Hướng dẫn thi công chống thấm sàn mái cần thơ

Thấm dột là tình trạng phổ biển thương xuyên xuất hiện ở nhiều công trình. Tinh trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu của công trình. Dẫn tới sự xuống cấp, giảm tuổi thọ của công trình và ảnh hưởng tới mỹ quan ngôi nhà. Để khắc phục tình trạng này, Sơn Vàng hân hạnh giới thiệu tới Quý khách hàng phương pháp thi công chống thấm mái nhà, sàn mái nhà. Đây là một trong những phương pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để có thêm thông tin về chống thấm sàn mái nhà.

NGUYÊN NHÂN SÀN MÁI BỊ THẤM DỘT

Để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất Quý vị cần xác định rõ nguyên nhân dột, thấm của sàn mái nhà.

- Vật liệu sử dụng không phù hợp, không có khả năng đàn hồi, dễ bị co, lão hoá… dẫn tới tình trạng hư hỏng xuống cấp và thấm dột sàn mái.

- Kỹ thuật thi công chống thấm sàn mái trước không được đảm bảo, kém chất lượng hoặc có thể quá mỏng không đủ khả năng chống thấm.

- Nếu sử dụng phương pháp chống thấm bằng màng khò có thể chưa kín, thi công chưa đảm bảo…

- Hệ thống cấp thoát nước kém, rò rỉ nước trên bề mặt sàn, làm nước ứ đọng lâu ngày dẫn tới sự xuống cấp cua công trình

Sơn Vàng sẽ giới thiệu tới Quý khách hàng một số phương pháp thi công chống thấm sàn mái nhà như sau:

THI CÔNG CHỐNG THẤM SÀN MÁI NHÀ BẰNG MÀNG KHÒ NÓNG BITUM

Thi công chống thấm sàn mái nhà dùng bitum khò nóng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như thi công nhanh, có thể thi công ở nhiều bề mặt khác nhau, đặc biệt có độ đàn hồi cao.

Quy trình thi công chống thấm bằng màng khò nóng bitum được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt. Loại bỏ các lớp xi, vôi vữa cũ, bụi bẩn bám trên bề mặt thi công. Phơi khô tự nhiên mặt bê tông hoặc dùng dụng cụ thổi khô khi cần thiết.

Bước 2: Đo, cắt màng chống thấm. Sau khi bề mặt được vệ sinh sạch sẽ, tiến hàng đo bề mặt kết cấu và trải màng chống thấm. Đặc biệt chú ý cần phải đo cắt cẩn thận và chính xác để đạt độ thẩm mỹ cao nhất.

Bước 3: Dán màng chống thấm Bitum. Chuẩn bị các dụng cụ khò, đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm. Trước khi sử lý cần kiểm tra một lần nữa tấm màng, khi thi công đảm bảo được màng phải được úp xuống dưới. Sử dụng đèn khò để làm tan chảy hợp chất bitum. Khi thi công cần đảm bảo độ nóng phù hợp tránh nhiệt độ quá cao.

Bước 4: Nghiệm thu công trình. Khi thi công xong, cần phải bơm nước lên trên bề mặt thi công chống thấm trong vòng 24h để đảm bảo được khả năng chống thấm của bề mặt trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.

Thực hiện quá trình thi công chống thấm bằng màng khò nóng.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM SÀN MÁI BẰNG SIKA

Ưu điểm của phương pháp thi công chông thấm sàn mái nhà bằng vật liệu gốc xi măng: các thao tác thi công đơn gian, dễ làm, chi phí thi công tương đối thấp. Đây là phương pháp thi công được đánh giá dễ nhất và cho hiệu quả cao nhất.

Quy trình chống thấm được sử lý như sau:

Bước 1: Chuẩn bị. Cần chuẩn bị về thợ thi công và vật liệu thi công. Đối với kỹ thuật thi công cần có chuyên môn về chống thấm. Chuẩn bị vật liệu Sika membrane. Ngoài ra cần thêm một số máy móc chuyên dụng để phục vụ quá trình thi công.

Bước 2: Vệ sinh bề mặt. Bề mặt trước khi thi công cần phải được vệ sinh thật sạch bụi bẩn, rêu mốc, các khe nứt phải được xử lý,.. Làm sạch các lớp vữa cũ trên bề mặt. Các miệng cống thoát nước cần xử lý kỹ hơn để chống thấm được phủ nhiều hơn.

Bước 3: Thi công chống thấm Sika. Thực hiện đổ Sika và vữa vào các khe nứt, lỗ .. trên bề mặt. Phủ một lớp phụ gia trên sàn. Thi công tối thiểu 2 lớp chống thấm lên bề mặt. Mỗi lớp cách nhau khoảng 3-5 tiếng tuỳ thời tiết.

PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM SÀN MÁI BẰNG KOVA CT-11A HIỆU QUẢ

Ưu điểm của phương pháp này đó chính là an tàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường và chịu mài mòn, chịu được mọi thời tiết khắc nghiệt, đô bền cao.

Cũng như các biện pháp thi công khác, thi công chống thầm sàn mái bằng Kova cũng cần phải xử lý bề mặt sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn và chuản bị các máy móc thiết bị công cụ dụng cụ, vặt tư sơn…

Quy trình thi công được thực hiện như sau:

Bước 1: Phủ 2-3 lớp Kova CT-11A sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.

Bước 2: Cán hồ bảo vệ lớp ngăn thấm đồng thời để lót gạch, hoặc phủ lớp sơn chống nóng cho sàn mái CN-05.

CHỐNG THẤM SÀN MÁI BẰNG SƠN EPOXY

Vật liệu epoxy chống thấm là một loại vật liệu chuyên dụng có khả năng chống thấm tuyệt vơi, tạo màng chống thấm liên tục, che lấp được các vết nứt… Đặc biệt ở loại vật liệu này đó chính là làm cho bề mặt tương đối sáng bóng, chịu sốc nhiệt và tia UV khá tốt.

Thi công chống thấm sàn bằng sơn epoxy mang tới nhiều lợi ích: bền màu, chống trơn trượt, chống bụi, chịu được mài mòn và ma sát rất tốt, tính thẩm mỹ vượt trội.

Quy trình thi công chống thấm bằng sơn epoxy cho sàn mái nhà như sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn. Đây là bước đặc biệt quan trọng đối với thi công son epoxy. Bề mặt sạch, đạt tiêu chuẩn thì sẽ làm tăng độ bám dính của màng sơn lên bề mặt. Chính vì thế Quý vị nên sử dụng các dụng cụ như máy mài, má hút bụi, … để xử lý bề mặt.

Bước 2: Tiến hành xử lý các khuyết tật, lỗ trên bề mặt. Quý vị có thể sử dụng keo epoxy để khắc phục.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót

Bước 4: Thi công lớp sơn cuối cùng hoàn thiện sản phẩm. Ở bước thi công sơn Quý vị cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sơn của nhà sản xuất, pha sơn đúng kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trên đây là một số phương pháp thi công chống thấm sàn mái nhà. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Quý vị hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thi công hiệu quả nhất. Sơn Vàng luôn mong muốn được phục vụ Quý khách hàng.

Chủ Đề