Kích thước giếng trời khoảng bao nhiêu thì hợp lý năm 2024

phụ thuộc vào kích thước ngôi nhà nên trước khi xác định kích thước giếng trời là bao nhiêu thì bạn cần biết chính xác kích thước ngôi nhà. Thường thì trong một bản thiết kế kiến trúc, giếng trời chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ và thông từ nóc nhà xuống tầng trệt.

Thông thường diện tích giếng trời chỉ giao động từ 4 – 6m2, diện tích này nhỏ nên sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến kết cấu của ngôi nhà.

Phong cách kiến trúc của thiết kế căn nhà cũng quyết định kích thước giếng trời. Giếng trời mục đích là để tiếp nhận thêm không khí tự nhiên, gió cũng như ánh sáng bên ngoài vào trong căn nhà, đặc biệt dành cho các không gian lớn, dễ tù túng. Đó là lý do mà thường giếng trời được bố trí trong các căn nhà từ 2 tầng trở lên chứ ít khi xuất hiện trong các căn nhà cấp 4.

Vậy kích thước tối thiểu hay tối đa của giếng trời là bao nhiêu? Thực tế, có 2 cách để xác định như sau:

  • Cách 1: Kích thước giếng trời nhỏ hơn 5% diện tích sàn nếu nhà đã thiết kế nhiều cửa sổ.
  • Cách 2: Kích thước giếng trời nhỏ hơn 15% diện tích sàn nếu nhà thiết kế có ít cửa sổ.

Kích thước giếng trời khoảng bao nhiêu thì hợp lý năm 2024

Kích Thước Giếng Trời rộng bao nhiêu?

2. Diện Tích Tối Thiểu của Giếng Trời

Hiện nay kích thước giếng trời tối thiểu được quy định nhằm đủ để một người có thể di chuyển lên xuống tại khu vực giếng trời. Cụ thể theo quy hoạch kiến trúc thì diện tích tối thiểu của giếng trời là 450*450.

Tuy nhiên kích thước trên chỉ là kích thước tối thiểu, trong thực tế thiết kế thi công giếng trời thì các kiến trúc sư cũng như kỹ sư sẽ lựa chọn kích thước giếng trời phù hợp với căn nhà sao cho tận dụng được tối đa ánh sáng cũng như không khí tự nhiên.

Kích thước giếng trời khoảng bao nhiêu thì hợp lý năm 2024

Diện Tích Tối Thiểu của Giếng Trời

3. Sai Lầm Trong Thi Công Thiết Kế Giếng Trời

Nếu thiết kế và thi công giếng trời sai lầm thì công năng sử dụng, không gian sinh hoạt cũng như tính thẩm mỹ của căn nhà có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là một số sai lầm mà chủ đầu tư hay gặp phải trong thiết kế thi công giếng trời.

Bất cẩn trong công tác chống thấm

Đảm bảo về mặt kích thước giếng trời không chỉ là yêu cầu duy nhất trong thiết kế giếng trời. Thực tế đã có không ít nhà thầu trong quá trình thi công giếng trời đã không hề chú ý đến công tác chống thấm khu vực giếng trời hoặc chống thẩm ẩu, dùng vật liệu kém chất lượng. Trong điều kiện thời tiết nhiều mưa, nước sẽ thấm dột vào bên trong gây ẩm mốc, bong tróc các mảng tường trong nhà. Thấm dột gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người sử dụng căn nhà cũng như tính thẩm mỹ của kiến trúc.

Vật liệu mái che giếng trời quá mỏng

Thị trường vật liệu thi công mái che giếng trời hiện nay rất đa dạng chủng loại như kính ép, kính cường lực, bạt, tôn,… Tuy nhiên một số chủ đầu tư vì muốn tiết kiệm chi phí đã lựa chọn loại vật liệu quá mỏng manh, kém chất lượng để thi công mái che giếng trời. Ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào mái che vật liệu mỏng trong một thời gian sẽ gây hư hỏng mái che nghiêm trọng. Vì vậy dù kích thước giếng trời là bao nhiêu thì cũng đều cần sử dụng vật liệu máu che đảm bảo độ dày cần thiết.

Lan can che chắn thấp và khe hở rộng

Lan can che chắn là không thể thiếu trong thiết kế giếng trời. Một thiết kế giếng trời với lan can thấp và khe hở rộng là sai lầm chết người theo đúng nghĩa đen. Với những gia đình có con nhỏ thì sai lầm này càng đặt biệt tiềm ẩn nguy hiểm. Trẻ em hoàn toàn có thể leo qua hoặc té ngã vì những chiếc lan can thấp và khe hở rộng này.

