Kích thước phòng mổ không quá hẹp dưới bao nhiêu năm 2024

Bạn có thể đang trong quá trình thiết kế nha khoa của mình. Bạn muốn một phòng khám hoạt động hiệu quả và thiết kế thẩm mỹ, hợp lý, trang nhã và để nói lên điều gì đó về nha khoa.

Nhưng bạn đã xem xét việc tối ưu hóa phòng khám trong tương lai của mình đạt hiệu quả trong kiểm soát lây nhiễm chưa?

Thiết kế một phòng khám mới để kiểm soát lây nhiễm tối ưu phải luôn nằm trong kế hoạch thiết kế tổng thể của bạn vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn và tin tưởng trong dịch vụ chăm sóc bệnh nhân. Hơn bao giờ hết, vì đại dịch COVID-19 nên bệnh nhân rất ý thức về việc kiểm soát lây nhiễm. Việc có thể cho bệnh nhân thấy rằng bạn đang làm mọi thứ có thể để kiểm soát an toàn cũng giúp xây dựng và tăng lòng tin.

Có rất nhiều điều cần xem xét: hiểu các quy định và hướng dẫn áp dụng cho phòng khám của bạn là điểm khởi đầu cần thiết, không chỉ là không gian, quy trình mà còn cả thiết bị và phụ kiện đi kèm.

Thiết kế phù hợp với quy trình làm việc

Không gian vô trùng dụng cụ phải được thiết kế để kiểm soát lây nhiễm an toàn và hiệu quả. Trong tình huống lý tưởng, sẽ thiết kế một phòng 2 cửa VÀO-RA hoặc hai phòng riêng biệt với một cửa ở giữa theo kiểu có một đường dẫn đến một “phòng chứa dụng cụ bẩn” để tiếp nhận, phân loại, ngâm hóa chất trước (nếu có chỉ định), làm sạch và kiểm tra; và một “phòng sạch” để chuẩn bị, đóng gói và vô trùng.

Tuy nhiên, thông thường, điều này ít được thực hiện được ở nhiều phòng khám nha khoa.

Bố trí phòng đơn

Bố trí của một phòng đơn thường được khuyến khích cho các phòng khám nhỏ. Phòng nên có 2 cửa, một cửa để vào và một cửa ra (từ bẩn sang sạch) cũng như thông gió theo hướng ngược lại để giảm thiểu rủi ro nhiễm bẩn trở lại.

Nếu mặt bằng của nha khoa không cho phép có một phòng như vậy, thì các quy trình phải được thực hiện theo thứ tự như vậy để đảm bảo rằng các dụng cụ bẩn không làm nhiễm bẩn những dụng cụ đã được vô trùng sạch sẽ.

Kích thước phòng mổ không quá hẹp dưới bao nhiêu năm 2024

Bố trí phòng đôi

Nên bố trí phòng đôi để giảm thiểu lây nhiễm chéo trong quá trình vô trùng. Có thể lắp đặt khu vực 2 cửa thông giữa hai phòng cho thiết bị khử trùng.

Kích thước phòng mổ không quá hẹp dưới bao nhiêu năm 2024

Phòng vô trùng cần được thiết kế với quy trình làm việc một chiều để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình xử lý. Điều này đòi hỏi mỗi giai đoạn của quá trình xử lý dụng cụ phải xảy ra tuần tự theo thời gian và không gian. Quy trình làm việc bắt đầu bằng lối vào ‘khu vực bẩn’ là khu vực tiếp nhận dụng cụ bị bẩn và tiến tới ‘khu vực sạch’, kết thúc với các dụng cụ đã được xử lý thành công, sẵn sàng để lưu trữ cho việc chăm sóc bệnh nhân.

Cách bố trí khu vực vô trùng dụng cụ

Phòng vô trùng có thể được chia thành một số khu vực:

  • Khu vực nhận dụng cụ bẩn;
  • Khu vực làm sạch, bao gồm máy làm sạch bằng sóng siêu âm, máy khử trùng bằng nhiệt, hệ thống bôi trơn tay khoan và các bồn rửa sâu được sử dụng để rửa. Những bồn rửa này chỉ nên được sử dụng để làm sạch thiết bị và dụng cụ (KHÔNG rửa tay);
  • Khu vực phân loại, nơi các mặt hàng có thể được lắp ráp và đóng gói khi cần thiết;
  • Khu vực tiệt trùng, nơi đặt các nồi hấp;

Sau đây là các đặc điểm thiết kế của khu vực vô trùng:

