Làm cách nào để biết trước tương lai năm 2024

Ai có thể biết trước tương lai?

“Ta là Đức Chúa Trời. . . Ta đã rao sự cuối-cùng từ buổi đầu-tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên”.—Ê-sai 46:9, 10.

Trong thời kỳ bấp bênh này, những nhà phân tích về chính trị, kinh tế và xã hội đã nghiên cứu lịch sử cũng như các xu hướng hiện đại để cố gắng tiên đoán tương lai. Những người khác vì ao ước muốn biết tương lai của cá nhân họ nên đã tìm đến thuật chiêm tinh và ma thuật. Tuy nhiên, tất cả những người này thường phải thất vọng. Có phải chúng ta hoàn toàn không thể biết được điều gì sẽ xảy ra cho thế giới, cho gia đình và cho bản thân chúng ta không? Vậy thì có ai thật sự biết trước tương lai không?

Lời được trích ở trên là lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đức Giê-hô-va, phán với nhà tiên tri Ê-sai. Ngài cho ông biết khả năng tiên tri của Ngài. Qua ông Ê-sai, Đức Chúa Trời báo trước rằng dân Y-sơ-ra-ên xưa sẽ được giải phóng khỏi ách lưu đày ở Ba-by-lôn, cũng như họ sẽ trở về xây dựng lại thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ. Lời tiên tri này cụ thể và chính xác như thế nào? Khoảng 200 năm trước sự kiện đó, Ê-sai đã cho biết tên của vị vua sẽ chinh phục Ba-by-lôn là Si-ru. Hơn nữa, ông cũng miêu tả rõ ràng chiến lược của Si-ru: chuyển hướng dòng chảy của sông Ơ-phơ-rát, dòng sông bảo vệ thành phố. Thậm chí Ê-sai cũng thấy trước Si-ru sẽ tìm được những cái cửa có hai cánh khổng lồ bị bỏ ngỏ một cách bất cẩn, giúp vị vua này chiến thắng dễ dàng.—Ê-sai 44:24–45:7.

So với Đức Chúa Trời, loài người bất lực trong việc biết trước tương lai. Một vị vua khôn ngoan là Sa-lô-môn đã viết: “Chớ khoe-khoang về ngày mai; vì con chẳng biết ngày mai sẽ sanh ra điều gì” [Châm-ngôn 27:1]. Đến nay, nhận xét này vẫn đúng. Không người nào có thể thấy trước ngay cả tương lai của chính mình. Nhưng tại sao Đức Chúa Trời lại biết được tương lai? Vì Ngài hiểu rõ mọi vật Ngài tạo nên, trong đó có bản chất và khuynh hướng của loài người. Khi chọn biết trước về tương lai, Đức Chúa Trời có thể thấy chính xác cách hành động của một người hoặc cả một quốc gia. Hơn nữa, Ngài có khả năng vô tận để kiểm soát kết quả cuối cùng. Khi báo trước một điều gì đó qua các nhà tiên tri, Đức Chúa Trời trở thành Đấng “làm ứng-nghiệm lời của tôi-tớ Ngài” [Ê-sai 44:26]. Chỉ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mới có thể làm được điều này.

Hơn 700 năm trước khi Chúa Giê-su hay Đấng Mê-sia sinh ra, ông Ê-sai đã tiên tri về sự xuất hiện của ngài. Tuy nhiên, đặc biệt kể từ thế kỷ 18, nhiều nhà phê bình Kinh Thánh đã nghi ngờ tính xác thực của sách Ê-sai. Họ cho rằng những điều Ê-sai viết không phải là lời tiên tri nhưng là lời tường thuật về sự kiện đã xảy ra. Theo họ, ông chỉ là người ghi lại lịch sử. Điều đó có đúng không? Năm 1947, người ta tìm thấy một bản sao sách Ê-sai cùng với những cuộn sách cổ khác trong một hang động gần Biển Chết. Các học giả tin rằng bản này đã được sao chép hơn 100 năm trước khi Đấng Mê-si hay Đấng Christ được sinh ra. Thật vậy, Kinh Thánh có báo trước tương lai!

Chắc hẳn Ê-sai và những người viết Kinh Thánh khác không thể chỉ dựa trên sự khôn ngoan riêng của họ để báo trước chuyện tương lai. Trái lại, ‘bởi thánh-linh cảm-động mà họ đã nói bởi Đức Chúa Trời’ [2 Phi-e-rơ 1:21]. Những bài tiếp theo sẽ cho biết một số thông tin mà Ê-sai đã tiên tri về đời sống của Chúa Giê-su. Sau đó, chúng ta sẽ cùng xem xét những điều Chúa Giê-su và các môn đồ ngài báo trước về thời kỳ hiện nay và tương lai.

Những dự báo không chính xác là điều không xa lạ, nhưng một nghiên cứu mới đây đã đưa ra kết luận có thể khiến nhiều người ngạc nhiên: tương lai là có thể dự đoán được và có một số người biết làm thế nào để làm việc này.

Irving Fisher từng là nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế giới. Thậm chí một số người cho rằng ông là nhà kinh tế học vĩ đại nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, rất nhiều người nhớ về ông chỉ với một điều duy nhất: ông dự báo chính xác về sự kiện phố Wall sụp đổ năm 1929 từ 2 tuần trước đó.

Trong những năm 1920, Fisher có thêm hai “đối thủ”. Một là John Maynard Keynes - nhà kinh tế học người Anh tương đương với Fisher nếu xét ở vị trí là người chuyên đưa ra các lý thuyết kinh tế học và tư vấn chính sách. Người còn lại là nhà kinh tế học người Mỹ Roger Babson - một doanh nhân không chuyên về nghiên cứu lý thuyết nhưng đã “bán” các dự báo kinh tế sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907. Chính Babson và Fisher đã đặt nền móng cho ngành dự đoán dự báo.

