Hướng dẫn làm hồ cá bằng thùng xốp năm 2024

Anh Minh Đức [Đống Đa, Hà Nội] rất thích nuôi cá nhưng trước đây đều không thành công dù có thả cá trong bể kính. Chính bởi vậy, anh đã tự chế chiếc bể cá đặc biệt của riêng mình.

  • Bể cá làm từ… thùng xốp

Cũng giống như nhiều người, ban đầu, anh Minh Đức thả cá trong bể kính. Tuy nhiên anh nhận thấy điều kiện của bể không thích hợp để cá đẻ con. Do đó, anh đã nghĩ cách tự chế một chỗ nuôi cá vừa giúp chúng sinh trưởng thuận lợi như trong tự nhiên, vừa rẻ tiền.

Và anh đã mua hai thùng đựng hoa quả, dùng xi măng, sỏi để làm bể ngoài trời.

Hai thùng xốp ghép lại để tạo thành bể cá rộng rãi hơn

  • Cách làm bể cá đơn giản

Bước 1: Chọn hai thùng xốp có cùng kích cỡ, kiểu dáng và sạch sẽ, bắn keo silicon để gắn lại, cố định mọi bề mặt bằng băng dính.

Bước 2: Để chống thấm nước, anh Đức trát xi măng kín lòng bể rồi đến thành bao xung quanh. Bể khô, anh xả nước để kiểm tra nứt hay rò nước và để thải loại chất độc của xi măng.

Toàn bộ nguyên liệu, cây trồng cho bể cá ngoài trời hết khoảng 300 ngàn đồng

Do bể đặt ngoài trời nên vợ chồng anh Đức chọn các loại cây thủy sinh có tác dụng lọc nước và tán rộng để che cho cá như cây thủy trúc, rong la hán, lưỡi mèo, lưỡi mác...

Theo anh Đức, để cây phát triển tốt, các gia chủ có thể rải một lớp đất vi sinh rồi trồng cây hoặc thả luôn cả lọ trồng cây vào bể. Anh cũng cho thêm xỉ than, sỏi để hỗ trợ lọc nước. Sau hơn một tuần sử dụng, nước trong bể vẫn trong veo.

Nguồn: VNE

Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé.

Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng.

Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp khá đơn giản và không tốn quá nhiều chi phí vì thế đang được nhiều người áp dụng. Cùng bTaskee bắt tay vào làm ngay thôi nào!

Cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp

Chuẩn bị vật liệu làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp

  • 1 thùng xốp
  • 2 cục xỉ than
  • 5 kg đất nền
  • 2 kg sỏi nhỏ
  • 1 kg cát trắng
  • 1 số cây thủy sinh
  • 1 chai vi sinh
  • 1 chai khử clo cho nước máy
    Chuẩn bị các vật liệu cần thiết để làm hồ thủy sinh

Các bước làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp tại nhà

  • Bước 1: Cho đất nền vào thùng xốp

Ở bước này, bạn cho một lượng đất nền vừa đủ vào thùng xốp để có thể cắm cây thủy sinh. Lượng đất nền có độ dày từ 2 đến 3 cm tùy vào chiều cao của thùng xốp. Đất nền bạn có thể tự trộn hoặc mua ở các cửa hàng thủy sinh.

Đất nền khi cho vào thùng xốp bạn chỉ cần rải đều tay, không nên nén lại. Khi nén đất sẽ làm cho đất cứng, cây thủy sinh khó bén rễ, phát triển chậm.

  • Bước 2: Cho xỉ than và sỏi nhỏ vào thùng xốp

Xỉ than làm thay nhiệm vụ của bộ lọc, giúp nước trong bể cá cảnh luôn trong và sạch. Xỉ than với những lỗ nhỏ xốp sẽ là nơi ở và phát triển của những vi sinh vật có lợi. Trước khi cho xỉ than vào thùng xốp làm bể cá, bạn cần đập nhỏ xỉ than ra. Xỉ than đập nhỏ có kích thước bằng hoặc lớn hơn một chút so với viên sỏi nhỏ.

