Kiêm tra hạch toán tài chính độc lập là gì năm 2024

Như vậy, kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm toán mà kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam sẽ kiểm tra và đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo quy định tại hợp đồng kiểm toán.

Kiêm tra hạch toán tài chính độc lập là gì năm 2024

Kiểm toán độc lập là gì? Hợp đồng kiểm toán độc lập có phải lập thành văn bản không? (Hình từ Internet)

Hợp đồng kiểm toán độc lập có phải lập thành văn bản không?

Căn cứ Điều 42 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về hợp đồng kiểm toán độc lập như sau:

Hợp đồng kiểm toán
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện dịch vụ kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
2. Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được lập thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
b) Mục đích, phạm vi và nội dung dịch vụ kiểm toán, thời hạn thực hiện hợp đồng kiểm toán;
c) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;
d) Hình thức báo cáo kiểm toán và các hình thức khác thể hiện kết quả kiểm toán như thư quản lý và báo cáo khác;
đ) Phí dịch vụ kiểm toán và chi phí khác do các bên thỏa thuận.

Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải lập hợp đồng kiểm toán độc lập bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện dịch vụ kiểm toán theo quy định.

Hợp đồng kiểm toán độc lập sẽ bao gồm phải có các nội dung chính sau:

- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

- Mục đích, phạm vi và nội dung dịch vụ kiểm toán;

- Thời hạn thực hiện hợp đồng kiểm toán;

- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;

- Hình thức báo cáo kiểm toán và các hình thức khác thể hiện kết quả kiểm toán như thư quản lý và báo cáo khác;

- Phí dịch vụ kiểm toán và chi phí khác do các bên thỏa thuận.

Các doanh nghiệp, tổ chức nào bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định về các doanh nghiệp, tổ chức nào bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm như sau:

Đơn vị được kiểm toán
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
...

Như vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức tín dụng bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm theo đúng quy định.

Lưu ý: Các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên nếu phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.

Kiểm toán độc lập là gì? Kiểm toán độc lập được quy định như thế nào? – Đức Bình (Đồng Nai)

Kiêm tra hạch toán tài chính độc lập là gì năm 2024

Kiểm toán độc lập là gì? Một số quy định về kiểm toán độc lập (Hình từ internet)

1. Kiểm toán độc lập là gì?

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

2. Mục đích của kiểm toán độc lập

Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần:

- Công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác;

- Làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng;

- Phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật;

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

(Điều 4 Luật Kiểm toán độc lập 2011)

3. Hồ sơ kiểm toán độc lập

Hồ sơ kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 49 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:

Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến từng cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chuẩn mực kiểm toán.

- Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải lập hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

4. Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập

Các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập gồm có:

- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc không đúng với nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

- Cá nhân ký báo cáo kiểm toán khi không đủ điều kiện là kiểm toán viên hành nghề;

- Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán, đăng ký hành nghề kiểm toán;

- Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của Bộ Tài chính;

- Vi phạm quy định đối với kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích công chúng;

- Vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán;

- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011;

- Vi phạm quy định về trường hợp không được thực hiện dịch vụ kiểm toán quy định tại Điều 19 và Điều 30 Luật Kiểm toán độc lập 2011;

- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi không có đủ số lượng kiểm toán viên hành nghề theo quy định của Luật này; vi phạm quy định về vốn pháp định, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;

- Do thiếu cẩn trọng dẫn đến sai sót hoặc làm sai lệch kết quả kiểm toán, hồ sơ kiểm toán;

- Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;

- Vi phạm quy định về lập, thu thập, phân loại, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán và hồ sơ tài liệu về các dịch vụ khác có liên quan;

- Kê khai không đúng thực tế để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

- Gian lận để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

- Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

- Vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;

- Báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

- Đơn vị được kiểm toán vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 39 Luật Kiểm toán độc lập 2011.