Lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì năm 2024

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là một quá trình quan trọng giúp người dân quản lý và sử dụng tài chính một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lập kế hoạch tài chính cá nhân, các bước cơ bản để lập kế hoạch, và một số lưu ý khi thực hiện.

Để chuẩn bị nền tảng kinh tế vững chắc cho bản thân, bạn cần có khả năng lên kế hoạch tài chính cá nhân. Một kế hoạch tốt sẽ giúp bạn sử dụng đồng tiền hiệu quả, chủ động trong mọi tình huống. Quy trình chuẩn xác nhất sẽ được tiết lộ ngay tại đây!

Bài viết liên quan:

  • Có bao nhiêu loại tín dụng? Trả góp mua xe là loại tín dụng nào?
  • Top công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất 2023
  • Thẻ tín dụng là gì? Cần cân nhắc gì khi chọn thẻ tín dụng?
  • Thông tin thẻ tín dụng Home Credit

Lập kế hoạch tài chính cá nhân được hiểu ngắn gọn là bảng kế hoạch về việc sử dụng dòng tiền của một cá nhân, từ thu nhập - chi tiêu - tích lũy cho đến đầu tư. Thông qua bảng kế hoạch này, bạn sẽ nắm được tình hình tài chính hiện tại của bản thân, từ đó phân bổ các nguồn lực hợp lý hơn, cũng như lập ra các mục tiêu tiết kiệm mới.

Nếu chăm chỉ và kiên trì thực hiện lên kế hoạch và chi tiêu theo kế hoạch, bạn sẽ có được rất nhiều lợi thế:

  • Có được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính hiện tại của bản thân, dựa trên đó đưa ra quyết định phân bổ tiền bạc và đặt mục tiêu tiết kiệm mới
  • Kiểm soát chi tiêu chặt chẽ hơn, tránh những khoản tiêu xài không cần thiết
  • Tạo ra sự ổn định tài chính và phát triển tài sản dài hạn
  • Giảm thiểu rủi ro tài chính và tránh rơi vào tình trạng nợ nần
  • Nắm bắt tốt các cơ hội đầu tư tài chính cũng như chủ động xử lý các rủi ro trong cuộc sống
  • Nguồn tài chính ổn định cho cuộc sống, không bị áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng
  • Dễ dàng đạt được các mục tiêu trong sự nghiệp, tự do tài chính cá nhân

Như vậy, nói theo cách dễ hiểu, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là bước hoạch định “nhỏ nhưng có võ”, giúp bạn làm chủ được tình hình tài chính của bản thân trong hiện tại, cũng như xây dựng mục tiêu tài chính cho tương lai.

2. 6 bước đơn giản để lập kế hoạch tài chính cá nhân

Để có thể xây dựng được một bản kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với tình hình tài chính của bản thân, bạn có thể làm theo 6 bước được gợi ý bên dưới

Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại

Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch tài chính cá nhân là đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại. Để làm được điều này, bạn cần xác định khoản thu nhập và chi tiêu hàng tháng, bao gồm cả chi phí cố định, khoản tiết kiệm và chi phí phát sinh. Chỉ khi có đủ dữ liệu, bạn mới có thể đưa ra đánh giá khách quan về mức chi tiêu của mình, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.

Bước 2: Đặt ra mục tiêu tài chính cần đạt được

Sau khi đã có đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính hiện tại của bản thân, bạn có thể ước tính số tiền có thể tiết kiệm mỗi tháng và đặt ra cho mình một mục tiêu mới. Mục tiêu này có thể là ngắn hạn, chẳng hạn như mua một món đồ điện tử yêu thích; cũng có thể là dài hạn, chẳng hạn như tích cóp để mua nhà.

Đặt ra mục tiêu tài chính cụ thể sẽ giúp ích đáng kể trong chi tiêu

Việc đặt ra cho mình một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn lên kế hoạch cụ thể hơn để đạt được nó. Không chỉ vậy, nó còn giúp ích đáng kể trong việc ngăn bạn chi tiêu “quá tay” cho những món đồ không cần thiết.

Bước 3: Xác định chi phí cố định & chi phí biến động

Sau khi ước tính khoản tiết kiệm và đặt mục tiêu tài chính, bạn cần phân bổ lại nguồn tiền có thể dùng trong tháng. Cách đơn giản nhất là phân bổ làm 2 loại chi phí:

  • Chi phí cố định: là những khoản bắt buộc phải trả, gồm tiền nhà, chi phí điện nước, tiền ăn uống sinh hoạt, phí trả góp, phí học tập,...
  • Chi phí biến động: là những khoản chi phí có thể phát sinh trong tháng, nhưng không nằm trong mục tiêu của bạn. Đó có thể là chi phí ăn uống xã giao, mua quà sinh nhật, hiếu hỉ, giải trí,...

Việc gói gọn khoản chi tiêu như vậy rất có hiệu quả, nhất là đối với những người có thói quen chi tiền theo cảm xúc. Bạn có thể chi tiêu thoải mái, miễn là số tiền chi tiêu chỉ dao động trong khoảng mà kế hoạch đã đặt ra.

Bước 4: Tìm cách cắt giảm những khoản chi không thiết yếu

Một số chi phí không thiết yếu có thể được cắt giảm bớt để tăng thêm phần tiền tiết kiệm. Chẳng hạn như, thay vì ăn ngoài 6 buổi mỗi tháng, bạn có thể giảm số lượng lại còn 4 buổi mỗi tháng; hoặc giảm số lần đi xem phim chiếu rạp, và cố gắng tận dụng các mã giảm giá trong mua sắm hàng ngày.

Nên cắt giảm những khoản chi không hợp lý để có khoản dư tiết kiệm

Bước 5: Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết

Sau khi đã xác định được các khoản tiền cần dùng hoặc tiết kiệm trong tháng, bạn có thể lập một bản kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết hơn - bằng cách sử dụng quy tắc 50/20/30 hoặc quy tắc 6 chiếc lọ tài chính. Đây là 2 quy tắc phổ biến nhất được nhiều người sử dụng và phản hồi rằng khá hiệu quả.

Quy tắc 50/20/30: Theo quy tắc này, bạn nên có thể phân khoản chi tiêu của mình ra thành 3 khoản nhỏ, gồm:

  • 50% thu nhập để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như tiền thuê nhà, tiền ăn uống, tiền điện nước,...
  • 20% thu nhập nên được dành cho việc tiết kiệm, đầu tư hoặc trả nợ
  • 30% thu nhập còn lại có thể được dành cho việc giải trí hoặc các khoản chi tiêu không thiết yếu khác

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính: Theo quy tắc này, bạn nên chia ngân sách của mình thành 6 khoản chi tiêu khác nhau, bao gồm

  • Lọ thứ nhất [55%]: sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu, các sinh hoạt thường ngày
  • Lọ thứ 2 [10%]: dùng cho tiết kiệm dài hạn, chẳng hạn như các hoạt động kinh doanh, mua sắm tài sản,...
  • Lọ thứ 3 [10%]: đầu tư cho tri thức và nâng cấp bản thân. Bạn có thể dùng số tiền này để mua một cuốn sách, một khóa học, tham gia một buổi workshop…
  • Lọ thứ 4 [10%]: dùng cho các hoạt động hưởng thụ, giải trí. Bạn có thể dùng tiền này để mua quà tự thưởng cho bản thân, mua vé đi khu vui chơi, bảo tàng,...
  • Lọ thứ 5 [10%]: dùng để tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác cho bản thân thông qua việc góp vốn đầu tư, kinh doanh,...
  • Lọ thứ 6 [5%]: dành cho việc thực hiện các hoạt động từ thiện, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn

Bước 6: Theo dõi và điều chỉnh chi tiêu

Sau khi đã hoàn tất bước lập kế hoạch, bạn cần bắt đầu triển khai và nghiêm túc ghi chú lại những khoản chi tiêu thật chi tiết. Việc ghi chú chi tiêu là rất quan trọng, nó quyết định xem bạn có thành công trong việc quản lý tài chính cá nhân thông qua kế hoạch đã đặt ra hay không.

Kiên trì theo dõi và điều chỉnh chi tiêu là “bí kíp” thành công

Trong một vài tháng đầu, có thể kế hoạch của bạn sẽ có chênh lệch. Tuy nhiên, bạn đừng vội nản lòng. Bởi đây chỉ là giai đoạn thử nghiệm để bạn có thể điều chỉnh kế hoạch của mình sao cho sát sao nhất với tình hình chi tiêu thực tế.

3. Một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã lập ra trước đó, những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn chi tiêu theo đúng kế hoạch dự tính ban đầu.

Luôn theo dõi quá trình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân chắc chắn không thể nào hoàn mỹ ngay từ lần đầu. Mà bạn bắt buộc phải kiên trì thực hiện theo kế hoạch đề ra, ghi chú lại những chi tiêu trong ngày để theo dõi và hiểu rõ thói quen tiêu dùng của bản thân. Từ đó, bạn mới có thể điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Sử dụng thêm công cụ để tăng độ trực quan & chính xác

Trong thời đại công nghệ hiện nay, có rất nhiều công cụ giúp kiểm soát chi tiêu trực quan mà bạn có thể sử dụng. Tùy theo sở thích cá nhân, bạn có thể lựa chọn sử dụng thêm công cụ để hỗ trợ mình trong quá trình lập kế hoạch và ghi chú chi tiêu.

Có nhiều công cụ giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng hơn

Kiên trì theo đuổi kế hoạch đã đề ra, không nản lòng, bỏ cuộc giữa chừng

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là một quá trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực nhất định. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể gặp phải các trở ngại và khó khăn, nhưng đừng bỏ cuộc giữa chừng. Hãy kiên trì và theo đuổi kế hoạch của mình để đạt được những mục tiêu tài chính trong tương lai.

Học hỏi và tìm kiếm thông tin để nâng cao kiến thức tài chính cá nhân

Cuối cùng, đừng quên nâng cao kiến thức tài chính của mình để kế hoạch tài chính cá nhân của bạn trở nên chính xác, chi tiết và hoàn hảo hơn. Bạn có thể học thêm kiến thức thông qua các nguồn thông tin trên mạng: từ blog, vlog cho đến các khóa học, workshop online,...

Ngoài kiến thức về lập kế hoạch, bạn cũng có thể mở rộng ra để học hỏi thêm về đầu tư, bảo vệ tài sản và giảm thiểu rủi ro tài chính, tự do tài chính,...

Tóm lại, lập kế hoạch tài chính cá nhân là việc hết sức quan trọng giúp bạn quản lý và sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, thông qua quá trình lên kế hoạch, thực hiện, điều chỉnh,... bạn cũng sẽ ngày càng thuần thục trong việc sử dụng dòng tiền của mình, từ đó đạt được các mục tiêu tài chính quan trọng.

---

Home Credit - Tài chính số toàn diện

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ gần 15 triệu khách hàng trên cả nước.

Tại sao nên lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp tạo ra nguồn ngân sách cho bản thân, phân bổ hợp lý nguồn lực tài chính nhằm tiết kiệm và đầu tư hiệu quả. Bạn có thể nhờ tới các chuyên gia hoạch định tài chính hoặc tự lập kế hoạch tài chính cá nhân tùy theo mục tiêu tiết kiệm và đầu tư ngắn hạn, dài hạn.

Kế hoạch tài chính của cá nhân là gì?

Kế hoạch tài chính cá nhân được hiểu ngắn gọn là bảng kế hoạch về việc sử dụng dòng tiền trong thu nhập – chi tiêu – tích lũy – đầu tư của một cá nhân. Thông qua bảng này, bạn sẽ nắm được cụ thể tình hình tài chính của bản thân, từ đó thiết lập các mục tiêu tiếp theo cũng như phân bổ hợp lý các nguồn lực.

Lập kế hoạch tài chính là gì?

Việc thiết lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công của bất kỳ cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp nào. Kế hoạch tài chính giúp xác định mục tiêu tài chính, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, giảm thiểu rủi ro và đạt được các mục tiêu tài chính một cách hiệu quả.

Có bao nhiêu bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?

6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân.

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính cá nhân..

Bước 2: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại..

Bước 3: Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân. ... .

Bước 4: Xây dựng quỹ dự phòng cho tài chính cá nhân..

Bước 5: Tiết kiệm và đầu tư.

Bước 6: Giám sát và điều chỉnh tài chính cá nhân..

Chủ Đề