Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì

ĐẠO ĐỨCTiết 3: VƯT KHÓ TRONG HỌC TẬP I. MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong hoc tập.- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.- Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Giấy ghi bài tập cho mỗi nhómIII. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết? Hoặc của chính em?- Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập? 2. Bài mới: Giới thiệu bài: VƯT KHÓ TRONG HỌC TẬP HĐ1: TÌM HIỂU CÂU CHUYỆN* Làm việc cả lớp+ GV [hoặc 1 HS] đọc câu chuyện kể “Một HS nghèo vượt khó”- HS thảo luận theo bàn, trả lời câu hỏi1. Thảo gặp phải những khó khăn gì?2. Thảo đã khắc phục như thế nào?3. Kết quả học tập của bạn thế nào?- Đại diện cho nhóm mình trả lời các câu hỏi, sau đó các nhóm khác bổ sung nhận xét.+ Hỏi: Trước những khó khăn trong học tập, Thảo có chòu bó tay, bỏ học hay không?+ Nếu bạn Thảo không khắc phục được những khó khăn, chuyện gì có thể xảy ra? [Nếu Thảo bỏ học sẽ không tốt, cha mẹ sẽ - 3 HS lên bảng mỗi em trả lời một câu hỏi.- Lắng nghe.- Lắng nghe.- HS thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi.1. Bạn Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập như: nhà nghèo, bố mẹ bạn luôn đau yếu, nhà bạn xa trường.2. Thảo vừa cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ3. Thảo vẫn học tốt, đạt kết quả cao, làm việc giúp bố mẹ, giúp cô giáo dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình.- Trả lời: Không. Bạn Thảo đã khắc phục và tiếp tục đi học- Bạn có thể bỏ học Giáo viên Học sinhbuồn, cô giáo và lớp học sẽ rất buồn]+ Vậy trong cuộc sống, chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?+ Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?HĐ2: EM SẼ LÀM GÌ?- HS thảo luận theo nhóm bốn+ Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp- Yêu cầu 2 HS lên bảng điều khiển các bạn trả lời:+ 1 bạn lần lượt nêu từng cách giải quyết và gọi đại diện 1 nhóm trả lời.- Kết luận: Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì?HĐ3: LIÊN HỆ BẢN THÂN- HS làm việc cặp đôi:+ Yêu cầu mỗi HS kể ra 3 khó khăn của mình và cách giải quyết cho bạn bên cạnh nghe. [Nếu khó khăn đó chưa tự khắc phục được, các em hãy cùng suy nghó tìm cách giải quyết].- HS làm việc cả lớp.- Hỏi: Vậy, bạn đã biết khắc phục khó khăn trong học tập hay chưa? Trước khó khăn của bạn bè, chúng ta có thể làm gì?+ Kết luận: Gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè xung quanh vượt qua khó khăn.- Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học.- Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt.- HS làm việc theo nhóm, thảo luận làm bài tập 1 SGK- Các HS làm việc đưa ra kết quả:Dấu + : câu a, b, eDấu - : câu c, d, g- Các nhóm giải thích các cách giải quyết không tốt.- Em sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác.- HS làm việc theo nhóm cặp đôi.+ Một vài HS nêu lên khó khăn và cách giải quyết.+ HS khác gợi ý cách giải quyết.- Trước khó khăn của bạn, chúng ta có thể giúp đỡ bạn, động viên bạn.- Lắng nghe.3. Củng cố, dặn dò: - Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì? - Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó của các bạn HS . Giáo viên Học sinh- Yêu cầu HS tìm hiểu xung quanh mình những gương bạn bè vượt khó trong học tập mà em biết. - GV nhận xét tiết học.

Giải SGK Đạo Đức 4: Bài 2. Vượt khó trong học tập

Trả lời phần Câu hỏi

Câu 1 trang 6 Đạo Đức 4:

Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.

Lời giải:

Xóm của Thảo là nơi cách xa trường nhất. Nhà Thảo nghèo, bố mẹ đau yếu. Thảo phải làm việc nhà giúp cha mẹ.

Câu 2 trang 6 Đạo Đức 4:

Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?

Lời giải:

Ở lớp, Thảo tập trung học tập. Chỗ nào không hiểu, Thảo hỏi cô giáo và các bạn. Buổi tối Thảo học bài, làm bài và sang sớm xem lại các bài học thuộc.

Câu 3 trang 6 Đạo Đức 4:

Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?

Lời giải:

Em sẽ cố gắng học tập thật tốt và giúp đỡ cha mẹ.

Giải phần Bài tập

Bài 1 trang 7 Đạo Đức 4:

Khi gặp một Bài khó, em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây? Vì sao?

a] Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.

b] Nhờ bạn giang bài để tự làm

c] Chép luôn bài của bạn.

d] Nhờ người khác làm bài hộ.

đ] Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.

e] Bỏ không làm.

Lời giải:

- Khi gặp một Bài khó em sẽ chọn các cách: a, b và đ.

- Lí do là em muốn tự mình cố gắng làm bằng được Bài đó, nếu không được thì sẽ nhờ bạn bè, thầy cô giảng giúp cho hiểu và tự làm Bài đó.

Bài 2 trang 7 Đạo Đức 4: Tình huống:

Bạn Nam bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em, bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp? Nếu là bạn cùng lớp với Nam, em có thể làm gì để giúp bạn?

Lời giải:

- Theo em, bạn Nam cần phải mượn vở ghi của các bạn trong lớp để chép lại bài đầy đủ và cố gắng làm Bài. Nếu không hiểu thì nên hỏi bài thầy cô và các bạn trong lớp.

- Em sẽ giúp bạn Nam những điều mà Nam chưa hiểu trong vở ghi và bài giảng trên lớp.

Bài 3 trang 7 Đạo Đức 4:

Hãy tự liên hệ và trao đổi với các bạn về việc em đã vượt khó trong học tập.

Lời giải:

- Chăm chỉ làm bài về nhà

- Trên lớp chú ý nghe giảng, không hiểu thì hỏi bài cô giáo và bạn bè.

- Ngoài làm Bài đã giao thì còn làm them Bài ở sách giáo khoa, sách nâng cao.

Bài 4 trang 7 Đạo Đức 4:

Hãy nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và biện pháp để khắc phục những khó khăn đó theo mẫu dưới đây:

Lời giải:

Những khó khăn có thể gặp phải

Những biện pháp khắc phục

Không hiểu bài, không biết làm bài Nghỉ học quá nhiều Mất gốc kiến thức

Hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè Nhờ bạn bè và cô giáo giúp đỡ Tự ôn lại kiến thức cơ bản và bổ sung kiến thức nâng cao

Bài 5 trang 8 Đạo Đức 4:

Sưu tầm và kể lại một tấm gương học sinh vượt khó mà em thấy cảm phục.

Lời giải:

Tấm gương về nghị lực của Thầy Nguyễn Ngọc Ký

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V… Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Prev Article Next Article

[ga_bqttc]

[Hỏi]

Chào admin. Trong cuộc sống và học tập em thường đặt mục tiêu cho mình phải có được điểm số cao và vẽ ra những kế hoạch rất cụ thể. Tuy nhiên em hay bị phân tâm và học không hiệu quả. Bên ngoài nhìn vào bạn bè thấy em là một đứa rất chăm học vì thấy em suốt ngày ngồi học và nghĩ em học rất tốt nhưng thực sự thì trái ngược hoàn toàn. Và khi kết quả thấp, em lại buồn, vẩn vơ và nản cả ngày chỉ nằm, mặc kệ mọi thứ và chỉ muốn ngủ cho hết ngày.

Em phải làm gì bây giờ hả ad? [H.N]

[Đáp]

Chào H.N,

Cảm ơn em đã gửi chia sẻ của mình đến Tâm Lý Học Ứng Dụng!

