Kiểm duyệt viên TikTok là gì

Một cựu kiểm duyệt viên internet của Trung Quốc từng phỏng vấn xin việc tại TikTok tiết lộ mạng xã hội này không chỉ kiểm duyệt người dùng tại Hoa lục mà còn cả người dùng quốc tế, theo The Epoch Times.

Liu Lipeng, người từng làm kiểm duyệt trực tuyến tại Trung Quốc trong một thập kỷ, cho biết anh đã bị khước từ công việc trong cuộc phỏng vấn năm 2018 tại Tik Tok sau khi mạo hiểm đưa ra đề nghị trong cuộc phỏng vấn rằng TikTok không nên kiểm duyệt nội dung quá mức vì người Mỹ coi trọng quyền tự do ngôn luận.

Anh mô tả công ty mẹ TikTok ByteDance Technology Co., gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh với giá trị thị trường ước tính đạt 100 tỷ USD theo báo cáo vào tháng 5, là một cỗ máy kiểm duyệt lớn nhất và đáng sợ nhất anh từng gặp trong sự nghiệp kiểm duyệt của mình.

Các tuyên bố của cựu kiểm duyệt viên trùng khớp với mối lo ngại gia tăng về mối quan hệ giữa TikTok và chính quyền Bắc Kinh, và nó đến trong bối cảnh chính quyền Trump xem xét việc cấm ứng dụng này do các lo ngại về rủi ro an ninh quốc gia. Các quan chức và chuyên gia Hoa Kỳ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng ứng dụng này có thể được sử dụng để do thám và kiểm duyệt người dùng ở Mỹ. Bytedance đã phủ nhận những tuyên bố này.

Anh Liu Lipeng ở Hoa Kỳ [ảnh: The Epoch Times].

Liu, đến từ thành phố Thiên Tân phía bắc Trung Quốc, đã xây dựng sự nghiệp của mình trong vai trò một người đánh giá nội dung cho các mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc như Weibo, một nền tảng giống Twitter và Leshi, một nền tảng video tương tự YouTube. Ở Trung Quốc, tất cả mạng xã hội phải tuân thủ các quy tắc kiểm duyệt chặt chẽ của chính quyền, khi sử dụng các thuật toán và nhân viên kiểm duyệt nhằm theo dõi và xóa các bài đăng nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ].

Nhưng Liu không chỉ được yêu cầu giám sát nội dung bên trong mạng lưới internet bị phong bế ở Trung Quốc. Cựu nhân viên kiểm duyệt này cho biết anh đã có cuộc phỏng vấn với ByteDance vào ngày 18/10/2018 cho vị trí quản lý nội dung phụ trách giám sát các nội dung của người dùng hải ngoại của TikTok. Thông báo tuyển dụng cho biết công việc này sẽ bao hàm việc xem xét các video trên toàn cầu.

Bên cạnh TikTok, ByteDance cũng có phiên bản tiếng Trung tại thị trường đại lục gọi là Douyin.

Liu, người đã cùng gia đình chuyển đến Mỹ vào tháng 3, đã mô tả cuộc phỏng vấn là một trải nghiệm lố bịch mạng xã hội này đã tiến hành các biện pháp cực đoan để đảm bảo bí mật, và điều này khiến anh khá kinh ngạc.

Cuộc phỏng vấn diễn ra tại văn phòng ByteDance ở Thiên Tân. Một nhân viên của ByteDance đã đến tiếp anh Liu và đưa anh đi bộ vài vòng tròn bên trong tòa nhà. Người nhân viên cũng bảo anh không được nhìn xung quanh.

Tôi như bị bịt mắt vậy, anh hồi tưởng và kể lại với tờ The Epoch Times. Cảm giác như đang ghé thăm hang ổ của một trùm ma túy vậy. Anh không thể nghiêng đầu sang bên, họ cũng không cho phép anh thấy các tủ làm việc, anh nói.

Giờ đây nếu tôi đến đó [văn phòng Bytedance] tôi sẽ không thể tìm lại được, anh nói, đồng thời cho biết rằng có các camera giám sát theo dõi các công nhân để đảm bảo họ không lấy đi bất kỳ đồ vật nào từ khu vực làm việc. Ông ước tính rằng văn phòng ByteDance có ít nhất 4.000 nhân viên tại thời điểm đó, và một phần đội ngũ nhân viên tại đó làm việc cho TikTok.

Mức độ bí mật của khu vực này khiến anh vô cùng kinh ngạc, Liu nói, cho tới khi anh nhận ra nội dung của công việc mà anh được phỏng vấn.

Họ đang trực tiếp kiểm duyệt ngôn luận của người Mỹ, anh nói. Các nhân viên của ByteDance đã trải qua hơn một thập kỷ bị nhồi nhét các tuyên truyền chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc những người rất sợ uy quyền của ĐCSTQ.

Trong cuộc phỏng vấn, Liu đã bày tỏ một cách hiểu khác cho công việc này. Từng sống ở nước ngoài được một vài năm, Liu cho biết anh đã nói với người phỏng vấn rằng, Tôi hiểu khá rõ về việc người Mỹ quan tâm như thế nào đến tự do ngôn luận, và do đó chúng ta không nên kiểm duyệt quá mức.

Liu rốt cục đã bị từ chối công việc vì những quan điểm thẳng thắn này, cựu kiểm duyệt viên cho hay.

ByteDance đã tiếp cận anh để đề nghị một công việc khác sau khi anh đến Mỹ hồi đầu năm, nhưng anh đã từ chối.

TikTok không trả lời yêu cầu bình luận.

Sống ở Mỹ có nghĩa là Liu cần phải bảo vệ lợi ích của người Mỹ và ở đây không có điểm dừng, ông nói.

Liu cho biết bộ máy kiểm duyệt của ĐCSTQ đã bành trướng và trở nên mạnh mẽ hơn trong thập kỷ qua.

Chúng tôi đang làm những công việc bẩn thỉu nhất, âm thầm giấu những khẩu súng ở sau lưng, ông nói.

Hồi đó có phải đảng viên hay không không phải là điều bắt buộc, và việc tuyển dụng được tiến hành bí mật, anh nói. Nhưng ngày này, việc tuyển dụng được tiến hành công khai, trong khi một trong những phẩm chất chính là cần có một ý thức chính trị mạnh mẽ. Liu lưu ý rằng các bài đăng với ý thức hệ được ĐCSTQ ủng hộ, như chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, sẽ được phép tồn tại trên nền tảng này.

Các nhà tuyển dụng cũng nhắm vào các sinh viên tốt nghiệp đại học có thế giới quan được định hình thâm niên trong chương trình giáo dục nhồi nhét tẩy não của chính quyền, anh Liu cho hay. Thế hệ tân binh mới này có xu hướng kiểm duyệt rất nhiệt tình đến mức quá trớn, thế nên họ thậm chí phải được đào tạo để không xóa nội dung một cách thiếu suy xét, anh nói.

Kiểm duyệt

Đây không phải lần đầu tiên TikTok thu hút sự dò xét của công luận vì áp đặt kiểm duyệt theo phong cách Bắc Kinh đối với người dùng hải ngoại.

Tờ The Epoch Times gần đây đã báo cáo rằng ứng dụng này đã đóng tài khoản của một sinh viên quốc tế Trung Quốc ở New Jersey sau khi anh này đăng một đoạn video nhại lại quốc ca Trung Quốc.

TikTok vào tháng 12 năm ngoái đã hứng chịu chỉ trích mạnh mẽ khi đình chỉ tài khoản của một thiếu niên Hoa Kỳ, người đã đăng một đoạn video chỉ trích Bắc Kinh đàn áp người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Vào tháng 9/2019, The Guardian báo cáo TikTok đã hướng dẫn người giám sát nội dung của mình kiểm duyệt một số video đề cập đến các chủ đề được coi là cấm kỵ bởi chính quyền Trung Quốc, như Thảm sát Thiên An Môn và Pháp Luân Công, một môn tập tâm linh đã bị đàn áp nghiêm trọng ở Trung Quốc kể từ năm 1999. Báo cáo được dựa trên các tài liệu bị rò rỉ mô tả chi tiết các nguyên tắc kiểm duyệt của ứng dụng. Phản hồi trước vấn đề này, TikTok cho biết các chính sách như vậy đã được thay thế vào tháng 5/2019 và không còn được sử dụng nữa.

Một ủy ban đánh giá của Mỹ hiện đang thăm dò thương vụ mua lại mạng xã hội Music.ly trị giá 1 tỷ USD của ByteDance, mà sau đó được đổi tên thành TikTok, vào năm 2017. Cuộc điều tra nhằm đánh giá xem liệu thỏa thuận này có làm gia tăng rủi ro an ninh quốc gia hay không.

Lầu Năm Góc vào năm ngoái đã ra lệnh cho các binh lính Mỹ xóa TikTok khỏi điện thoại dùng trong công việc của họ. Ngân hàng lớn thứ tư trên toàn cầu có trụ sở tại Mỹ Wells Fargo gần đây cũng có động thái tương tự, trong khi hai ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã cảnh báo nhân viên của họ về việc sử dụng ứng dụng này.

Theo sau quyết định cấm gần đây của Ấn Độ đối với TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc, chính quyền Trump xác nhận rằng họ cũng đang xem xét một động thái tương tự. Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows cho biết vào ngày 15/7 rằng một số quan chức trong chính quyền đang đánh giá các rủi ro an ninh quốc gia liên quan đến TikTok, WeChat và các ứng dụng khác.

Tôi không biết liệu có bất kỳ thời hạn hành động định sẵn trước đó hay không, nhưng tôi có thể nói rằng chúng tôi đang xem xét [việc có hành động] chỉ trong vài tuần chứ không phải vài tháng tới.

Video liên quan

Chủ Đề