Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước của sông ngòi

Sông ngòi – Mạng lưới sông ngòi [kênh rạch] dày đặc : Trên toàn lãnh thổ có 2.360 [có 9 hệ thống sông lớn diện tích lưu vực trên 10.000 km2]con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển: cứ 20km gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. Vì nước ta có lượng mưa lớn trung bình từ 1.500 – 2.000mm, lãnh thổ hẹp ngang, các sông bắt nguồn từ vùng đồi núi và phần lớn đổ ra các đồng bằng ven Biển Đông. – Sông ngòi nhiều nước : Tổng lượng nước 839 tỉ m3/ năm. Trong đó phần sinh ra trong nước là 338 tỉ m3/năm [40,3%], còn phần chảy vèo từ bên ngoài là 501 tỉ m3/ năm [59,7%]. Tuy nhiên phân bố không đều, hệ thống sông Mê Kông chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1%, còn lại là các hệ thống sông khác. – Sông ngòi nước ta giàu phù sa : Do có lượng dòng chảy lớn, nên sức xâm thực mạnh, khiến cho sông ngòi nước ta giàu phù sa. Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn, trong đó hệ thống sông Hồng là 120 triệu tấn/năm [60%], hệ thống sông Mê Kông là 70 triệu tấn/năm [35%]… – Chế độ nước theo mùa: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa [chiếm tới 70 – 80% tổng lượng mưa năm], mùa cạn tương ứng với mùa khô [ít mưa].

Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường. Có năm mưa lớn, lũ lớn gây vỡ đê, ngập lụt nhiều nơi, có năm lại ít mưa, nước sông cạn. Có năm lũ về sớm, có năm lũ muộn…ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của con người.

Sông ngòi ở kiểu khí hậu nào dưới đây có lũ vào mùa xuân?

A. Khí hậu ôn đới lục địa

B. Khí hậu nhiệt đới lục địa

C. Khí hậu nhiệt đới lục địa

D. Khí hậu cận nhiệt lục địa

Đáp án đúng A.

Sông ngòi ở kiểu khí hậu ôn đới lục địa có lũ vào mùa xuân, các khu vực có khí hậu ôn đới lục địa thường phân bố ở khu vực ôn đới nên đóng băng vào mùa đông, đến thời kì mùa xuân, băng ở thượng nguồn tan trước, khi nước chảy về hạ lưu băng chưa tan kịp nên các con sông thường có lũ vào mùa xuân.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông là Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm; Địa thế, thực vật và hồ đầm. Trong đó:

Thứ nhất: Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

– Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa: chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó.

– Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.

– Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò điều hòa chế độ nước của sông.

Thứ hai: Địa thế, thực vật và hồ đầm

– Địa thế

+ Nơi nào có độ dốc lớn →→ nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.

+ Nơi nào bằng phẳng →→ nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

Do đó, ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

– Thực vật

Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.

Như vậy, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế được lũ.

Hồ, đầm

Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: mùa nước lên, nước sông chảy vào hồ, đầm; mùa nước cạn, nước lại từ hồ, đầm chảy ra sông.

Như vậy, có thể thấy: Sông ngòi ở kiểu khí hậu ôn đới lục địa có lũ vào mùa xuân.

Những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho thấy, biến đổi khí hậu tác động đặc biệt mạnh mẽ tới sông ngòi, gây ra những thái cực trái ngược, mùa lũ nước dâng cao còn mùa hạn lại giảm sâu.

Xác lập những kỷ lục mới về đỉnh lũ

TS. Hoàng Minh Tuyển, Phó Giám đốc Dự án "Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng", cho biết, biến đổi khí hậu đã làm gia tăng mức độ nguy hiểm của lũ lụt. Theo tính toán, giá trị lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất đều có xu thế tăng trên hầu hết các sông, chỉ một số nhánh sông của sông Đồng Nai là giảm.

Với kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức trung bình, thì đến năm 2040-2059, biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm lưu lượng đỉnh lũ hàng năm ở các sông tăng khoảng 1-5% so với những năm 1980-1990. Đặc biệt có thể tăng đến 9% tại sông Hồng khu vực chảy qua Yên Bái. Vào thời kỳ 2080-2089, mức tăng này lên tới 5-15%, cá biệt có thể tăng 18,5% trên sông Ba ở Củng Sơn, 21,7% trên sông Thao tại Yên Bái, 19% trên sông Lô tại Ghềnh Gà. Điều đó có nghĩa là những đỉnh lũ mới cao hơn nhiều lần, cường độ dữ dội hơn nhiều lần so với hiện nay.

Với kịch bản phát thải cao, những con số tính toán còn cao hơn nhiều. Tại sông Mê Kông, giữa thế kỷ 21, lưu lượng ngày có thể tăng trên 50% so với đỉnh lũ năm 2000.

