Kinh mạch là gì

Kinh Mạch được chia thành kinh lạcmạch.

Kinh lạc[]

Kinh [đường dọc, sợi thẳng] là đường chính đi thông mọi chỗ. Lạc [đan lưới, mạng] là những nhánh phân ra từ Kinh.

Kinh Lạc làm thành một mạng lưới nối tiếp, chằng chịt, phân bố khắp toàn thân. Kinh Lạc liên kết các tạng phủ, các tổ chức lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.

Hệ thống Kinh chính gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí: Thủ Thái Âm Phế Kinh, Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh, Túc Dương Minh Vị Kinh, Túc Thái Âm Tỳ Kinh, Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh, Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh, Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh, Túc Thiếu Âm Thận Kinh, Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh, Túc Thiếu Dương Đởm Kinh, Túc Quyết Âm Can Kinh.

12 đường Kinh chính, liên hệ trực tiếp đến tạng phủ, được chia thành bốn phần theo các chức năng của chúng:

Thủ tam âm[]

Thủ tam âm là ba đường kinh âm trong cánh tay, thuộc lý, dẫn chân khí từ ngực vào tay, bao gồm:

  • Thủ Thái Âm Phế
  • Thủ Quyết Âm Tâm Bào
  • Thủ Thiếu Âm Tâm

Thủ tam dương[]

Thủ tam dương là ba đường kinh dương nằm mặt ngoài cánh tay, thuộc biểu, dẫn chân khí từ tay chạy lên đầu, bao gồm:

  • Thủ Dương Minh Đại Trường
  • Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
  • Thủ Thái Dương Tiểu Trường

Túc tam dương[]

Túc tam dương là ba đường kinh dương nằm ngoài và phía sau đùi, thuộc biểu, dẫn chân khí chạy từ đầu xuống chân, bao gồm:

  • Túc Dương Minh Vị
  • Túc Thiếu Dương Đảm
  • Túc Thái Dương Bàng Quang

Túc tam âm[]

Túc tam âm là ba đường kinh âm nằm mặt trong đùi, thuộc lý, dẫn chân khí chạy từ chân lên bụng, bao gồm:

  • Túc Thái Âm Tỳ
  • Túc Quyết Âm Can
  • Túc Thiếu Âm Thận

Mạch[]

Mạch còn gọi là bát mạch là tám đường lớn chứa chân khí trong con người. Các mạch cắt ngang các đường kinh để tăng cường sự liên kết và lưu thông khí huyết. Tám mạch bao gồm:

  • Đốc mạch ở sau lưng, quản trị các kinh dương bắt đầu từ bộ phận sinh dục chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu rồi vòng xuống đến nhân trung.
  • Nhâm mạch ở phía trước, chịu trách nhiệm các kinh âm đi từ môi xuống ngực bụng rồi tới bộ phận sinh dục.
  • Xung mạch còn gọi là huyết hải kiểm xoát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân.
  • Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương.
  • Âm kiêu mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.
  • Dương kiêu mạch bắt đầu từ gót chân theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại sau gáy.
  • Âm duy mạch từ gót chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.
  • Dương duy mạch từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt.

Trong đó hai mạch thường thấy nhất trong các tiểu thuyết võ hiệp là mạch Nhâmmạch Đốc

  • Mạch Đốc từ dưới đi lên cặp theo xương sống, khởi đầu từ cốc đạo [hậu môn] đi lên, qua các huyệt vĩ lư, giáp tích, ngọc chẩm, lên nê huờn cung, nguơn môn, đến huyệt huyền ưng ngang sóng mũi.
  • Mạch Nhâm đi xuống trước ngực và bụng, khởi đi từ yết hầu, qua trung điền, đơn điền, bàng quang, đến huyệt hội âm là chỗ tận cùng.

Đạo lộ là đường Âm Dương thăng giáng, là Nhâm mạch và Đốc mạch. Nhâm mạch là mạch quản nhậm các mạch Âm. Đốc mạch là mạch quản nhậm các mạch Dương. Hai mạch nầy rất quan hệ đến cơ sanh tử của con người. Cơ thể của người thường, mạch Nhâm ở phía trước bụng, khởi hành từ huyệt hội âm đến huyệt thừa tương. Đốc mạch ở phía sau lưng, khởi hành từ huyệt thừa tương lên thiên môn rồi xuống trường cường. Hai mạch nầy có hai chỗ đứt đoạn: một ở miệng, một ở cốc đạo, cho nên sự sanh hóa mất căn bản.

Công phu thiền định chủ trương nghịch chuyển hà xa: tấn dương hỏa là chiết Khảm; thối âm phù là điền Ly để trở thành Càn Khôn như thuở Tiên Thiên. Đốc mạch có tam quan là: vĩ lư, giáp tích và ngọc chẩm. Mỗi quan ải có 3 khiếu nên gọi là Cửu khiếu hay Cửu khúc minh châu. Nhâm mạch có tam điền là: Hạ đơn điền, Trung đơn điền và thượng đơn điền. Mỗi điền có 3 vị trí nên gọi là Cửu đảnh huờn đơn.

Công phu vận Châu thiên với mục đích:

  • Khai thông hai mạch Nhâm và Đốc để chờ ngày quá quan phục thực.
  • Công phu tấn dương thối âm để chiết Khảm điền Ly, điều hòa Âm Dương, chuyển cơ sanh tử thành cơ bất sanh bất tử.

Video liên quan

Chủ Đề