Trong cuộc sống, tri thức, học vấn thực sự vô cùng quan trọng và học tập là việc mà chúng ta phải làm cả đời. Mặc dù có rất nhiều cách khác nhau để tích lũy tri thức, nhưng phần lớn mọi người đều trải qua những năm tháng học tập trên ghế nhà trường, quen thuộc với những bài tập trên lớp, bài tập về nhà, bài kiểm tra và các loại kỳ thi lớn nhỏ. Những học sinh được gọi là Giỏi thường là những học sinh đạt thành tích cao trong học tập, và ngược lại, những học sinh không đạt được kết quả như vậy được phân loại thành Khá, Trung bình, Yếu và Kém. Việc phân loại học sinh như trên chỉ có ý nghĩa khi xét trên một tiêu chí duy nhất là Kết quả học tập, nhưng sẽ là phiến diện, một chiều nếu dùng thang phân loại này để đánh giá năng lực, trí thông minh của học sinh bởi mỗi học sinh sở hữu cho mình những khả năng riêng biệt.

Trên thực tế, kiến thức giảng dạy trong nhà trường là kiến thức phổ thông, ai cũng có thể học được và cơ hội đạt điểm số cao trong học tập là tương đồng với tất cả các học sinh. Vậy sự khác nhau giữa học sinh đạt được điểm số cao và học sinh không đạt điểm số cao nằm ở đâu? Đó chính là phương pháp học tập hiệu quả.

Phương pháp học tập đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc tiếp thu kiến thức nhanh, ghi nhớ lâu, mà còn ảnh hưởng tới cả khía cạnh tâm lý như: thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, trí tò mò và sự hứng thú, mong muốn được khám phá trước kiến thức mới của học sinh. Chiến lược học tập hiệu quả cũng giúp học sinh tránh được những trạng thái tâm lý thường gặp như stress, mệt mỏi, chán nản, áp lực… trước mỗi bài kiểm tra hay kỳ thi quan trọng.

Quay lại câu chuyện của em, em có chia sẻ rằng “bên ngoài nhìn vào bạn bè thấy em là một đứa rất chăm học vì thấy em suốt ngày ngồi học và nghĩ em học rất tốt nhưng thực sự thì trái ngược hoàn toàn”. Như Milcah có phân tích ở trên, em hoàn toàn có khả năng để đạt được kết quả cao trên lớp, vấn đề chỉ nằm ở phương pháp học tập của em chưa hiệu quả. Vì vậy Milcah sẽ đề xuất cho em một vài phương pháp để giúp em có thể cải thiện khả năng học tập của mình nhé:

1. Cách nhìn nhận [Mindset] của em về việc học thực sự quan trọng: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách mà chúng ta nhìn nhận về một việc sẽ quyết định cách mà chúng ta thực hiện công việc đó. Nếu em coi việc học như một nhiệm vụ mà mình buộc phải làm, không phải là niềm vui, sự thoải mái hay mong muốn được hiểu biết thêm kiến thức mới thì em sẽ rất khó tiếp thu bài học. Cho dù em ngồi học 1 tiếng hay 4 tiếng, nếu không có sự hứng thú trong đó thì năng suất học tập cũng rất thấp và em đã lãng phí thời gian của mình. Tất nhiên em không thể lúc nào cũng ép bản thân phải trở nên hứng thú với kiến thức, đặc biệt là với những môn học mà mình không thích, không phải sở trường của mình hay vào những khoảng thời gian phải học bài dồn dập như lúc ôn thi. Chính vì thế mà em có thể luyện tập một vài cách suy nghĩ sau để thay đổi Mindset của mình vào những thời điểm như vậy:

  • Cố gắng nghĩ tới những mục tiêu lớn [bức tranh lớn] khi học bài: những kiến thức và kỹ năng mà mình có thể đạt được sau khi học để hỗ trợ, phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình sau này.
  • Trong nhiều trường hợp khi em “nước đến chân mới nhảy”, ôn thi ngay đêm hôm trước ngày thi, đừng suy nghĩ rằng “Mình sẽ không bao giờ có đủ thời gian để học hết tất cả”, đây là đường lùi và sẽ làm em thấy rất chán nản khi học, thậm chí không học bài. Thay vào đó hãy suy nghĩ theo chiều hướng tích cực: “Mình có thể học muộn một chút nhưng vì bây giờ mình đã bắt tay vào học nên mình chắc chắn sẽ học được phần lớn bài trước khi thi.”
  • Dừng những suy nghĩ mang tính tiêu cực tuyệt đối như: “Mình lúc nào cũng học dốt môn này”, “Mình không thể học giỏi được”… Hãy nghĩ rằng: “Mình chưa làm tốt trong bài tập lần này, vậy mình có thể làm gì để cải thiện điều đó?”
  • Tránh việc than phiền với bạn bè khi không đạt được kết quả như mong muốn. Việc làm này không mang lại lợi ích gì cho em mà chỉ khiến em cảm thấy không hài lòng với bản thân. 
  • Hãy luôn nhớ rằng em có khả năng để đạt được thành tích cao như tất cả các bạn khác, sự tin tưởng vào chính mình là yếu tố quan trọng thúc đẩy năng lực học tập của em.

2. Vị trí học tập của em có ảnh hưởng lớn tới sự hiệu quả trong học tập: Chọn cho mình một nơi yên tĩnh, khiến em cảm thấy thoải mái vừa đủ, tập trung, và tất nhiên là không có những thiết bị gây xao lãng hay những vật dụng không liên quan đến việc học. Sẽ là lý tưởng nếu em có thể cố định cho mình một nơi học tập như vậy bởi khi bước vào đó Mindset của em sẽ tự động chuyển sang trạng thái nghiêm túc tích lũy kiến thức, gia tăng sự tập trung cũng như tính hiệu quả.

3. Tìm ra Kênh tiếp nhận thông tin chủ đạo của mình [V-A-K-R]: Mô hình V-A-K-R được phát triển bởi các nhà Tâm lý học vào những năm 1920 để phân loại cách tiếp nhận thông tin và cách học tập chủ yếu của con người, trong đó bao gồm 4 loại:

  • Visual [Hình Ảnh]: những người có kênh V chủ đạo thường tiếp thu, xử lý và lưu trữ thông tin dưới dạng hình ảnh. Họ học tập tốt nhất khi được tiếp cận với kiến thức dưới dạng trực quan như tranh vẽ, biểu đồ, sơ đồ tư duy, bảng biểu, ký hiệu… 
  • Auditory [Âm Thanh]: những người có kênh A chủ đạo sẽ xử lý hiệu quả những thông tin dưới dạng thính giác, có khả năng ghi nhớ được các câu nói, đoạn hội thoại… và phân biệt được các dạng âm thanh khác nhau. Họ học tập tốt thông qua việc nghe giảng, trao đổi với người khác, nghe audio, nghe băng ghi âm…
  • Kinesthetic [Vận động]: những người có kênh K chủ đạo thường hứng thú với việc được trải nghiệm thực tế và học tập hiệu quả thông qua việc bắt tay vào thực hành, thử nghiệm.
  • Reading/Writing [Đọc/Viết]: những người có kênh R chủ đạo sử dụng sự lặp đi lặp lại của quá trình đọc và viết để ghi nhớ thông tin, hứng thú với việc viết và thường có khả năng biểu đạt những ý tưởng, xây dựng hệ thống riêng của mình qua viết lách. Đây cũng là những người học tập tốt khi ghi chú lại bài giảng [note-taking] trong khi học tập. 

Trong thực tế, chúng ta thường sử dụng kết hợp các kênh thông tin này với nhau để học tập, tuy nhiên sẽ có một kênh mà ta sử dụng nhiều hơn những kênh còn lại. Hãy quan sát bản thân để tìm ra kênh thông tin chủ đạo của mình bởi đây chính là cơ sở giúp em tìm được chiến lược truyền đạt cũng như chiến lược tiếp thu hiệu quả.

Cuối cùng, Milcah chúc em luôn học tập siêng năng, hiệu quả và tìm được niềm vui cho mình trong quá trình tích lũy tri thức em nhé!

Thân mến,

**********

*Tham vấn tâm lý độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng

– Ad Milcah –

*Nếu bạn có bất kì vấn đề tâm lý nào cần hỗ trợ, hãy chia sẻ với chúng tôi tại đây: //airtable.com/shr6Rm3y4do6mfjGb

Prev Article Next Article

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề