Huyện tân sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Cách xem những tuyến đường sẽ mở ở huyện Tân Sơn theo quy hoạch.

Huyện Tân Sơn nằm ở phía tây nam tỉnh Phú Thọ và là huyện cực tây của tỉnh (điểm cực nằm tại xã Thu Cúc), có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Thanh Sơn, phía bắc giáp huyện Yên Lập và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, phía tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phía nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Tân Sơn đồng thời là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Phú Thọ và xã Thu Cúc cũng là xã có diện tích lớn nhất trong số các xã của Phú Thọ (thậm chí còn lớn hơn cả thị xã Phú Thọ).

Huyện Tân Sơn có tổng diện tích 688,58km², hiện có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 17 xã: Đồng Sơn, Kiệt Sơn, Kim Thượng, Lai Đồng, Long Cốc, Minh Đài, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Tân Phú (huyện lỵ), Tân Sơn, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Thu Ngạc, Văn Luông, Vinh Tiền, Xuân Đài, Xuân Sơn.

Về quy hoạch, UBND tỉnh Phú Thọ đã công khai báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2030. Quy hoạch này vẫn có giá trị cho tới khi quy hoạch mới được lập, công bố trong thời gian tới.

Theo quy hoạch huyện Tân Sơn được phát triển theo tính chất: Việc lập Quy hoạch sử dụng đất đã khoanh định được quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất trồng cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả kinh tế cao; công tác quản lý đất lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng có những chuyển biến tích cực so với giai đoạn trước, từng bước ngăn chặn suy thoái rừng, đất lâm nghiệp; ưu tiên bố trí đủ quỹ đất vào các mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch và các mục đích sản xuất kinh doanh khác; tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng được đưa khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý, góp phần cân bằng quỹ đất sử dụng vào các mục đích theo yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn đã và đang có các dự án triển khai. Điều này sẽ góp phần từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy lưu thông, kết nối giao thông của người dân với các khu vực lân cận; nâng cao hiệu quả thoát nước, chống ngập úng, cải thiện mỹ quan môi trường đô thị; cải thiện công tác thu gom rác thải và năng lực vận chuyển, tránh ô nhiễm môi trường.

Điều này sẽ góp phần từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy lưu thông, kết nối giao thông của người dân với các khu vực lân cận; nâng cao hiệu quả thoát nước, chống ngập úng, cải thiện mỹ quan môi trường đô thị; cải thiện công tác thu gom rác thải và năng lực vận chuyển, tránh ô nhiễm môi trường.

Theo quy hoạch giao thông huyện Tân Sơn, trong tương lai sẽ có thêm nhiều tuyến đường mới sẽ được mở giúp việc di chuyển của người dân trong khu vực được thuận lợi hơn.

Một số đường sẽ mở ở huyện Tân Sơn: đường gần xí nghiệp chè Tân Phú nối với đường gần trạm y tế xã Tân Phú. Đường này có chiều dài 3,80km.

Những con đường sẽ mở trong tương lai được thể hiện cụ thể trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ.

Dưới đây là ví dụ một số đường sẽ mở thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ:

Huyện tân sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Huyện Tân Sơn trên bản đồ Google vệ tinh.

Huyện tân sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Tuyến đường sẽ mở ở trong phạm vi huyện Tân Sơn trong tương lai theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ. Đây là đường gần xí nghiệp chè Tân Phú nối với đường gần trạm y tế xã Tân Phú. (Nguồn bản đồ: Sở Quy hoạch & Kiến trúc tỉnh Phú Thọ).

Huyện tân sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Vị trí đường sẽ mở ở huyện Tân Sơn nhìn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ với nền Google vệ tinh: đường gần xí nghiệp chè Tân Phú nối với đường gần trạm y tế xã Tân Phú.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang vừa ký ban hành Phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025, trình Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, phê duyệt.

Huyện tân sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang (Ảnh: Cổng TTĐT Phú Thọ).

Theo đó, trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Phú Thọ đề nghị giữ nguyên đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện (13 huyện, thành, thị); sắp xếp, điều chỉnh với 80 ĐVHC cấp xã.

Số lượng ĐVHC cấp xã tỉnh Phú Thọ sau khi sắp xếp giai đoạn 2023-2025 là 177 (15 phường, 11 thị trấn và 151 xã). Số ĐVHC cấp xã giảm sau sắp xếp là 48 xã.

Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.534,6 km2, dân số hơn 1,4 triệu người. Toàn tỉnh có 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh)

Thành phố Việt Trì sẽ sáp nhập phường Vân Cơ và phường Nông Trang; sáp nhập phường Thọ Sơn và phường Bến Gót.

Tại huyện Đoan Hùng sáp nhập 3 xã Chân Mộng, Minh Phú và Vụ Quang; sáp nhập 3 xã Minh Tiến, Tiêu Sơn và Yên Kiện; sáp nhập 2 xã Hùng Long và Vân Đồn; sáp nhập xã Vân Du và xã Chí Đám; sáp nhập xã Minh Lương và xã Bằng Doãn; sáp nhập xã Sóc Đăng và thị trấn Đoan Hùng.

Sau khi sắp xếp, huyện Đoan Hùng có 14 ĐVHC cấp xã (giảm 8).

Huyện Hạ Hòa sáp nhập 3 xã Bằng Giã, Minh Côi và Văn Lang; sáp nhập xã Lang Sơn và Yên Luật; sáp nhập 3 xã Phương Viên, Gia Điền, Ấm Hạ; sáp nhập xã Hà Lương và Đại Phạm; sáp nhập xã Minh Hạc và thị trấn Hạ Hòa.

Sau sắp xếp, huyện Hạ Hòa sẽ có 13 ĐVHC cấp xã (giảm 7).

Huyện Thanh Ba sẽ sáp nhập 3 xã Vân Lĩnh, Đông Lĩnh và Đại An; sáp nhập 3 xã Võ Lao, Khải Xuân và Ninh Dân; sáp nhập xã Thanh Hà, Sơn Cương và Chí Tiên; sáp nhập 3 xã Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn và Lương Lỗ; sáp nhập xã Đồng Xuân và thị trấn Thanh Ba.

Sau sắp xếp, huyện Thanh Ba có 10 ĐVHC cấp xã (giảm 9).

Huyện tân sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Phú Thọ).

Huyện Cẩm Khê sáp nhập 3 xã Tuy Lộc, Ngô Xá và Thụy Liễu; sáp nhập 3 xã Cấp Dẫn, Xương Thịnh và Sơn Tình; sáp nhập xã Phú Khê, Tạ Xá và Yên Tập; sáp nhập 3 xã Phú Lạc, Chương Xá và Văn Khúc.

Sau sắp xếp, huyện Cẩm Khê có 16 ĐVHC cấp xã (giảm 8).

Huyện Phù Ninh sáp nhập 3 xã Phú Nham, Gia Thanh và Tiên Du; sáp nhập 3 xã Bảo Thanh, Hạ Giáp và Trị Quận; sáp nhập xã Liên Hoa, Lệ Mỹ và Phú Mỹ. Sau sắp xếp, huyện này có 11 ĐVHC cấp xã (giảm 6).

Huyện Lâm Thao sáp nhập 3 xã Xuân Huy, Thạch Sơn và Xuân Lũng. Sau sắp xếp, huyện Lâm Thao có 10 ĐVHC cấp xã (giảm 2).

Huyện Tam Nông sẽ sáp nhập xã Thanh Uyên và Hiền Quan; sáp nhập xã Quang Húc và Tề Lễ; sáp nhập xã Hương Nộn và thị trấn Hưng Hóa. Sau sắp xếp, huyện có 9 ĐVHC cấp xã (giảm 3).

Huyện Thanh Thủy sáp nhập 2 xã Đoan Hạ và Bảo Yên; sáp nhập xã Thạch Đồng và Xuân Lộc; sáp nhập xã Tân Phương và thị trấn Thanh Thủy. Như vậy, huyện Thanh Thủy sẽ có 8 ĐVHC cấp xã (giảm 3).

UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, năm 2024 sẽ hoàn thiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2023-2025 báo cáo Chính phủ. Đồng thời sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị hình thành sau sắp xếp.

Đến năm 2025, Phú Thọ chỉ đạo các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả.

Sẽ tiếp tục sắp xếp 6 huyện và trên 20 xã

Ngoài việc dự kiến phương án thực hiện sắp xếp 80 ĐVHC cấp xã nêu trên, giai đoạn 2026-2030 tỉnh Phú Thọ dự kiến có 6 huyện và trên 20 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp cấp ủy, chính quyền cấp huyện rà soát các phương án để lựa chọn, thống nhất phương án sắp xếp đảm bảo vừa thuận lợi, phù hợp về địa hình và đồng nhất về tập quán sản xuất, kinh doanh, tập quán văn hóa giữa các địa phương sắp xếp.