Keynes và Babson đã làm tốt hơn nhiều so với Fisher. Babson đưa ra tiên đoán chính xác về khủng hoảng và kiếm bộn tiền. Số tiền ông kiếm được đủ để tài trợ cho Babson College – trường cao đẳng uy tín hàng đầu tại Mỹ. Keynes dù mất khá nhiều tiền vì khủng hoảng nhưng sau đó đã trở nên giàu có. Fisher qua đời trong nghèo đói và tài sản của ông bị hủy hoại bởi những dự đoán sai lầm.

Nếu Fisher và Babson có thể chứng kiến sự phát triển của ngành dự báo ngày nay, có lẽ họ sẽ rất ngạc nhiên về quy mô và sự linh hoạt của ngành này. Trong cuốn sách The Fortune Sellers, từ năm 1998, chuyên gia tư vấn William Sherden đã nhận định rằng đây là ngành có quy mô lên đến 200 tỷ USD [quy đổi ra giá trị ngày nay là 300 tỷ USD].

Không thể phủ nhận thực tế giờ đây các dự báo đã trở nên phổ biến trong đời sống thường ngày. Các chuyên gia phân tích dữ liệu dự đoán nhu cầu về sản phẩm mới hay hiệu ứng của một đợt giảm giá. Các chuyên gia nowcasting [thuật ngữ chỉ quá trình ước lượng giá trị của một biến số nào đó ở thời điểm hiện tại, ví dụ biến đổi một chuỗi số liệu quí thành tháng] sẽ nhìn vào Twitter hay Google để theo dõi một hiện tượng nào đó theo thời gian thực. Các tổ chức tình báo cũng thường xuyên đưa ra những kịch bản về các cuộc khủng hoảng địa chính trị. Các ngân hàng, bộ trưởng tài chính và định chế tài chính quốc tế sử dụng hàng chục, thậm chí hàng trăm biến số để dự báo về tương lai của nền kinh tế.

Ngành dự báo đã đạt được đột phá thật sự trong một số lĩnh vực, đặc biệt ở những ngành có nhiều số liệu như dự báo thời tiết, bán lẻ trực tuyến và quản lý chuỗi cung ứng. Trong khi đó, tiến bộ trong việc dự báo các yếu tố địa chính trị hay kinh tế vĩ mô là chưa rõ ràng.

Tại sao dự báo lại là một công việc khó nhằn và liệu có thể hy vọng ngành này sẽ cải thiện hay không? Và, tại sao Babson và Keynes trở nên giàu có trong khi Fisher sống trong cảnh bần hàn?

Năm 1987, nhà tâm lý học trẻ tuổi người Canada Philip Tetlock đã đặt một “quả bom hẹn giờ” vào ngành dự báo khi cố gắng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Ông bắt đầu thu thập các dự đoán từ gần 300 chuyên gia và cuối cùng con số lên đến 27.500. Lĩnh vực mà Tetlock tập trung vào là chính trị và khủng hoảng địa chính trị, xen lẫn là những câu hỏi về các lĩnh vực khác có liên quan như kinh tế. Ông cần mẫn tìm hiểu cặn kẽ từng lời tiên đoán và hiểu rõ dự đoán ấy sai hay đúng ở chỗ nào.

Năm 2005, ông đúc kết những kết luận của mình sau 18 năm nghiên cứu trong cuốn sách Expert Political Judgment. Tetlock nhận ra rằng các chuyên gia đều là những nhà dự báo tồi. Lời dự báo không thể trở thành hiện thực và các chuyên gia cũng không hề có ý tưởng nào về việc họ nên tự tin ở mức độ nào khi đưa ra dự đoán ở các hoàn cảnh khác nhau. Đưa ra dự báo về lãnh thổ Cananda sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với về Syria, nhưng trong hầu hết các trường hợp, các chuyên gia không thể phân biệt được Canada và Syria.

Nghiên cứu của Tetlock cũng cho thấy những chuyên gia nổi tiếng nhất lại dự đoán tệ hơn những nhân vật không xuất hiện trên truyền thông. Tệ hơn nữa, các chuyên gia không thể nhìn thấy tương lai, cho dù họ họ là nhà tư tưởng, giáo sư hay chỉ là học viên.

Hầu hết mọi người sẽ kết luận đơn giản rằng thế giới này quá phức tạp để dự báo hoặc các chuyên gia không đủ xuất sắc để dự báo chính xác. Tuy nhiên, Tetlock không tin là như vậy. Ông cho rằng sẽ có một cách tiếp cận mang lại những dự báo chính xác.

Ai là người đoán trước được tương lai?

Một số chuyên gia đã đưa ra các tiên đoán tương lai nhân loại từ thế kỷ 20. Đến nay, nhiều lời tiên tri đã ứng nghiệm khiến công chúng ngỡ ngàng. Nhà khoa học người Mỹ gốc Serbia - Nikola Tesla không chỉ nổi tiếng với nhiều sáng chế để đời mà còn có khả năng tiên đoán tương lai cực chuẩn xác.

Nhìn thấy trước tương lai là gì?

Déjà vu là hiện tượng bạn cảm thấy một sự kiện, nhân vật hay nơi chốn nào đó rất quen thuộc, tới từng chi tiết; mặc dù rõ ràng là bạn mới tiếp xúc với đối tượng đó lần đầu tiên. Déjà vu bắt nguồn từ tiếng Pháp mang ý nghĩa “đã từng xảy ra”.

Chủ Đề