  • Dòng lưu thông dụng cụ một chiều từ bẩn đến sạch (để tránh nhiễm bẩn khi làm sạch dụng cụ);
  • Mức độ chiếu sáng tốt để giảm nguy cơ chấn thương, điều này cũng có thể được sử dụng để giúp cho việc kiểm tra thiết bị được rõ ràng nhất;
  • Hệ thống thông gió hiệu quả;
  • Sàn không thấm chống trơn trượt;
  • Bề mặt làm việc nhẵn không có vết nứt, làm bằng vật liệu không xốp như đá nhân tạo, đá granit, thép không gỉ hoặc laminate để thuận tiện cho việc lau chùi. Không được có những khu vực khó tiếp cận nơi có thể tích tụ độ ẩm hoặc đất;
  • Dụng cụ cỡ trung bình đựng ở tủ phía trên cao để giảm thiểu độ uốn và độ dãn;
  • 2 x bồn rửa sâu, một để vệ sinh dụng cụ, một để rửa tay; cả hai đều được trang bị các thiết bị chống văng;
  • 2 x vòi không chạm cho cả hai nhiệt độ nóng – lạnh, gần với nước rửa tay;
  • Có đủ không gian lưu trữ (tủ, kệ, ngăn kéo) để giữ cho không gian hoạt động thoáng nhất có thể; không gian này có thể được sử dụng để lưu trữ các túi dụng cụ đã vô trùng, thiết bị tracking, sổ ghi chép, chất làm sạch & túi hấp;
  • Đủ chỗ để kệ đựng các túi dụng cụ lấy ra từ nồi hấp để làm mát trước khi lưu trữ;

Khi xem xét việc cải tạo hoặc xây dựng cơ sở nha khoa, quá trình thiết kế cần xem xét các yêu cầu hiện đại về kiểm soát lây nhiễm, cũng như chức năng (hiệu quả), công thái học và thẩm mỹ (môi trường xung quanh). Các yêu cầu về an toàn – sức khỏe nghề nghiệp và kiểm soát lây nhiễm không nhất thiết phải mâu thuẫn với tính thẩm mỹ tổng thể của hoạt động thực hành. Trên thực tế, xu hướng trên thế giới là sử dụng các tính năng thiết kế để tập trung sự chú ý của bệnh nhân vào khu vực vô trùng thay vì đưa nó ở trong góc khuất như trước đây.

Không gian

Lối vào và ra của phòng vô trùng phải đủ rộng để 2 người có thể đi ngược chiều nhau mà cánh tay của họ không va vào nhau. Chiều rộng tối thiểu được đề xuất (dựa trên tiêu chuẩn xây dựng hiện tại) là rộng hơn 81 cm. Lưu ý rằng các lối đi chính trong nha khoa (tức là những lối đi mà từ đó có 2 hoặc nhiều lượt đi ngược chiều) thường sẽ rộng hơn và thường là ít nhất là 120 cm.

Mặt bàn

Kích thước ngang của các mặt bàn trong phòng vô trùng cần phải đủ để tiếp nhận, giữ, phân loại, làm sạch, kiểm tra và đóng gói thiết bị. Đồng thời, mặt bàn cần phải đủ sâu để đặt các nồi hấp mà không bị “dư” lên phía trước. Vật liệu hiện đại được làm từ các polyme bền với nhiệt độ và hóa học cung cấp một bề mặt nhẵn, dễ lau chùi, không giữ ẩm hoặc cặn bẩn.

Cần có đủ không gian cho các vật dụng chuyên dụng như máy tra dầu tay khoan (chẳng hạn như BA Ultimate CL), cũng như cho máy đóng gói, máy rung rửa hay khử trùng. Vị trí của các thùng chứa vật sắc nhọn, dụng cụ loại bỏ lưỡi dao mổ và thùng chứa chất thải lâm sàng phải được lên kế hoạch sao cho chúng được đặt ở vị trí thuận tiện trong khu vực tiếp nhận.

Ánh sáng

Ánh sáng thích hợp trong phòng vô trùng là điều cần thiết để kiểm tra trực quan thích hợp các dụng cụ về độ sạch trước khi chúng được tiệt trùng.

Ánh sáng trên trần thông thường kết hợp với vị trí của tủ cao đến mắt và vị trí đứng của nhân viên tạo ra bóng khiến việc kiểm tra trực quan các dụng cụ không thể thực hiện được. Các yêu cầu chung đối với chiếu sáng môi trường (được mô tả trong Australian Standard 1680) là đối với công việc có khả năng nhìn thấy kích thước 25 micron, cường độ ánh sáng tối thiểu là 1600 lux là bắt buộc. Trong khi đó, để nhập dữ liệu máy tính, cường độ chiếu sáng tối thiểu là 600 lux. Vị trí chính xác của các đèn chiếu sáng dưới mặt tủ (với các tấm chắn sáng để tránh chói mắt từ các đèn này) sẽ đảm bảo rằng nhân viên trong phòng vô trùng có đủ ánh sáng để kiểm tra các dụng cụ trước khi đóng gói / tiệt trùng.

Thông gió

Hệ thống thông gió trong phòng vô trùng phải đủ để ngăn chặn sự tích tụ của các giọt bắn (do làm sạch bằng tay các vật dụng chuyên dụng trong bồn rửa), hơi nước (từ máy rửa dụng cụ và nồi hấp) và hơi của các vật liệu khác. Điều hòa không khí thường sẽ phù hợp cho mục đích này, tuy nhiên nếu dự đoán gặp phải vấn đề hơi nước tích tụ, thì việc bổ sung hệ thống thông gió áp suất âm (ví dụ: thông qua quạt hút) có thể rất hữu ích. Do lượng nhiệt lớn được tạo ra trong phòng vô trùng htừ máy rửa dụng cụ và nồi hấp, điều quan trọng là phải đảm bảo luồng không khí đầy đủ qua khu vực này.

Sàn nhà

Vật liệu vinyl là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất cho sàn trong IRA vì chúng không bị rò rỉ trong trường hợp nước hoặc các chất lỏng khác bắn vào. Nên nâng vật liệu này lên 75mm lên các bức tường để ngăn chất lỏng tràn ra ngoài và để đơn giản hóa việc vệ sinh. Nếu không sử dụng vinyl, vật liệu lát sàn thay thế phải cung cấp lớp phủ mịn, không thấm nước và liền mạch cho sàn bên dưới. Các yêu cầu vật lý này loại trừ việc sử dụng thảm trải sàn cũng như gạch men trong IRA.

Vô trùng

Vì các dụng cụ đóng gói chỉ có thể được xử lý trong máy nồi hấp bằng hơi nước có chu trình sấy khô và hút chân không trước tích hợp sẵn, các phương pháp vô trùng trước đây sử dụng máy tiệt trùng để trên bàn không có chu trình này. Sở dĩ chúng hiệu quả hơn vì được tối ưu hóa để khử trùng dụng cụ đóng gói, vật liệu rỗng và xốp (ví dụ như những dụng cụ trong phẫu thuật hoặc nội nha, quân áo phẫu thuật và tay khoan…). Những nồi hấp này có xu hướng lớn hơn về kích thước chiều sâu do có bơm chân không và do đó yêu cầu một mặt bàn đủ sâu.

Nếu có thể, mỗi nồi hấp phải kết nối một mạch điện riêng biệt từ nguồn điện chính trong nha khoa. Điều này sẽ làm giảm nhiễu từ các thiết bị điện khác trong quá trình vận hành, và tránh cho mạch bị quá tải. Cần có đủ ổ cắm điện gần đó để cung cấp cho nồi hấp cũng như các thiết bị phụ trợ của chúng chẳng hạn như máy in. Nếu không sử dụng máy chưng cất hoặc máy khử ion, phải cung cấp đủ lượng nước dự trữ cho nồi hấp, lý tưởng là ở độ cao cho phép để giảm thiểu các tác động xấu có thể xảy ra.

Nhiều hệ thống hấp tiệt trùng hiện đại sử dụng nước một lần và sau đó đổ đi để ngăn tích tụ chất bôi trơn và các chất cặn bã khác.

Lưu trữ cho các dụng cụ đóng gói đã tiệt trùng

Dụng cụ được đóng gói đã vô trùng phải được bảo quản trong môi trường khô ráo, sạch sẽ để bảo vệ chúng khỏi bị ô nhiễm trở lại trong môi trường (từ nước bắn vào, khí dung… ), đồng thời bảo vệ bao bì không bị các vật sắc nhọn đâm vào trong.

Đây là một bước cần thiết khi đưa các dụng cụ này từ phòng vô trùng trở lại phòng điều trị. Thường thì việc lưu trữ như vậy có thể dùng tới ngăn tủ, tủ cực tím… Yếu tố quan trọng là cách ly các dụng cụ này khỏi sự nhiễm bẩn xảy ra trong các quy trình lâm sàng.