Dùng phụ kiện rườm rà trong trang trí giếng trời

Có rất nhiều gia chủ muốn tận dụng không gian giếng trời để trang trí thêm cho ngôi nhà. Ngoài đá tự nhiên trang trí cho giếng trời thì gia chủ còn sử dụng thêm nhiều phụ kiện như đèn chùm, quả cầu thủy tinh… Tuy nhiên thì những phụ kiện lớn và dễ vỡ này thường không được các kiến trúc sư khuyên dùng vì nguy hiểm đến tính mạng con người đồng thời cản trở gió và ánh sáng vào bên trong nhà.

Thiết kế giếng trời không có hệ thống thoát nước

Loại giếng trời không có mái che hiện nay đang được nhiều chủ đầu tư chọn trong thiết kế nhà. Đây là loại giếng trời giúp tận dụng tối đa nguồn sáng và nước mưa để trồng cây cảnh trong nhà. Tuy nhiên trong thiết kế thi công cần đặc biệt lưu ý đến hệ thống thoát nước để tránh ngập úng trong nhà khi có mưa lớn.

Kích thước giếng trời khoảng bao nhiêu thì hợp lý năm 2024

Sai Lầm Trong Thi Công Thiết Kế Giếng Trời

4. Những Lưu Ý Trong Thiết Kế Giếng Trời

Dưới đây là một số lưu ý trong thiết kế và thi công giếng trời để đảm bảo thời hạn sử dụng lâu dài và công năng sử dụng đầy đủ:

4.1 Kích Thước

Khi tính toán diện tích xây dựng giếng trời trong kiến trúc chung cần tuân thủ một số lưu ý được các kiến trúc sư kinh nghiệm lâu năm tư vấn sau đây:

  • Diện tích giếng trời phải lớn hơn 5% diện tích sàn đối với nhà có thiết kế nhiều cửa sổ
  • Diện tích giếng trời phải bé hơn 15% diện tích sàn đối với nhà có thiết kế ít cửa sổ

Theo những lưu ý trên thì kích thước giếng trời phụ thuộc vào diện tích sàn của công trình. Thông thường thì diện tích giếng trời sẽ giao động từ 4 – 6m2. Đây là diện tích giếng trời phổ biến nhất trong xây dựng hiện nay. Với diện tích này, căn nhà sẽ đón ánh sáng tự nhiên và thông khí được tuyệt vời nhất.

4.2 Vị trí

Vị trí trong thiết kế giếng trời cần đảm bảo về nguồn nhiệt, ánh sáng cũng như gió tự nhiên ra vào ngôi nhà thuận lợi. Ngoài ra vị trí giếng trời còn cần đảm bảo hài hòa về mặt phong thủy. Giếng trời thường được đặt ngay cầu thang hoặc giữa căn nhà.

Giếng trời nếu biết bố trí vị trí hợp phong thủy gia chủ sẽ mang lại vượng khí, tài lộc, sức khỏe, bình an cho người sống trong căn nhà. Cần lưu ý hạn chế thiết kế giếng trời theo hướng bắc, ngay cửa đi nhà vệ sinh vì như vậy sẽ tạo ra những luồng khí xấu ảnh hưởng không tốt đến gia đình.

4.3 Trang trí

Trong trang trí giếng trời, không nên bố trí quá nhiều vật dụng cũng như cây cối che lấp khu vực giếng trời làm hạn chế công năng lưu thông ánh sáng và không khí của giếng trời. Ngoài ra vật dụng trang trí cũng không nên quá to hoặc quá nhỏ làm xấu cảnh quan khu vực giếng trời.

Giếng trời có cấu tạo 3 phần gồm đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Phần đáy giếng thấp nhất có thể trang trí bằng hòn non bộ, cây tiểu cảnh, thậm chí bộ bàn ghế nhỏ tiếp khách. Phần thân và đỉnh giếng không nên trang trí bằng vật nặng gây nguy hiểm cho người bên dưới.

Kích thước giếng trời khoảng bao nhiêu thì hợp lý năm 2024

Những Lưu Ý Trong Thiết Kế Giếng Trời

Trên đây là những hiểu biết cơ bản về kích thước giếng trời cũng như những sai lầm, lưu ý trong thiết kế giếng trời. Hy vọng với những kiến thức trên các bạn sẽ có cho ngôi nhà của mình một thiết kế giếng trời vừa đẹp vừa đảm bảo công năng, an toàn. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn thiết kế thi công, mua nguyên vật liệu đá trang trí cho giếng trời thì đừng ngần ngại liên hệ Đá tự nhiên Quảng Ngãi nhé.

Đá tự nhiên Quảng Ngãi – tự hào là đơn vị cung cấp đá tự nhiên uy tín và chất lượng nhất tại Quảng Ngãi. Với trang thiết bị, máy móc hiện đại cùng kinh nghiệm lâu năm trong ngành đá tự nhiên, chắc chắn sẽ mang lại nhiều sản phẩm chất lượng, uy tín và chi phí thấp nhất cho khách hàng.