Kết cấu chịu lực là gì

Tường chịu lực hiểu một cách đơn giản là bộ phận kết cấu thay công việc của cột chịu lực và thông qua dầm truyền xuống móng. Vậy kết cấu tường chịu lực là gì? Ưu và nhược điểm của các loại kết cấu tường ra sao? Kiến Trúc Xây Dựng 5S mời bạn tham khảo bài viết sau đây

1. Kết cấu tường chịu lực là gì?

Kết cấu chịu lực là gì

Kết cấu của tường chịu lực là kết cấu chịu được tải trọng theo phương thẳng đứng, momen xoắn (độ vặn của ngôi nhà), lực xô ngang do tác động của gió. Sơ đồ kết cấu chịu lực giống như cột nhưng thay đổi về tiết diện và phương làm việc. 

Tường chịu lực làm bằng chất liệu gạch truyền thống chỉ sử dụng cho nhà cấp 4 hoặc nhà 1 trệt, 1 lầu và không gian có 2 nhịp nhỏ. Ngày nay, người ta ưu tiên làm bằng chất liệu bê tông cốp thép để dễ thi công, sửa chữa. 

Kết cấu tường chịu lực được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc hiện đại. Dựa theo sự làm việc của từng loại tường mà chia ra làm 2 loại tường: Chịu lực một phương và chịu lực hai phương. 

Xem thêm: Cách phân biệt dầm chính và dầm phụ đơn giản

Xem thêm: Giới thiệu các bộ phận cấu tạo nhà dân dụng

2. Ưu và nhược điểm của tường chịu lực

Tường chịu lực một phương bao gồm tường phương dọc hoặc phương ngang. Tường chịu lực hai phương gồm phương ngang và phương dọc. Về cơ bản ưu và nhược điểm của hai loại tường chịu lực gần giống nhau. 

Ưu điểm tường chịu lực

  • Tiết kiệm được không gian và linh hoạt trong việc thiết kế kiến trúc. Khi sử dụng tường chịu lực sẽ tạo một bề phẳng tránh phần nhô ra của cột gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. 

  • Giúp tăng khẩu độ vượt nhịp

  • Tăng độ bền kết cấu

  • Giảm tác động của ngoại lực

Kết cấu chịu lực là gì

Tường chịu lực theo phương ngang

Nhược điểm tường chịu lực

  • Khối lượng vật tư tương đương với số lượng nhân công và công cụ thi công

  • Kết cấu phức tạp, thi công khó

  • Cần đơn vị thi công có tay nghề cao

  • Đòi hỏi các bước tính toán kỹ thuật phải chi tiết, cụ thể.

Kết cấu chịu lực là gì

Tường chịu lực theo phương dọc

3. Ứng dụng của tường chịu lực

Kết cấu chịu lực là gì

Tường chịu lực được sử dụng phổ biến trong các công trình chung cư, văn phòng và các không gian làm việc lớn. Tuy nhiên, hạn chế trong nhà dân dụng vì khó thực hiện và yêu cầu thi công có kinh nghiệm lâu năm.

Xem thêm: Giải pháp xử lý chống thấm tường chung cư nhanh gọn và hiệu quả nhất!!

Hy vọng với những chia sẻ của Kiến Trúc Xây Dựng 5S về kết cấu tường chịu lực sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về bộ phận chịu tải trọng cho ngôi nhà. Vậy còn các phần chịu lực khác của ngôi nhà như thế nào? Hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo. 

Tại TPHCM có rất nhiều nhà "ổ chuột", diện tích nhỏ, ngập nước, xây gạch tạm kém an toàn, chưa pháp lý giấy tờ, phần lớn là gồm 1 tầng trệt và 1 gác gỗ. Thế nhưng, khi người dân xin sửa chữa, cải tạo thì UBND phường chỉ cho nâng nền, nâng gác, nâng mái (vì xin giấy phép xây dựng cực kỳ khó khăn và thậm chí không được, hoặc mất nhiều đất).

Những căn nhà này phần lớn trước đây do người dân xây dựng tạm, đặt gạch xây thẳng trên nền tự nhiên, chất lượng rất kém. Vì vậy nếu chỉ nâng gác, nâng mái lên cao 1,0m thì làm cho nhà càng kém an toàn hơn. Có những nhà chỉ xây tường 100, xây cao gần 6,0m, độ nghiêng đỉnh tường hơn 10cm, lại còn chịu cả sàn bằng tấm cemboard, rất nguy hiểm.

Bản thân tôi là kỹ sư kết cấu xây dựng, còn là đại biểu HĐND, thấy nhiều tình huống này của những bà con địa phương, căn cứ theo Điểm g, Điểm h, Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 về trường hợp miễn xin giấy phép, tôi tư vấn cho chủ nhà khi sửa chữa cải tạo thì đổ bê tông cốt thép 4 cột tại 4 góc trong nhà gia cố 4 bức tường lại. Tại vị trí lấp sàn mới, đổ bê tông cốt thép 4 cây dầm trên đầu 4 cây cột để vừa gia cố bức tường, vừa làm khung đỡ hệ chịu lực của sàn mới. Như thế sẽ bảo đảm an toàn cho công trình, đồng thời thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, UBND phường và ngay cả UBND Quận không đồng ý cách làm này, cho rằng việc làm này đã thay đổi kết cấu chịu lực, vi phạm pháp luật.

Điểm g, h Điều 89 quy định như sau:

“g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc”.

Tôi đã tìm rất nhiều tư liệu để xem thế nào là thay đổi kết cấu chịu lực, nhưng đến nay vẫn chưa thấy có văn bản nào chính thức giải thích vấn đề này.

Đứng về góc độ chuyên môn, tôi cho rằng thay đổi kết cấu chịu lực chính là thay đổi nội lực của kết cấu (theo chiều hướng nguy hiểm hơn). Xây tường cao lên trên hệ tường cũ là làm tăng thêm nội lực cho kết cấu tường cũ, đó mới chính là thay đổi kết cấu, còn dùng hệ khác đỡ tải trọng tăng thêm, làm cho hệ cũ không tăng thêm nội lực, mới chính là không thay đổi kết cấu.

Đây là vấn đề vướng mắc rất lớn trong việc áp dụng quy định pháp luật, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nhà ở của những bà con có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, kính trình cơ quan chức năng có văn bản giải thích rõ ràng:

1. Thế nào là thay đổi kết cấu chịu lực công trình?

2. Gia cố công trình cho an toàn hơn, có xếp vào loại thay đổi kết cấu chịu lực không trình không? Có cần phải xin phép xây dựng hay không?

Rất mong sớm có văn bản giải thích để tôi có đủ cơ sở bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân hiện tại và sau này.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo nội dung hỏi của ông Dương thì kết cấu chịu lực hiện tại của các căn nhà là kết cấu tường gạch xây. Do đó, việc sửa chữa, cải tạo “… đổ bê tông cốt thép 4 cột tại 4 góc trong nhà gia cố 4 bức tường lại. Tại vị trí đáy hệ chịu lực sàn mới, đổ bê tông cốt thép 4 cây dầm xung quanh để vừa giữ ổn định tường, vừa làm khung đỡ hệ chịu lực của sàn mới” được “cán bộ phường và ngay cả cán bộ quận” cho rằng đã làm thay đổi kết cấu chịu lực của công trình là có cơ sở.

Để bảo đảm quyền lợi và an toàn của người dân, với tư cách Đại biểu HĐND (như nêu trong đơn của ông Dương), đề nghị ông hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo công trình theo quy định tại Chương V Luật Xây dựng năm 2014.

Tháng chín 23,2019 01:30 Chiều


Nắm được ưu, nhược điểm của từng loại kết cấu nhà dân dụng giúp công trình đạt chuẩn kỹ thuật, đảm bảo bền chắc dài lâu.

Kết cấu chịu lực là gì

Một phần của sơ đồ kết cấu nhà dân dụng - kết cấu biệt thự tân cổ điển 4 tầng

Các bộ phận cấu tạo nhà ở dân dụng đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong việc hình thành sơ đồ kết cấu ngôi nhà đảm bảo độ an toàn, ổn định và bền vững. Có bộ phận chịu lực đứng và có bộ phận nằm ngang hoặc cả đứng cả nằm. Tùy điều kiện, vật liệu mà phân loại. Điều này được thể hiện chi tiết trong bản vẽ thiết kế sơ đồ kết cấu nhà ở dân dụng cho từng loại công trình.

I - Kết cấu nhà dân dụng có mấy loại chịu lực chính?

Về cơ bản, hệ thống kết cấu chịu lực chính của nhà ở dân dụng được chia làm 3 loại sau đây.

  • Kết cấu tường chịu lực
  • Kết cấu khung chịu lực
  • Kết cấu không gian chịu lực

Mời bạn cùng Kiến trúc VietAS tìm hiểu chi tiết từng loại kết cấu này nhé.

II - Ưu nhược điểm của kết cấu tường chịu lực và phạm vi áp dụng

Kết cấu chịu lực là gì

Ảnh minh họa về kết cấu tường chịu lực và các loại nhà khung

2.1. Kết cấu tường chịu lực là gì?

Là một loại kết cấu nhà dân dụng mà toàn bộ tải trọng của sàn (lực dọc thẳng đứng + lực ngang) truyền xuống móng thông qua kết cấu tường chịu lực.

2.2. Đặc điểm

  • Sơ đồ kết cấu tường chịu lực giống một cái hộp. Trong đó, tường là thành đứng, sàn là các thành nằm ngang.
  • Độ cứng không gian của kết cấu tường chịu lực kém hơn kết cấu khung chịu lực. Sự ổn định của công trình phụ thuộc vào bản thân tường, độ cứng của sàn và độ cứng của các mối liên kết giữa tường và sàn.

2.3. Cấu tạo

  • Tường xây chịu lực thường làm bằng vật liệu gạch, đất sét nung và có thể được thay bằng vật liệu khác có cùng tính chất hoặc tốt hơn.
  • Bề dày tối thiểu của tường chịu lực là 200mm. Nó dùng loại gạch có khả năng chịu nén lớn hơn 50kg/cm2.

2.4. Giải pháp tăng khả năng chịu lực cho tường gạch

Khi xem kết cấu nhà ở, muốn tăng khả năng chịu lực cho tường gạch khi tường xây quá dài thì làm như sau:

  • Tăng thêm bổ trụ hoặc sườn đứng bằng bê tông cốt thép cách khoảng <= 3m.
  • Khi tường quá cao, bố trí giằng bê tông cốt thép cách khoảng <=2.7m.

2.5. Phạm vi áp dụng

Kết cấu nhà tường chịu lực thường chỉ áp dụng cho những nhà dân dụng có không gian nhỏ, số tầng không quá 5 tầng, tải trọng nhẹ hoặc không chịu lực chấn động.

2.6. Có mấy loại tường chịu lực?

Dựa vào chức năng, nhiệm vụ; kết cấu tường chịu lực được chia làm 3 loại gồm:

  • Tường ngang chịu lực
  • Tường dọc chịu lực
  • Tường ngang và tường dọc cùng chịu lực

2.6.1. TƯỜNG NGANG CHỊU LỰC

Tường ngang chịu lực là gì?

Tường ngang chịu lực là kết cấu nhà xây dựng tường chịu lực được bố trí theo phương ngang.

Chức năng của tường ngang chịu lực

Tường ngang chịu lực có nhiệm vụ ngăn cách các phòng và chịu toàn bộ tải trọng từ nhiều bộ phận khác truyền vào. Sau đó nó đưa toàn bộ tải trọng đó xuống kết cấu móng.

Tường dọc làm gì khi tường ngang chịu lực?

Khi tường ngang đóng vai trò chịu lực thì tường dọc sẽ chỉ còn chức năng là tường bao che.

Ưu điểm

  • Độ cứng ngang của nhà lớn.
  • Kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ, thi công dễ dàng.
  • Trong các nhà có mái dốc, tường ngang còn thường dùng tường thu hồi làm kết cấu chịu lực chính.
  • Tường ngăn giữa các phòng tương đối dày nên cách âm tốt.
  • Vì tường dọc chỉ bao che và chịu tải trọng bản thân nên cửa sổ có thể mở lớn giúp thông gió, chiếu sáng tự nhiên tốt.
  • Cấu tạo ban công, lô gia dễ dàng.
  • Chống gió bão tốt

Nhược điểm

  • Bố trí không gian phòng bị đơn điệu, cứng nhắc, các phòng thường bố trí bằng nhau nên thiếu tính sáng tạo, độc đáo.
  • Tốn vật liệu tường và móng.
  • Trọng lượng nhà lớn.
  • Không tận dụng được khả năng chịu lực của tường chu vi.

Phạm vi áp dụng

Kết cấu tường ngang chịu lực thường áp dụng cho các nhà có phòng đồng đều và chiều rộng của gian nhỏ (không gian chỉ rộng không quá 4.2m).

2.6.2. TƯỜNG DỌC CHỊU LỰC

Tường dọc chịu lực là gì?

Tường dọc chịu lực là một loại kết cấu nhà dân dụng mà tường chịu lực được bố trí theo phương dọc.

Ưu điểm

  • Tiết kiệm vật liệu và diện tích xây dựng tường và móng.
  • Bố trí mặt bằng không gian bên trong linh hoạt.
  • Diện tích tường ngang nhỏ, tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài.
  • Cấu tạo ban công, ô văng dễ dàng.

Nhược điểm

  • Tường ngăn giữa các phòng tương đối mỏng.
  • Khả năng cách âm kém.
  • Không tận dụng được tường ngang làm tường thu hồi, thay vào đó phải dùng vì kèo, bán kèo hay dầm nghiêng.
  • Do tường dọc chịu lực nên cửa sổ mở hạn chế dẫn đến việc thông gió và chiếu sáng kém.
  • Độ cứng ngang của nhà nhỏ.
  • Khó tạo logia cho các phòng.
  • Khó tổ hợp mặt đứng

Phạm vi áp dụng

Tường dọc chịu lực sử dụng thi công những ngôi nhà muốn tận dụng tường chu vi, nhà có không gian nông hoặc nhà cần bố trí linh hoạt như: trường học, bệnh viện.

Chú ý khi sử dụng kết cầu tường dọc chịu lực

  • Phải đảm bảo độ cứng ngang cho nhà bằng cách sử dụng giằng tường.
  • Đối với nhà 2 tầng trở lên, lợi dụng tường chịu lực của cầu thang. Cứ khoảng 20m nên làm một tường ngang nối liền các tường dọc lại với nhau.
  • Muốn tiết kiệm vật liệu và tận dụng không gian hơn nữa thì thay tường dọc bên trong thành các hàng cột trên gác dầm hay giằng liên kết.

2.6.3. TƯỜNG NGANG VÀ TƯỜNG DỌC CÙNG CHỊU LỰC

Tường ngang và tường dọc cùng chịu lực là gì?

Là một loại kết cấu nhà ở dân dụng mà tường chịu lực được bố trí theo cả phương ngang và phương dọc của nhà. Trong đó, phía đầu gió sử dụng kết cấu tường ngang chịu lực, phía cuối gió sử dụng kết cấu tường dọc chịu lực cho phòng bếp, nhà vệ sinh, cầu thang, tiền phòng, nhà kho…

Ưu điểm

  • Bố trí phòng ốc linh hoạt
  • Tạo độ cứng tổng thể lớn

Nhược điểm

Lãng phí tường móng và diện tích.

Phạm vi áp dụng

  • Sử dụng kết cấu tường ngang và tường dọc chịu lực cho những căn nhà ở có số tầng nhiều.
  • Áp dụng cho cả tường gạch, tường bê tông, tường bê tông cốt thép và có thể cấu tạo toàn khối hoặc lắp ghép cho nhà panen hay block.

Xem thêm: 20 kiểu mẫu biệt thự vườn đẹp đáng xây nhất cho mọi địa hình đất đai và điều kiện tài chính

III - Ưu nhược điểm của kết cấu khung chịu lực và phạm vi áp dụng

Kết cấu chịu lực là gì

Ảnh minh họa về kết cấu khung chịu lực

3.1. Kết cấu khung chịu lực là gì?

Là loại kết cấu chịu lực nhà ở dân dụng trong đó tất cả các loại tải trọng ngang và đứng đều truyền qua dầm xuống cột.

3.2. Vật liệu cấu tạo khung chịu lực là gì?

Vật liệu cấu tạo khung chủ yếu là bê tông cốt thép hay gỗ. Chỉ những nhà cao từ 15 tầng trở lên hay các phân xưởng sản xuất có yêu cầu đặc biệt về khung chịu lực mới làm bằng thép hoặc nhôm.

3.3. Ưu điểm

  • Các dầm, giằng và cột kết hợp với nhau tạo thành một hệ khung không gian vững chắc gọi là liên kết cứng.
  • Có độ cứng không gian lớn, ổn định và chịu được lực chấn động hơn là kết cấu tường chịu lực.
  • Tiết kiệm vật liệu
  • Trọng lượng nhà nhỏ
  • Hình thức kiến trúc có thể nhẹ nhàng, bố trí phòng linh hoạt

3.4. Nhược điểm

  • Thi công phức tạp
  • Giá thành khung đắt

3.5. Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho các nhà ở cao tầng từ 7-8 tầng trở lên, nhà công cộng và công nghiệp ít tầng cần không gian rộng; các không gian to nhỏ khác nhau cần bố trí xen kẽ; các công trình chịu tải trọng động hoặc tải trọng tĩnh quá lớn như nhà máy, nhà kho hay cần vượt các khẩu độ lớn.

3.6. Có mấy loại khung chịu lực?

  • Khung chịu lực có thể làm kiểu toàn khối hoặc lắp ghép.
  • Dựa vào điều kiện làm việc của dầm khung chia khung chịu lực làm 2 loại:
  • Khung chịu lực hoàn toàn (khung tròn). Trong khung chịu lực không hoàn toàn lại có 2 loại nhỏ gồm: Khung chịu lực ngang và Khung chịu lực dọc.
  • Khung chịu lực không hoàn toàn (khung khuyết).

3.6.1. KHUNG CHỊU LỰC HOÀN TOÀN (KHUNG TRÒN)

Khung chịu lực hoàn toàn là gì?

Khung chịu lực hoàn toàn của nhà ở là kết cấu chịu lực chủ yếu sử dụng dầm và cột. Tường chỉ đơn thuần là kết cấu bao che (tường tự treo, tường tự mang).

Cấu tạo khung chịu lực hoàn toàn

  • Vật liệu cấu tạo khung chịu lực hoàn toàn thường làm bằng bê tông cốt thép, thép hay gỗ.
  • Khi nhà có kết cấu hệ khung chịu lực hoàn toàn (khung tròn) thì tường chỉ có nhiệm vụ ngăn, bao che. Vì thế chúng thường dùng vật liệu nhẹ, ổn định, có độ bền thấp.

Khuyết điểm và phạm vi áp dụng

Trừ kết cấu khung chịu lực hoàn toàn bằng gỗ, kết cấu khung chịu lực bằng bê tông cốt thép hay thép ít dùng trong các nhà dân dụng bình thường. Nó chủ yếu áp dụng cho nhà công cộng hoặc các tòa nhà cao tầng vì tốn nhiều xi măng và sắt thép.

3.6.2. KHUNG CHỊU LỰC KHÔNG HOÀN TOÀN (KHUNG KHUYẾT)

Kết cấu khung chịu lực không hoàn toàn là gì?

Kết cấu khung chịu lực không hoàn toàn lợi dụng tường ngoài để chịu lực có thể dùng tường trong hoặc cột làm kết cấu chịu lực.

Khuyết điểm

  • Giúp việc thiết kế mặt bằng tương đối linh hoạt nhưng liên kết giữa tường và dầm phức tạp.
  • Tường và cột lún không đều ở những nơi đất yếu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Phạm vi áp dụng

Kết cấu nhà bằng khung chịu lực không hoàn toàn có thể áp dụng thi công các ngôi nhà có không gian tương đối rộng hoặc phân chia bố cục không theo quy cách nhất định nào để chia sàn và mái.

3.6.3. KẾT CẤU KHUNG NGANG CHỊU LỰC

Kết cấu khung ngang chịu lực là gì?

Kết cấu khung ngang chịu lực là loại khung mà dầm chính của nó nằm trên khung ngang của ngôi nhà.

Cấu tạo

Nhịp, khẩu độ của kết cấu khung ngang nhà dân dụng thường có kích thước từ 6-9m. Bước khung các nhà bê tông cốt thép phổ biến từ 3.6 - 6m.

Có mấy loại kết cấu khung ngang chịu lực?

Dựa vào tính chất mối liên kết giữa dầm chính với cột, giữa cột với móng mà phân làm khung cứng và khung khớp.

  • Khung cứng dùng cho nhà xây trên đất đồng nhất lún đều, nhà chịu tải trọng lớn và nhà cao tầng.
  • Khung khớp dùng cho nhà xây trên đất không đồng nhất có độ lún không đều.

Ưu điểm và phạm vi áp dụng

  • Kết cấu khung ngang chịu lực có độ cứng chung lớn nên phù hợp dùng thi công nhà khung nhiều tầng, các xưởng sản xuất một tầng một nhịp hay nhiều nhịp.
  • Kết cấu khung ngang cũng dùng khi thi công hành lang hoặc lô gia kiểu công xon do dầm mút thừa đỡ.

3.6.4. KẾT CẤU KHUNG DỌC CHỊU LỰC

Kết cấu khung dọc chịu lực là gì?

Khung dọc chịu lực là kết cấu nhà dân dụng mà dầm chính của nó chạy dọc theo chiều dài ngôi nhà.

Nhược điểm

Kết cấu khung dọc chịu lực có độ cứng nhà kém hơn, đặc biệt là ở phương ngang.

Ưu điểm

  • Ít tốn vật liệu
  • Dễ dàng cấu tạo ô văng và ban công
  • Dễ dàng bố trí phòng ốc linh hoạt, đa dạng
  • Dễ dàng đặt đường ống xuyên qua sàn

Phạm vi áp dụng

Kết cấu khung dọc chịu lực thường dùng thi công các loại nhà có khẩu độ hẹp hơn 6m. Nó cũng dùng phổ biến trong các nhà khung panen lắp ghép hai khẩu độ với lưới cột 6x6m như trường học, bệnh viện hay nhà ở cao dưới 5 tầng.

Giải pháp tăng độ cứng ngang cho nhà có kết cấu khung dọc chịu lực

Làm thêm dầm phụ hoặc lợi dụng sống đứng của panen liên kết chặt chẽ với dầm và cột.

Có mấy loại kết cấu khung dọc chịu lực?

Tùy theo mối liên hệ giữa dầm chính với cột, cột với móng để phân loại khung dọc chịu lực thành khung cứng và khung khớp.

IV - Ưu nhược điểm của kết cấu không gian chịu lực và phạm vi áp dụng

Kết cấu chịu lực là gì

Ảnh minh họa kết cấu không gian chịu lực

4.1. Kết cấu không gian chịu lực là gì?

Kết cấu không gian chịu lực là hệ thống kết cấu làm việc trong nhiều mặt phẳng (cả không gian ba chiều). Các bộ phận kết cấu chịu lực đều truyền lực cho nhau, hỗ trợ nhau theo hai phương thẳng góc.

4.2. Ưu điểm

  • Sự làm việc của kết cấu hợp lý
  • Hình thức kết cấu nhẹ nhàng và ít tốn vật liệu
  • Kết cấu ngang trong kết cấu không gian có thể chỉ cần độ cao bằng khoảng 1/20 - 1/30 khẩu độ, giảm 1/2 - 1/3 không gian kết cấu bình thường.
  • Kết cấu rất chắc, khỏe, có thể vượt khẩu độ lớn

4.3. Nhược điểm

Thi công và cấu tạo phức tạp

4.4. Phạm vi áp dụng

Kết cấu không gian chịu lực hiện là giải pháp kinh tế nhất cho các không gian nhịp lớn quá 30m. Vì thế, nó dùng trong thi công các loại nhà công cộng và công nghiệp có không gian rộng như nhà công nghiệp, rạp hát, nhà thi đấu, bể bơi có mái…

4.5. Kết cấu không gian chịu lực có mấy loại?

Có 6 loại kết cấu không gian chịu lực gồm:

  • Vỏ mỏng
  • Khung không gian hệ lưới thanh không gian.
  • Kết cấu gấp nếp
  • Kết cấu hỗn hợp
  • Kết cấu khí căng
  • Vòm bán cầu
  • Kết cấu dây treo

V - Tiểu kết

Hy vọng với những kiến thức Kiến trúc VietAS vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các sinh viên ngành kiến trúc, xây dựng, thợ thi công và cả các chủ đầu tư muốn tìm hiểu về ưu - nhược điểm của các kiểu kết cấu nhà dân dụng để có công trình thật kiên cố và xinh đẹp.

Kiến trúc VietAS

(Tham khảo sách của GS.TS Nguyễn Đức Thiềm - GS.TS Nguyễn Mạnh Thu)

Xem thêm: 

Kết cấu chịu lực là gì