Huyệt thần môn ở đâu

Trong hệ thống những huyệt đạo quan trọng phân bổ trên khắp các bộ phận, đường kinh lạc, cơ quan của cơ thể người thì không thể không nhắc đến huyệt Thần Môn. Huyệt vị này được Đông y ưu ái đặt cho một danh xưng vô cùng mỹ miều – đó là “cánh cửa thần” để bước đến tạng Tâm. Nó có nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch và hệ thần kinh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết về những công dụng tuyệt vời của huyệt Thần Môn nhé.

Giới thiệu về huyệt Thần Môn và những đặc tính của nó

Huyệt Thần Môn là sự kết hợp đầy thú vị giữa 2 từ Hán Việt. Từ “Thần” mang ý nghĩa là hệ thần kinh kết nối với tim, là vị trí tập trung nguyên khí mạnh nhất của kinh Tâm. Còn từ “Môn” có nghĩa là cánh cửa, ý chỉ đây sẽ là cánh cửa dẫn đường đến với Thần. Cho nên nó có tên gọi là huyệt Thần Môn.

Huyệt còn có một số các tên gọi khác như huyệt Đoài Lệ, Duệ Trung, Trung Đô, Đoài Xung. Và là một trong 600 huyệt vị quan trọng trên cơ thể người, cũng là huyệt thứ 7 của kinh Tâm. Một số đặc tính của huyệt Thần Môn:

  • Là huyệt thuộc hàng Thổ.
  • Là huyệt Tả của đường kinh chính Tâm.
  • Đây là một loại huyệt vị đặc biệt, nếu châm khi nhiệt tà vào kinh Tâm có thể khiến toàn thân sốt, run, và có thể sẽ bị đau hay khó chịu ở vùng tim.
  • Có tác dụng trị thể Thi quyết [ngất như chết] trong trường hợp kinh Biệt phế, Tâm, Thận, Vị do có những rối loạn.

Cách xác định vị trí 

Để xác định được huyệt Thần Môn cũng không phải là điều quá khó. Vì nó nằm ở cổ tay ngay tại xương trụ, gần chỗ lõm của bờ ngoài gân cơ. Hay nói cách khác dễ hiểu hơn, điểm giao của hai đường cổ tay và đường huyệt từ rãnh của ngón áp út đi xuống chính là vị trí của huyệt đạo. Để xác định bạn có thể thực hiện theo các thao tác sau:

  • Bước 1: Bạn đặt bàn tay ngửa lên một mặt phẳng, từ chính rãnh giữa của ngón tay áp út và của ngón út kéo xuống một đường đến cổ tay.
  • Bước 2: Bạn co nhẹ cổ tay lại, đường thẳng vừa nói ở bước 1 với đường cổ tay tạo nên một điểm giao nhau. Đó chính là huyệt thần môn tay phải và cách xác định bên tay trái cũng tương tự như vậy.
Vị trí của huyệt Thần Môn

Tác dụng của huyệt Thần Môn đối với sức khỏe con người

Là cánh cửa Thần của kinh Tâm nên huyệt Thần Môn cũng phải làm tốt vai trò của nó. Huyệt có nhiều tác dụng trong việc điều hòa thần kinh, giúp tinh thần thanh tịnh, an thần, điều hòa các cơn bốc hỏa trong người. Một số công dụng cụ thể như sau:

  • Chữa bệnh động kinh: Do huyệt Thần Môn nằm ở đường kinh thủ thiếu âm Tâm nên tác động đến huyệt này sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh động kinh. Ngoài ra, bấm huyệt này sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn, tránh gặp ác mộng và điều trị bệnh đãng trí.
  • Điều hòa hệ thống thần kinh: Khi tác động đúng theo Y học sẽ giúp người bệnh giảm tình trạng lo lắng, mệt mỏi, tim đập nhanh, hồi hộp, thở đều và một vài những triệu chứng khác liên quan đến hệ thần kinh.
  • Điều trị các bệnh phổ thông khác như: Các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, táo bón hoặc chán ăn…

Như vậy, chúng ta có thể thấy rất nhiều những công dụng hữu ích từ việc tác động đến huyệt vị này. Để biết cách tác động như thế nào mới đạt hiệu quả như mong đợi, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi ngay sau đây.

