bàng Quyên thì không công bằng, bởi vì anh ấy thi trước, nhờ đó mà tôi có thời gian để học hỏi và suy nghĩ. Để cho công bằng, tốt hơn là xin thầy cho đổi đề thi, xin sư phụ ra ngoài, từ đó đệ tử xin tìm cách để mời thầy trở lại vào phòng.” Quỷ Cốc nghe vậy thấy cũng có lý, bèn nói: “Được thôi! ta sẽ ra khỏi phòng để con mời ta vào trở lại, cũng thế thôi.” Khi Quỷ Cốc Tử vừa ra khỏi nhà, Tôn Tẫn liền cười mà nói rằng;” Thưa sư phụ, đề thi của thầy con đã giải rồi. Thầy đã được con mời ra khỏi phòng rồi nhé.” Người có trí tuệ dùng cách thức mềm dẻo để hoàn thành công việc, mềm dẻo thì thắng cứng mạnh, đấu trí cao minh hơn nhiều so với đấu lực. “Nhu” là khái niệm chủ yếu trong sách của “Lão Tử”. Tư tưởng cơ bản của ông chính là “nhu nhược thắng cương cường”, vậy “nhu nhược” làm thế nào có thể thắng “cương cường”? Bởi vì nhu chẳng qua chỉ là một hình thức biểu hiện, sức mạnh thật sự của nó thì được ẩn giấu ở mặt sau. Ví như hiện tượng một dòng nước nhỏ chảy lâu ngày có thể mài mòn được cả một hòn đá. Lại ví như chuyện anh hùng nhụt chí, nhi nữ thường tình, đã là người đàn ông mạnh mẽ cũng có khi bị cái tình mềm yếu làm tan rã như nước.

Cho nên nhất thiết không được xem thường “nhu”, bởi vì có những việc “cứng lại gặp cứng” thì không phải là biện pháp tốt. Phương thức lấy nhu khắc cương thường mang lại hiệu quả hơn.

Ban Biên Tập

Người có trí tuệ biết dùng cách thức mềm dẻo chứ không cậy vũ lực để hoàn thành công việc. Biểu hiện bên ngoài là “nhu” nhưng ẩn sâu bên trong là một sức mạnh dẻo dai bền bỉ; biểu hiện bên ngoài là “cương” nhưng rất có thể đó đơn thuần chỉ là vũ dũng.

Lão Tử có câu: “Trên đời này không gì mềm yếu hơn nước, thế mà lại công phá được tất cả những gì cứng rắn. Chẳng gì hơn được nước, chẳng gì thay thế được nước. Mềm thắng cứng, nhu thắng cương, thiên hạ ai cũng biết thế, mà mấy ai làm được”.

Chuyện kể rằng khi còn nhỏ, Lão Tử theo học thầy Thường Tung. Người thầy này truyền dạy cho ông các nghi lễ của thời Ân Chu một cách tường tận. Phải học rất nhiều lễ nghi Ân Chu khiến Lão Tử cảm thấy: sống ở trên đời thật sự là rất khó khăn khi con người cần phải giữ nhiều lễ nghi như vậy.

Rất nhiều năm sau đó, khi Lão Tử đã trưởng thành, người thầy Thường Tung cũng trở nên già yếu. Một lần thầy Thường Tung lâm bệnh nặng, có lẽ không còn sống được bao lâu nữa. Lão Tử hay tin liền đến thăm thầy. Khi Lão Tử đến trước giường bệnh, thầy Thường Tung há miệng ra, sau đó giơ tay lên và chỉ vào cái miệng, hỏi Lão Tử: “Cái lưỡi của ta còn nữa không?”

Lão Tử cảm thấy rất kinh ngạc nghĩ: “Thầy phải chăng đã bệnh đến mức hồ đồ rồi? Cớ sao lại hỏi câu này chứ? Nếu không có lưỡi, thầy làm sao nói chuyện được?”.

Thường Tung lại hỏi Lão Tử: “Răng của ta thì sao?”. Trong miệng của thầy Thường Tung không còn lại chiếc răng nào, Lão Tử trả lời đúng như vậy.

Thường Tung nói: “Con biết ta hỏi điều này là vì sao không?”.

Lão Tử lúc này mới hiểu rằng thầy đang ngụ ý chỉ dạy cho mình: cái lưỡi thì mềm nên nó vẫn còn; cái răng thì cứng nên nó dễ rụng đi. Vạn sự vạn vật trên thế gian, chẳng phải đều như vậy sao?

Sau này Lão Tử đã viết lời dạy cho hậu thế trong cuốn “Đạo Đức Kinh”: “Con người khi mới sinh thì yếu mềm, mà khi chết lại cứng khô. Vạn vật cỏ cây, khi mới sinh thì mềm mại, đến khi chết thì khô héo. Cho nên cứng cỏi thì chết, mềm mại thì sống… Vậy nên cứng cỏi thì kém, mềm mại thì hơn“. “Trong thiên hạ không gì mềm yếu hơn nước; thế mà nó lại công phá được tất cả những gì cứng rắn. Chẳng gì hơn nó, chẳng gì thay thế được nó. Mềm thắng cứng, nhu thắng cương, thiên hạ ai cũng biết thế, mà mấy ai làm được”.

Trong đối nhân xử thế cũng vậy, khi đối diện với những mâu thuẫn giữa người với người, bạn cần lấy nhu trị cương. Có như vậy mới hóa giải mâu thuẫn, rồi bạn sẽ nhận ra những bực dọc bạn đầu đã tan biến tự khi nào. Bạn sẽ thấy vũ lực không thể thành công trong việc giải quyết mâu thuẫn, thay vào đó, “lùi một bước biển rộng trời cao”, thiện tâm và kiên nhẫn sẽ từng bước từng bước đăt các viên gạch vững chắc xây nên cuộc đời bình yên và hạnh phúc cho bạn.

Theo Tinh hoa
Nhật Hạ tổng hợp

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề