Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Sau khi hoàn thành, tuyến đường giúp giảm tải áp lực giao thông cho đường Nguyễn Chí Thanh, đường Láng (thuộc vành đai 2) và Đê La Thành (thuộc vành đai 1, đoạn Voi Phục - Giảng Võ).

Tin từ UBND quận Đống Đa, dự án đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài sẽ được thông xe vào ngày 17/1. Hiện đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện hạng mục còn lại như lát đá vỉa hè, trồng cây xanh, sơn kẻ đường, dọn dẹp phế thải...

Dự án mở rộng đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài từ nút giao đường Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh đến nút giao Voi Phục được quy hoạch từ năm 2000, UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2003, nhưng đến nay sau 20 năm mới về đến đích do vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Dự án có chiều dài 1,3 km, bề rộng 28,3-30 m. Điểm đầu tuyến tại nút giao đường Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn Chí Thanh, điểm cuối tại nút giao Voi Phục.

Dự kiến khi đưa vào hoạt động, tuyến đường này góp phần giảm tải áp lực cho giao thông tuyến phố Chùa Láng. Người tham gia giao thông sẽ có thêm lựa chọn tuyến đường nhánh cắt ngang trục Láng và Đê La Thành vào giờ cao điểm.

Trước đó, dự án chậm tiến độ do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng. Một số hộ dân cho rằng giá đền bù đất chưa tương xứng với giá thị trường.

Đầu tháng 11/2022, UBND quận Đống Đa đã phải cưỡng chế phá dỡ 7 căn nhà do các chủ hộ không đồng ý mức giá đền bù và không chịu bàn giao mặt bằng. Để thực hiện dự án, 67 hộ dân và 16 tổ chức đã bị ảnh hưởng với diện tích thu hồi đất 39.590 m2.

Được biết, địa phương hiện chưa có kế hoạch đặt tên cho tuyến đường mới này. Tuy nhiên, tại đây một số hàng quán đã mọc lên 2 bên đường, chủ cửa hàng ghi địa chỉ trên biển hiệu là "đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài" hoặc "ngõ 157B Chùa Láng".

20 năm sau khi được phê duyệt, đến nay Dự án xây dựng đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài đạt được 80% khối lượng công việc và sắp về đích.

Sau đây là một số hình ảnh trên công trường dự án này :

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Dự án xây dựng đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) có chiều dài khoảng 1,3km, bề rộng mặt cắt ngang từ 28,3 mét - 30 mét. Điểm đầu tuyến tại vị trí nút giao thông đường Huỳnh Thúc Kháng và đường Nguyễn Chí Thanh, điểm cuối tuyến tại vị trí nút giao Voi Phục. Tuyến đường nằm trong quy hoạch của quận Đống Đa từ năm 2000 và đến năm 2003 được TP Hà Nội phê duyệt dự án.

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Hàng trăm công nhân đang thi công, gấp rút hoàn thiện các hạng mục cuối trên công trường.

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Máy móc được huy động tới dự án phục vụ thi công.

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Đoạn từ Voi Phục đến khu vực Công ty CP Bệnh viện GTVT, hệ thống cây xanh, chiếu sáng đã được trồng, lắp đặt.

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Đoạn từ nút giao Chùa Láng hướng về nút giao Nguyễn Chí Thanh cũng đang được nhà thầu tăng tốc thi công thay vì chỉ cầm chừng như trước do vướng mặt bằng.

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Người dân phấn khởi khi tuyến đường thường xuyên đi lại sắp được hoàn thành, có diện mạo mới.

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Trong ảnh, công nhân đang thi công lát đá vỉa hè.

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Trên trục đường từ Huỳnh Thúc Kháng kết nối với Nguyễn Chí Thanh, nhiều đoạn đang được thảm nhựa.

Huỳnh thúc kháng thuộc phường nào hà nội năm 2024

Dự án chưa về đích nhưng nhiều phương tiện đã lưu thông qua lại ở phần đường mở rộng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Phố Huỳnh Thúc Kháng dài 763 m, bắt đầu từ ngã tư Thái Hà, Láng Hạ đến đường Nguyễn Chí Thanh,được mở từ những năm cuối của thế kỷ trước, trên cánh đồng, đầm lầy của làng Thành Công và một phần của làng Yên Lãng. Làn đường rộng 30m, vỉa hè nhiều đoạn rộng hơn 20m. Năm 1998 được UBND Thành phố Hà Nội chính thức gắn biển tên phố Huỳnh Thúc Kháng.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1875 - 1947) quê Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, đỗ Hoàng Giáp năm 1904, nhưng không ra làm quan. Năm 1907 - 1908, cụ tham gia phòng trào Duy Tân và bị bắt đầy đi Côn Đảo 13 năm. Năm 1927 cụ sáng lập tờ báo “Tiếng Dân” đấu tranh đòi tự do dân chủ. Cách mạng tháng 8 cụ là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Năm 1946 cụ được cử là Quyền Chủ tịch nước VNDCCH thay mặt Hồ Chủ Tịch khi Người sang Pháp đàm phán. Cụ còn là tác giả của các tập: Thi TừTùng Đoạn, Thì Từ Thảo, Trung Kỳ Sưu ký.

Như một sự trùng hợp lý thú, hàng loạt các cơ quan báo chí truyền thông, viễn thông đã mở ra dọc phố như “kế nghiệp” truyền thống của nhà báo lão thành giàu lòng yêu nước Huỳnh Thúc Kháng. Trênsố nhà 3 và 5 là “đại bản doanh” đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội với tháp truyền hình cao 60m, được kiến trúc hinh chữ H thật độc đáo, tân kỳ, đầy ấn tượng, được cách điệu lôgô “ Truyền hình Hà Nội”. Từ đây những thông tin thời sự nóng hổi, cập nhật được truyền đến từng màn ảnh nhỏ của mỗi nhà. Chương trình phát ngày càng cải tiến, đa dạng, phong phú, lí thú, bổ ích. Cách đài truyền hình gần 100m là trụ sở báo Kinh tế & Đô thị – Cơ quan của UBND TP Hà Nội, tại số nhà 21. Toà soạn với một đội ngũ nhà báo nhiệt tình, cần cù say mê nghề nghiệp, luôn tiếp cận đề tài gắn bó với sự phát triển của Thủ đô và tâm tư nguyện vọng của người Hà Nội. Thời kỳ đầu báo ra 3 số một tuần nay đã phủ kín các ngày làm việc trong tuần.

Dọc theo phố là hàng loạt các cơ quan Viễn thông, thông tin hùng mạnh chiếm những mặt bằng rộng rãi, các trụ sở bề thế: Trung tâm thông tin FPT, Vinnaphone, Công ty Dịch vụ viễn thông, Trung tâm viễn thông Quốc tế, Công ty viễn thông liên tỉnh. Gần cuối phố lại có một cột thu phát sóng cao 50m và một toà nhà của “Trung tâm điều hành khai thác và phát triển viễn thông” đang xây dựng.

Cục lưu trữ Thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, Công ty Cổ phần xuất khẩu Thuỷ sản Hà Nội, Trung tâm thương mại Dầu khí Hà Nội và Tổng công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng Đô thị có một chung cư cao 21 tầng giữa phố với hệ thống dịch vụ hoàn hảo. Nhà hát ca múa nhạc đang xây một sân khấu đồ sộngay trước Công viên Inđira Ganđhi bên dãy số chẵn. Công viên có hồ Thành Công rộng 6,2 ha,với “dàn phun sương” hiện đại tạo chokhông gian cảnh quan một bầu khí quyền mát mẻ, trong lành đẹp đẽ và hấp dẫn. Đây là lá phổi sinh thái của khu đô thị Tây Nam Thành phố. Trong Công viên còn là nơi vui chơi, giải trí, với những hoạt động phong phú đa dạng. Suốt dọc phố có đến gần 20 quán ăn với những món ẩm thực độc đáo: Lẩu Hoàng Đế và các món ănÂu, Á, sủi cảo đệ nhất Đông Bắc, Phở Nhớ, Bia hơi Hồng Hường, các món ăn dân tộc Hoàng Gia, Phượng Cầm, Cơm Huế, Phượng Lộccơm niêu…Thực khách tấp nập suốt ngày và thật hài lòng với các món ăn ngon từ tay các đầu bếp lành nghề dày dạn kinh nghiệm cùng đội ngũ phục vụ viên nhiệt tình, chu đáo.