Đặc biệt đối với đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm vào mùa lũ, lũ sông Mê Kông sẽ làm ngập gần 2 triệu ha, kéo dài 3-5 tháng. Các nhà khoa học ước tính, 90% diện tích đồng bằng này sẽ ngập vào mùa lũ, trong đó diện tích ngập sâu trên 0,5m gần 69%.

Đặc biệt, hàng năm vào mùa lũ sẽ gây ngập lụt các vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, vùng kẹp giữa 2 sông Tiền và sông Hậu nghiêm trọng hơn. Cần Thơ và Vĩnh Long là hai vùng bị ngập nghiêm trọng nhất.

Đối lập với những cơn lũ lớn khủng khiếp trong mùa mưa thì về mùa khô, hình ảnh những dòng sông trơ đáy sẽ ngày càng phổ biến.

Dựa trên các kịch bản phát thải, mô hình tính toán đã dự đoán: Vào thời kỳ 2040-2059, mức độ giảm của dòng chảy trung bình về mùa cạn thấp nhất là 1,5% ở sông Đà, sông Hiếu, sông Gâm và cao nhất lên tới 10% trên sông Ba. Trên lưu vực sông Cả, dòng chảy trung bình mùa cạn giảm khoảng 11%. Tháng cạn nhất có thể giảm đến gần 27%. Cùng với nước biển dâng khiến mặn xâm nhập sâu, nhiệt độ tăng làm tăng sự bốc hơi nước, dự đoán đến cuối thể kỷ, lượng nước cần cho tưới trên lưu vực sông này thiếu hụt tới 50% so với hiện nay.

Biến đổi khí hậu làm giảm 3%điện lượng cho thủy điện

Theo quy hoạch điện 6 đã được Chính phủ phê duyệt, trên 5 lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Cả, Ba, Thu Bồn, Đồng Nai có 32 thủy điện. Đó là chưa kể đến hàng trăm thủy điện nhỏ cũng đang "chắt nước" từ các dòng sông lớn phục vụ cho nhu cầu phát điện. Với tác động của biến đổi khí hậu, dòng chảy các sông thay đổi dẫn đến sản lượng điện của các nhà máy thủy điện sẽ bị ảnh hưởng về lâu dài.

Các nhà khoa học cho biết, chỉ duy có lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cả, lượng điện phát ra trung bình hàng hàng năm tăng lên, sông Cả tăng 3%, còn trên các lưu vực còn lại đều giảm từ 3-6%, vào giữa thế kỷ 21. Trong khi nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn.

Sông Thu Bồn, sông Ba chịu sức ép của việc khai thác, sử dụng nước khá cao, hệ thống thủy điện vừa và nhỏ dày đặc theo kết quả tính toán trong tương lại sẽ diễn ra tranh chấp về nước gay gắt.

Điện lượng giảm trên các lưu vực sông Ba, Thu Bồn, Đồng Nai chủ yếu do dòng chảy trong 9 tháng mùa cạn giảm mạnh, trong khi đó vào 3 tháng mùa lũ, công suất phát lại tăng không đáng kể.

Đặc biệt, nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp cũng là vấn đề cấp thiết khi nhiệt độ tăng lên, bốc thoát hơi nước nhiều, lượng mưa trong mùa khô giảm. Theo tính toán, tại Đồng Nai, nhu cầu nước tưới sẽ là nhiều nhất, lên đến 50% vào cuối thế kỷ 21.

Nhật Tân

I. THỦY QUYỂN

1. Khái niệm

- Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.

2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất

- Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi [do tác động của gió, nhiệt độ...] và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.

- Vòng tuần hoàn lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển.

II. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

- Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa: chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó.

- Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.

- Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò điều hòa chế độ nước của sông.

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

a] Địa thế

- Nơi nào có độ dốc lớn $ \rightarrow$ nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.

- Nơi nào bằng phẳng $ \rightarrow$ nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

$ \Longrightarrow$ Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

b] Thực vật

- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.

$ \rightarrow$ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ.

c] Hồ, đầm

- Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: mùa nước lên, nước sông chảy vào hồ, đầm; mùa nước cạn, nước lại từ hồ, đầm chảy ra sông.

III. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Sông Nin

- Từ hồ Vic-to-ri-a, đổ ra Địa Trung Hải, chảy qua xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi, diện tích lưu vực 2.881.000 km2, dài 6.685 km, nguồn cung cấp nước chính là nước mưa, nước ngầm.

2. Sông A-ma-dôn

- Từ dãy An-đét đổ ra Đại Tây Dương, chảy qua xích đạo châu Mĩ, lưu vực 7.170.000 km2, dài 6.437 km, nguồn cung cấp chính là nước mưa, nước ngầm.

3. Sông I-ê-nit-xây

- Từ dãy Xai-an đổ ra Bắc Băng Dương chảy qua ôn đới lạnh châu Á, diện tích lưu vực 2.580.000 km2, dài 4.102 km, nguồn cung cấp nước chính là băng tuyết tan, mưa.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề