Kết nối máy in với máy tính Win 11

Như nhiều bạn chưa biết, các máy in ngày nay có thể kết nối với nhiều máy tính một lúc thông qua mạng nội bộ LAN để chia sẻ việc sử dụng với nhiều người. Tuy vậy, có đôi lúc việc chia sẻ này trên Windows 10 không được suôn sẻ, làm cho bạn không tìm thấy hoặc không kết nối được với máy in trong mạng LAN Win 10. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi này? Hãy cùng GIA TÍN Computer – Công ty chuyên bán Máy in tại Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách fix lỗi không kết nối được máy in qua mạng LAN Win 10

1. Đảm bảo đã chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách

Trước khi đi vào sửa lỗi, bạn cần đảm bảo đã tiến hành việc chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách, chi tiết các bước bạn có thể tham khảo bài Cách share máy in qua mạng LAN Win 10.

Nếu đã thực hiện các bước trên mà vẫn không kết nối được, ta bắt đầu thử những cách sửa lỗi khác.

2. Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshoot

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để sửa các lỗi liên quan tới thiết bị ngoại vi chính là trình Troubleshoot.

Bước 1: Đầu tiên bạn bấm tổ hợp phím Windows + I để mở Settings và chọn Update & Security trong cửa sổ chính.

Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấp chọn mục Troubleshoot ở danh mục bên trái, màn hình bên phải bạn chọn Printer và bấm nút Run the troubleshoot để hệ thống quét và tự động sửa lỗi.

Ngoài ra, các bạn cũng nên thực hiện tương tự với mục Hardware and Device để kiểm tra toàn diện các thiết bị ngoại vi luôn. Sau khi sửa xong thì thử kết nối lại xem đã nhìn thấy máy in trong mạng LAN chưa nhé!

3. Kiểm tra Driver

Đôi khi, dù bạn đã thực hiện việc chia sẻ máy in qua mạng LAN, nhưng công đoạn cài driver cho thiết bị lại bị lỗi hoặc bị thiếu, do vậy dù đã nhìn thấy máy in nhưng bạn lại không thể kết nối thành công. Bởi vậy, các bạn cần kiểm tra, cần thiết thì xoá driver cũ và cài lại driver mới cho máy in.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập vào lệnh “devmgmt.msc” và bấm OK để mở Device Manager.

Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, bạn mở rộng mục Print queues và thực hiện việc update, xoá và cài lại driver.

» Chi tiết: Cách kiểm tra và cài đặt Driver cho Windows 10 chuẩn nhất

4. Chạy lại trình tìm kiếm máy in trên Windows 10

Đôi khi chẳng phải vì thiết lập không đúng, cũng không phải vì thiếu driver mà lỗi nằm chính ở máy tính của bạn, cụ thể ở đây là công đoạn quét tìm máy in trong mạng LAN.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + I, cửa sổ mới hiện lên bạn nhấp chọn mục Devices.

Bước 2: Tiếp theo chọn Printers & Scanners từ danh mục bên trái và chọn Add a printer or scanner để máy tính quét các máy in có thể kết nối. Nếu bạn không tìm thấy máy in cần kết nối, tiếp tục bấm vào mục The printer that I want isn’t listed.

Bước 3: Trong cửa sổ mới, bạn tích chọn vào mục Add a Bluetooth, wireless or network discoverable printer, bấm Next và chờ máy tính quét lại các thiết bị trong mạng LAN.

Nếu không có vấn đề gì thì thiết bị máy in sẽ hiện ra, bây giờ bạn có thể thoải mái kết nối máy in qua mạng LAN Windows 10 rồi đấy.

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Nếu bạn đã cài đặt và chia sẻ thành công một máy in mạng trên mạng của mình, nhưng bằng cách nào đó khi bạn cố gắng kết nối với máy in được chia sẻ trên máy tính Windows 11 hoặc Windows 10 của mình, hoạt động không thành công và Windows không thể kết nối với máy in được chia sẻ, thì bài đăng này nhằm cung cấp các giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề này.

Tại sao tôi không thể kết nối với máy in dùng chung?

Có khá nhiều lý do khiến người dùng PC không thể kết nối với máy in dùng chung-các lý do chính bao gồm tính năng Chia sẻ tệp và máy in bị tắt. Ngoài ra, Chia sẻ Tệp và Máy in không được phép thông qua Tường lửa Windows trên máy tính của bạn và máy tính có gắn máy in. Trong trường hợp này, để khắc phục sự cố, hãy bật Chia sẻ tệp và máy in cũng như đảm bảo rằng tính năng Khám phá mạng được bật trên PC chạy Windows 11/10 của bạn.

Windows không thể kết nối với Máy in dùng chung

Nếu Windows của bạn không thể kết nối với Máy in dùng chung, bạn có thể thử các giải pháp được đề xuất của chúng tôi bên dưới không theo thứ tự cụ thể nào và xem điều đó có giúp giải quyết sự cố không.

Bật SMB1.0 Sửa lỗi Máy in Mạng Sửa đổi sổ đăng ký Kết nối máy in với Thiết bị Mạng bằng cáp LAN

Hãy xem mô tả về quy trình liên quan đến từng giải pháp được liệt kê.

Trước khi bạn thử bất kỳ giải pháp nào được liệt kê bên dưới, đôi khi việc tắt nguồn máy in của bạn có thể giải quyết được. vấn đề. Tắt máy in của bạn và rút phích cắm, đợi 30 giây, cắm lại máy in của bạn rồi bật lại máy in.

1] Bật SMB1.0

Cách khắc phục sự cố đầu tiên bạn có thể cố gắng khắc phục sự cố Windows không thể kết nối với Máy in dùng chung trên hệ thống Windows của bạn là bật SMB1.0. Sau khi được bật, hãy xem sự cố đã được giải quyết chưa; nếu không, hãy thử giải pháp tiếp theo.

Có thể một bản cập nhật Windows gần đây cho hệ thống của bạn đã vô hiệu hóa SMB1.0 vì nó gây ra rủi ro bảo mật cho hệ thống của bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể gỡ cài đặt bất kỳ bản cập nhật nào gần đây và xem điều đó có hữu ích không.

2] Sửa lỗi Máy in Mạng

Máy in dùng chung về cơ bản là một máy in mạng-vì vậy bạn có thể làm theo hướng dẫn trong hướng dẫn này của chúng tôi về cách sửa lỗi Máy in Mạng-Windows không thể kết nối với máy in và xem liệu nó có giúp giải quyết sự cố trong tầm tay hay không. Nếu không, hãy thử giải pháp tiếp theo.

3] Sửa đổi sổ đăng ký

Giải pháp này yêu cầu bạn sửa đổi giá trị khóa đăng ký RpcAuthnLevelPrivacyEnabled . Liên kết Cuộc gọi Thủ tục Từ xa Máy in [RPC] xử lý xác thực cho giao diện Winspool từ xa. Người dùng PC có thể tắt hoặc bật chế độ Thực thi ở phía máy chủ để tăng mức độ xác thực.

Vì đây là hoạt động đăng ký, bạn nên sao lưu sổ đăng ký hoặc tạo điểm khôi phục hệ thống nếu cần các biện pháp phòng ngừa. Sau khi hoàn tất, bạn có thể tiến hành như sau:

HKEY_LOCAL_MACHINE \ System \ CurrentControlSet \ Control \ Print Tại vị trí, trên ngăn bên phải, nhấp đúp vào mục nhập RpcAuthnLevelPrivacyEnabled để chỉnh sửa các thuộc tính của nó.

Nếu khóa không có, hãy nhấp chuột phải vào khoảng trống trên ngăn bên phải, sau đó chọn Mới > Giá trị DWORD [32-bit] để tạo khóa đăng ký và sau đó đổi tên khóa thành RpcAuthnLevelPrivacyEnabled và nhấn Enter.

Nhấp đúp vào mục nhập mới để chỉnh sửa thuộc tính của nó. Nhập 0 vào trường Dữ liệu giá trị. Nhấp vào OK hoặc nhấn Enter để lưu thay đổi. Thoát khỏi Registry Editor Khởi động lại PC của bạn.

Khi khởi động, hãy kiểm tra xem sự cố đã được giải quyết chưa. Nếu không. bạn sẽ cần xóa khóa đăng ký Nhà cung cấp bản in kết xuất phía máy khách trên PC Windows của mình.

Thực hiện như sau:

Sao lưu sổ đăng ký hoặc tạo điểm khôi phục hệ thống Tiếp theo, dừng Dịch vụ Bộ đệm máy in.Bây giờ, khởi chạy Trình chỉnh sửa sổ đăng ký. Điều hướng hoặc chuyển đến đường dẫn khóa đăng ký bên dưới: HKEY_LOCAL_MACHINE \ SOFTWARE \ Microsoft \ Windows NT \ CurrentVersion \ Print \ Providers \ Client Side Rendering Print Provider Tại vị trí, trên ngăn điều hướng bên trái, nhấp chuột phải vào thư mục Nhà cung cấp bản in kết xuất phía máy khách và chọn Xóa từ menu ngữ cảnh. Khởi động dịch vụ Bộ đệm máy in. Khởi động lại PC của bạn để lưu các thay đổi.

Nếu sự cố vẫn chưa được giải quyết, hãy thử giải pháp tiếp theo.

4] Kết nối máy in với Thiết bị Mạng bằng cáp LAN

Giải pháp này yêu cầu bạn kết nối máy in với thiết bị mạng của bạn [modem/bộ định tuyến] bằng cáp LAN/ethernet-một số người dùng bị ảnh hưởng đã báo cáo rằng họ có thể giải quyết sự cố bằng cách kết nối máy in với modem bằng cáp LAN và tất cả các máy tính trên mạng đều có thể để có quyền truy cập vào máy in được chia sẻ.

Hy vọng điều này sẽ hữu ích!

Tại sao máy tính của tôi không kết nối với máy in không dây của tôi?

Trong số các lý do khác, Nguyên nhân chính khiến máy tính Windows 11/10 của bạn không kết nối với máy in không dây hoặc máy in không dây của bạn không phản hồi là do máy in của bạn không được bật nguồn hoặc không được kết nối với nguồn điện. Để khắc phục sự cố này, hãy kết nối máy in không dây của bạn với máy tính hoặc thiết bị khác và đảm bảo rằng máy in đã được kết nối với nguồn điện và được bật. Các hành động khác mà bạn có thể thực hiện, bao gồm kiểm tra mực và giấy của máy in, cùng với hàng đợi máy in. Ngoài ra, hãy thử kết nối lại thiết bị của bạn với mạng, định cấu hình lại cài đặt bảo mật để bao gồm máy in và/hoặc cài đặt trình điều khiển đã cập nhật.

Bài đăng có liên quan : Không thể truy cập thư mục chia sẻ do tổ chức chính sách bảo mật.

Video liên quan

Cách kết nối máy in với máy tính Windows tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại có thể khiến cho bạn mất khá nhiều thời gian khi chưa từng thử lần nào. Vì vậy, bài viết sau đây của Vương Khang sẽ giúp bạn kết nối máy in với một số thiết bị máy tính chạy hệ điều hành Windows phổ biến như Surface của Microsoft hay Dell, ASUS,... một cách nhanh nhất.

Cách kết nối máy in với máy tính Windows 10

Mặc dù quy trình kết nối máy in trên máy tính Windows 10 cho các thiết bị có dây và không dây là khác nhau nhưng cách thực hiện đều vô cùng đơn giản.

Với máy in có dây

Máy tính của bạn thường yêu cầu cài đặt phần mềm và driver máy in chuyên dụng nên bạn sẽ cần tải xuống nếu được nhắc rồi làm theo các bước:

  • Bước 1: Kết nối dây nguồn và dây USB với máy tính rồi mở các thiết bị lên

  • Bước 2: Truy cập vào menu Start > Settings

  • Bước 2: Chọn Device trong cửa sổ ứng dụng Windows Settings được mở ra

  • Bước 3: Trong mục Printers & Scanners ở danh sách bên trái, chọn Add a printers or scanner

  • Bước 4: Nhấn và tên máy in muốn kết nối rồi chọn Add Device

  • Bước 5: Chọn Get app để cài đặt Driver rồi làm theo các bước hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình kết nối.

Với máy in không dây

Nếu máy in của bạn hoạt động thông qua mạng cục bộ bằng kết nối Wifi hoặc Bluetooth thì bạn hãy chắc chắn rằng chúng đã được bật trên máy tính trước khi thực hiện kết nối rồi tiến hành cài đặt theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào menu Start > Settings > Devices

  • Bước 2: Trong mục Printers & Scanners ở danh sách bên trái, chọn Add a Printer or Scanner và đợi máy tính Windows 10 của mình tìm kiếm các máy in gần đó

  • Bước 3: Chọn tên máy in muốn kết nối trong danh sách hiện ra rồi thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình để cài đặt máy in.

Lưu ý: Nếu trong danh sách kết nối không xuất hiện tên máy in mà bạn muốn thêm, hãy làm theo các bước:

  • Bước 1: Chọn The printer that I want isn’t listed

  • Bước 2: Chọn tùy chọn tương ứng với máy in > nhấn Next

  • Bước 3: Tiếp tục làm theo các hướng dẫn trên màn hình để tiến hành cài đặt máy in.

Cách kết nối máy in với máy tính Windows 7

Những bạn sử dụng hệ điều hành cũ hơn như Windows 7 cũng có thể cài đặt với máy in của mình một cách nhanh chóng chỉ với một vài cú kích chuột.

Với máy in có dây

Với máy tính Win 7, bạn cũng cần tải Driver phù hợp cho máy in có dây mà bạn muốn cài đặt. Vương Khang mách nhỏ là bạn nên tìm kiếm đĩa Driver kèm theo máy để tiết kiệm thời gian tìm kiếm và tải về.

  • Bước 1: Kết nối dây nguồn và dây USB với máy tính rồi mở các thiết bị lên

  • Bước 2: Mở menu Start > chọn Devices and Printers

  • Bước 3: Chọn Add a printer > Add a local printer

  • Bước 4: Chọn tên máy in muốn kết nối trong danh sách hiện ra rồi nhấn Next

  • Bước 5: Chọn Install Driver để tiếp tục cài đặt driver cho máy in

  • Bước 6: Tiếp tục làm theo các hướng dẫn trên màn hình để tiến hành cài đặt máy in rồi nhấn Finish để hoàn thành.

Với máy in không dây

Nếu sử dụng máy in không dây, các bước thực hiện kết nối máy in với máy tính của bạn sẽ đơn giản hơn theo các thao tác:

  • Bước 1: Mở menu Start > chọn Devices and Printer > chọn Add a printer

  • Bước 2: Trong cửa sổ mở ra chọn Add a network, wireless or bluetooth printer rồi chờ cho hệ thống tự động quét

  • Bước 3: Vài giây sau khi quét, danh sách kết nối máy in sẽ được hiển thị ra và bạn hãy chọn thiết bị của mình rồi nhấn Next

  • Bước 4: Bạn có thể chọn Install Driver hoặc để Windows tự động cài đặt Driver

  • Bước 5: Tiếp tục làm theo các hướng dẫn trên màn hình để tiến hành cài đặt máy in rồi nhấn Finish để hoàn thành.

Hy vọng với những hướng dẫn trên đây của Vương Khang, bạn có thể kết nối máy in với máy tính Windows của mình một cách thuận lợi. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Video liên quan

Chủ Đề