Những phương pháp chữa bệnh với huyệt Thần Môn

Hiện nay, 2 phương pháp châm cứu và bấm huyệt là hình thức được sử dụng rất rộng rãi để tác động đến huyệt Thần Môn. Mỗi phương pháp sẽ có mang lại những giá trị nhất định cho người bệnh. Nếu có chuyên môn kỹ thuật về Y học, bạn có thể tham khảo để thực hiện theo các thao tác dưới đây:

Phương pháp châm cứu

  • Bước 1: Để tay người bệnh thoải mái, châm thẳng, đầu mũi kim châm hơi chếch ra ngoài [xương trụ], độ sâu khoảng từ 0, 3 – 0, 5 thốn.
  • Bước 2: Người thực hiện tiến hành cứu 1 – 3 tráng và ôn cứu thêm từ 3 – 5 phút.
Châm cứu huyệt Thần Môn

Phương pháp bấm huyệt

Bên cạnh châm cứu, hình thức bấm huyệt cũng là một lựa chọn phổ biến để chăm sóc sức khỏe và chữa một số bệnh lý nhất định. Bạn có thể đến phòng khám Đông y uy tín để thực hiện nếu không có chuyên môn và kiến thức. Và có thể tham khảo các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cho bệnh nhân nằm hoặc ngồi sao cho thoải mái nhất.
  • Bước 2: Dùng hai ngón tay xác định đúng vị trí huyệt và ấn một lực vừa phải xuống, xoay đều theo chiều kim đồng hồ từ 1 – 3 phút. Tiếp theo nghỉ khoảng 1 phút rồi tiếp tục thực hiện thêm 2 lần nữa và ngược chiều kim đồng hồ.

Nếu duy trì phương pháp này thường xuyên sẽ giúp người bệnh ăn ngon, tiêu hóa tốt và giảm các triệu chứng của các bệnh về hệ thần kinh, tinh thần an lạc, và ngủ sâu giấc hơn. Nhờ đó mà sức khỏe cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Những điều cần ghi nhớ khi tác động lên huyệt Thần Môn

Để việc tác động lên huyệt Thần Môn diễn ra an toàn và phát huy tác dụng một cách hiệu quả, thì khi thực hiện người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Người bệnh có thể đến những cơ sở y tế để thăm khám và được sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi muốn thực hiện bấm huyệt hoặc châm cứu. Vì điều này sẽ đảm bảo hiệu quả và không gây tác dụng phụ khi thực hiện,
  • Phải giữ cho tinh thần thư giãn nhất trước khi bấm huyệt hoặc châm cứu.
  • Không thực hiện cho phụ nữ đang mang thai hoặc cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Không nên tác động lực quá mạnh khi bấm huyệt mà cần vừa phải để tránh bầm tím, tụ máu làm tổn thương đến vùng huyệt.
  • Không châm cứu hay bấm huyệt khi vị trí này đang có vết thương hở, bị bầm tím hoặc bệnh lý ngoài da.

Vừa rồi là những thông tin hữu ích về huyệt Thần Môn. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức cũng như biết những phương pháp tác động để hỗ trợ điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Tên Huyệt:

Theo YHCT, Tâm tàng Thần, huyệt này là huyệt Nguyên, nơi kinh khí mạnh nhất của Tâm, châm huyệt này a?nh hưở ng [coi như cửa = môn] đến Tâm và Thần, vì vậy gọi là Thần Môn [Trung Y Cương Mục].

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Tên Khác:

Duệ Trung, Đoài Lệ, Đoài Xung, Trung Đô.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 7 của kinh Tâm.

+ Huyệt Du, Huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.

+ Huyệt Tả của kinh chính Tâm.

+ Huyệt đặc biệt, châm khi nhiệt tà vào kinh Tâm gây chứng khó chịu vùng tim, cơ thể run, sốt.

+ Một trong những huyệt trị ngất như chết [Thi quyết] do rối loạn kinh Biệt Phế, Thận, Tâm, Vị.

Vị Trí:

Ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.

Giải Phẫu:

Dưới da là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Tác Dụng:

Thanh Tâm nhiệt, an thần, thanh hỏa, lương vinh, điều khí nghịch.

Chủ Trị:

Trị hay mơ, mất ngủ, hồi hộp, động kinh, Hysteria, hay quên.

Châm Cứu:

Châm thẳng, hơi chếch qua phía xương trụ [ngón út], sâu 0, 3 - 0, 5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.

Tham Khảo:

Thiên ‘Thích Ngược’ ghi: “ Bệnh ngược phát từ Tâm, làm cho Tâm phiền, chỉ muốn uống nước mát, mà hàn nhiều, nhiệt ít... Nên thích thủ Thiếu âm [huyệt Thần Môn] [TVấn 36, 8].

Trong hơn 600 huyệt vị quan trọng ở cơ thể con người nằm rải rác ở các bộ phận, cơ quan, đường kinh mạch lạc thì không thể không kể huyệt thần môn. Đây là huyệt đạo có nhiều cách tác động và chữa được nhiều căn bệnh, bổ trợ sức khỏe và rất được chú trọng trong Y học cổ truyền. Và để hiểu hơn về huyệt vị này mời bạn đọc những thông tin dưới đây.

Huyệt thần môn còn được gọi là huyệt đoài lệ, đoài xung, trung đô hay duệ trung. Huyệt nằm trên kinh thiếu thủ âm tâm và là huyệt vị thứ 7. Cũng chính vì vị trí huyệt thần môn khá đặc biệt nên còn được xem là huyệt nguyên của kinh tâm, có những tác dụng chính là thanh hỏa, giải nhiệt và an thần.

Hình ảnh huyệt thần môn trên cơ thể người

Lý giải về tên gọi thần môn huyệt, trong Đông y, Tâm có chức năng tàng Thần, huyệt này lại nằm ở kinh Tâm và là huyệt nguyên. Khi đó nếu tác động vào huyệt sẽ ảnh hưởng đến cửa tức là môn và trực tiếp đến Tâm và Thần. Chính điều này mà người ta gọi là huyệt thần môn.

Về một số đặc tính của huyệt đạo như sau:

  • Huyệt thuộc hàng Thổ.
  • Huyệt tả trong đường kinh chính Tâm.
  • Huyệt đạo rất quan trọng, khi châm cứu lúc nhiệt tả sẽ khiến cơ thể nóng sốt phát run và khó chịu ở tim.

Cách xác định huyệt thần môn khá đơn giản. Do huyệt nằm ở trên cổ tay ngay tại xương ngụ, gần chỗ lõm của bờ ngoài gân cơ. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, tâm giao của hai đường cổ tay và đường huyệt từ rãnh của ngón áp út đi xuống chính là vị trí của huyệt đạo.

  • Bước 1: Bạn đặt ngửa bàn tay phải lên, từ chính rãnh giữa của ngón tay áp út và của ngón út gióng lên trên một đường đến cổ tay.
  • Bước 2: Co nhẹ cổ tay lại sẽ thấy một điểm chính là đường giao của đường thẳng vừa kể ở bước 1 với đường cổ tay. Đó chính là huyệt thần môn tay phải và cách xác định bên tay trái cũng thế.

Tác dụng huyệt thần môn có thể thiên về Tâm và Thần nhiều hơn. Huyệt có tác dụng an thần, thanh nhiệt, điều khiển khí hỏa trong người. Chính vì thế mà người bệnh có thể bấm huyệt đạo này để chữa những bệnh lý như sau:

  • Chứng động kinh: Do huyệt vị nằm ở trên đường kinh thủ thiếu âm Tâm nên bấm huyệt đạo có thể cải thiện triệu chứng của bệnh động kinh, hay quên, ngủ mơ.
  • Ngủ trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc: Tác động vào huyệt thần môn một thời gian theo cách châm cứu hay bấm huyệt sẽ giúp cải thiện chứng đau đầu mất ngủ hiệu quả. Giúp người bệnh ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc và hạn chế tình trạng tỉnh dậy lúc nửa đêm.
  • Dịu dây thần kinh: Tác động đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bất an, mệt mỏi, hồi hộp và tim đập nhanh, một vài vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.
Huyệt đạo rất tốt cho an thần và hệ thần kinh của con người

Có hai cách để tác động và huyệt vị thần môn để chăm sóc và cải thiện sức khỏe hoặc chữa các bệnh lý nhất định. Đó chính là bấm huyệt và châm cứu, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà nếu có kiến thức chuyên môn và năng lực nhất định, còn không hãy đến những phòng khám Đông y để thực hiện đảm bảo an toàn.

Bấm huyệt:

  • Chọn một tư thế phù hợp cho người bệnh, do huyệt nằm ở vị trí cổ tay nên có thể nằm hay ngồi đều được.
  • Dùng hai ngón tay xác định đúng vị trí huyệt và ấn một lực vừa phải xuống, day đều theo chiều kim đồng hồ từ 1 – 3 phút. Sau đó nghỉ khoảng 1 phút rồi lại thực hiện thêm 2 lần nữa.
  • Bấm huyệt đạo thường xuyên sẽ giúp ăn ngon, giảm thiểu chứng mất ngủ, an thần và tăng cường sức khỏe hơn.

Châm cứu:

  • Chuẩn bị tư thế phù hợp, dùng kim châm đâm vào huyệt đạo, cho mũi kim hơi chếch ra ngoài, đảm bảo sâu khoảng 0.3 – 0.5 thốn.
  • Người thực hiện tiến hành cứu 1 – 3 tráng và ôn cứu thêm từ 3 – 5 phút.
Tác động vào huyệt đạo đúng cách để có hiệu quả tốt nhất

Khi thực hiện các cách tác động vào huyệt vị, để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, cần chú ý những vấn đề quan trọng như sau:

  • Để đảm bảo hiệu quả và không gây tác dụng phụ khi thực hiện, người bệnh nên đến những cơ sở y tế để thăm khám và để bác sĩ có chuyên môn thực hiện.
  • Khi bấm huyệt hay châm cứu cần giữ tâm trạng thoải mái nhất. Không thực hiện cho phụ nữ đang mang thai hoặc cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Bấm huyệt không nên tác động lực quá mạnh mà cần vừa phải để tránh bầm tím, tụ máu tại đây.
  • Không châm cứu hay bấm huyệt khi vị trí này đang có vết thương hở, bị bầm tím hoặc bệnh lý ngoài da.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về huyệt thần môn. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách tác động phù hợp nhất để chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề