Koc.asia là gì

KOLs vẫn luôn là công cụ đắc lực, giúp doanh nghiệp lan toả thông điệp và tiếp cận gần hơn đến khách hàng trong các chiến dịch marketing. Tuy nhiên, giữa thế giới thông tin ngày một phát triển, khách hàng càng có thêm nhiều lựa chọn mua sắm, liệu KOLs có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng? Vì vậy, KOC [Key Opinion Consumer] – một xu thế mới đã ra đời, giúp doanh nghiệp giải quyết nỗi lo trên!

_____

Hiểu đúng về khái niệm KOC?

KOC [Key Opinion Consumer] được hiểu là người có sức ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng. KOC thường là “real-customers”, trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, sau đó review trên các trang mạng xã hội. Vì thế mà cho dù KOC không có tương tác cao như KOLs nhưng lại lấy được niềm tin từ khách hàng nhiều hơn hẳn so với KOLs.

Để hiểu hơn về khai niệm KOC, cùng Ecomobi phân tích Casestudy dưới đây nhé!

_____

AUSTIN LI – NGƯỜI MỞ ĐẦU CHO XU HƯỚNG KOC

Xuất phát điểm là một nhân viên quầy hàng của L’Oreal, Austin Li đã trở thành “ông vua son môi” của Trung Quốc sở hữu hơn 80 triệu lượt theo dõi trên các kênh mạng xã hội. Austin Li đem về hơn 145 triệu USD doanh thu cho Alibaba trong ngày Lễ độc thân bằng video livestream review sản phẩm của mình.

Austin Li – ông hoàng son môi sở hữu hơn 80 triệu followers

Austin Li được coi là người khởi nguồn cho sự bùng nổ của xu hướng KOC. Sự chân thực trong các video review của anh đã tạo ra niềm tin tuyệt đối trong lòng khách hàng, từ đó đem đến những hiệu quả khổng lồ về doanh thu.

Thay vì thử son lên tay như các beauty blogger, Austin Li đã trực tiếp thử tất cả các màu son lên môi của mình để người xem có thể đánh giá một cách chân thực nhất. Trong một ngày, có khi anh phải thử gần 400 cây son.

Ra mắt Passio – phiên bản nâng cấp all-in-one nhà Ecomobi. Không chỉ dừng lại ở Affiliate Tạo trang cá nhân ,nhận booking, Donation, chia sẻ kĩ năng, trải nghiệm…Tất cả đều dễ dàng, chỉ với một vài click! Passio là nền tảng giúp bạn tạo thu nhập từ chính cộng đồng fans của mình. Nếu bạn mong muốn kiếm thêm thu nhập từ việc sáng tạo nội dung hoặc xây dựng cộng đồng, Passio.eco chính là dành cho bạn. Giờ đây, bạn có thể dễ dàng tạo thu nhập theo cách bạn muốn, bằng nhiều hình thức mà không cần am hiểu về xây dựng gian hàng hay vận hành mô hình kinh doanh

Sự khác nhau giữa KOC và KOLs

Đối với doanh nghiệp KOC hay KOLs đều là những chiến lược marketing, giúp doanh nghiệp tiếp cận tới đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, 2 khái niệm này vẫn có những điểm khác nhau như:

1. Về khái niệm:

KOLs [Key Opinion Leaders] được định nghĩa là người định hướng dư luận. KOLs thường sẽ có những chuyên môn và kiến thức nhất định về một lĩnh vực nào đó. Còn KOC sẽ được hiểu như một người “sử dụng sản phẩm chân thực”. Trải nghiệm, review và đánh giá của họ sẽ lấy được niềm tin từ khách hàng.

KOC và KOLs đều là những người có sức ảnh hưởng, thúc đẩy followers thực hiện các tương tác, hành động với nhãn hàng. Tuy nhiên, KOC thường tạo ra hành động cuối cùng là mua hàng. Còn KOLs chủ yếu tạo ra sự ủng hộ [advocacy].

2. Về hiệu quả:

KOLs thường sở hữu lượt theo dõi và tương tác trên các kênh social medi cao hơn nhiều so với KOC. Vì thế KOLs sẽ đem đến sự nhận biết, lan toả thông điệp tốt hơn cho các nhãn hàng. Trong khi đó KOC với những trải nghiệm thực tế của mình, sẽ giúp tăng tỉ lệ đơn hàng thành công, tăng doanh thu và gây dựng được niềm tin ở khách hàng.

_____

Không thể phủ nhận rằng, ngày nay khi mua sắm, khách hàng có rất nhiều lựa chọn. Họ đều kỹ càng hơn trong việc quyết định mua một sản phẩm gì đó. Họ sẽ tìm hiểu từ những đánh giá chân thực của những người đã từng sử dụng trước khi mua, đó cũng chính là bàn đạp để thế hệ KOC ra đời. KOC đang dần thay thế KOLs bởi những lí do sau:

1. Giúp nhãn hàng tiết kiệm chi phí:

Thông thường khi hợp tác KOLs, nhãn hàng sẽ phải trả một khoản phí booking tuỳ thuộc vào mức độ nổi tiếng của KOLs đó. KOLs càng nổi tiếng, chi phí sẽ càng cao. Chưa kể những chi phí khác trong việc sáng tạo nội dung hay các ấn phẩm truyền thông đi kèm.

Còn đối với KOC, nhãn hàng chỉ phải chi trả phí hoa hồng theo số đơn hàng thành công hoặc theo mức độ tương tác mà KOC mang lại.

2. Tăng doanh thu hiệu quả:

KOC khẳng định họ là người tiêu dùng. KOC sử dụng sản phẩm, đưa ra những đánh giá chân thực nhất của bản thân mà không phụ thuộc vào bất cứ kịch bản gì từ nhãn hàng. Vì thế, những nhận xét của KOC sẽ đem đến tác động hiệu quả hơn tới khách hàng.

3. Gây dựng lòng tin trong khách hàng:

Mưa dầm thấm lâu! KOC không chỉ đem đến hiệu quả tức thời, mà lâu dài còn giúp nhãn hàng xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng bằng những review khách quan, hay những trải nghiệm thực tế.

Kết luận: 

KOC đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong chiến dịch Marketing của bất kỳ nhãn hàng nào. Đây chính là thế hệ mới của các Opinion Leaders. Trong khi KOLs đem đến những hiệu quả về tương tác, KOC sẽ mang đến những con số về doanh thu.

Bất kỳ người sáng tạo nội dùn nào cũng có trở thành KOC! Đăng kí để trở thành KOC với nền tảng tiếp thị liên kết của Ecomobi ngay từ hôm nay: Ecomobi KOLs

Hotline: 19003044

Email:

Chủ Đề