Sau khi đập nhuyễn xỉ than ra, bạn trộn chung với sỏi theo tỉ lệ 1:1, rồi rải đều trên lớp nền có sẵn trong thùng xốp.

  • Bước 3: Cho cát trắng lên trên cùng

Cát trắng là lớp trên cùng của phần nền bể nên giúp bể trông thẩm mỹ hơn khi che đi lớp xỉ than và sỏi phía dưới. Lớp cát trắng phía trên không nên quá dày, thường chỉ từ 0.5 đến 1 cm là vừa đủ. Ở bước này bạn thực hiện hoặc bỏ qua đều được.

Sau khi xong bước 3, các bạn có thể thêm lũa hoặc đá để tăng thêm vẻ đẹp, hấp dẫn cho bể cá của mình.

  • Bước 4: Cho nước vào thùng xốp

Ở bước này bạn sẽ thực hiện cho nước vào thùng xốp. Khi cho nước vào lần đầu, bạn nên để nước đầy tràn ra ngoài, bụi bẩn khi thao tác ở những bước trên sẽ theo nước trôi ra. Sau khi đã trôi các bụi bẩn ra ngoài, các bạn múc bớt nước ra, tránh những loại cá hiếu động sẽ nhảy ra ngoài.

Nên để một cái đĩa hoặc bịch nilon trong nền bể khi cho nước vào. Điều này giúp nước không làm đục và nền bể thùng xốp không bị xói mòn xuống phía dưới.

Bạn lưu ý nếu nước bạn là nước máy, bạn nên châm 1 ít dung dịch khử clo vào trong bể xốp. Lượng clo trong nước máy sẽ ảnh hưởng đến đàn cá và vi sinh trong bể của bạn. Dung dịch này sẽ giúp bạn khử bớt lượng clo có trong nước máy.

  • Bước 5: Cắm cây thủy sinh vào bể cá bằng thùng xốp

Bạn thực hiện cắm cây thủy sinh vào bể cá, bạn nên lựa những cây thủy sinh dễ sống để trồng khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Gợi ý cho bạn một số loại thủy sinh dễ trồng như là các loại bèo, rong đuôi chó, tiểu bảo tháp, cỏ ngưu mao chiên, thủy cúc, cỏ thìa, ngô công thảo…

Để dễ dàng trong việc cắm cây xuống nền, bạn nên chuẩn bị cho mình một cây nhíp. Khi cắm cây thủy sinh, bạn không nên cắm quá sâu hoặc nén quá chặt gốc. Chỉ cần cắm nhẹ xuống nền, cây giữ nguyên vị trí không bị bật gốc là được.

\>>> Tham khảo bài viết: Các Loại Cây Thủy Sinh Không Cần CO2 Dễ Chăm Sóc Nhất

  • Bước 6: Châm vi sinh

Chai vi sinh bạn có thể mua ở các tiệm cá cảnh, châm vi sinh giúp bể bạn ngay lập tức có 1 lượng vi sinh có lợi. Vi sinh giúp cân bằng hệ sinh thái, phân hủy chất thải của cá và đảm bảo hồ bạn luôn luôn sạch trong. Bạn cho 1 lượng vi sinh vừa đủ vào bể cá cảnh làm bằng thùng xốp, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Bước 7: Thả cá

Các bạn lưu ý không nên thả cá ngay khi vừa làm xong hồ cá bằng thùng xốp. Hồ cá của bạn lúc này chưa có được sự ổn định, cũng như nước vẫn còn đục.

Đợi sau từ 2 đến 3 ngày hoặc lâu hơn, khi nước đã lắng xuống, độ pH đã dần ổn định, lượng clo trong nước không còn, là bạn có thể thả cá rồi.

Bạn nên nuôi những loại cá cảnh có sức sống cao, không cần oxy trong bể. Một số loại cá khỏe như: các dòng cá 7 màu [guppy], lia thia [betta], cá sặc cảnh, đuôi kiếm…

Mua cá về bạn cũng không nên lập tức thả cá vào thùng xốp, vì khi đó cá dễ bị sốc nhiệt, sốc nước. Hãy để bịch cá mua về trên mặt nước bể cá, đợi khoảng 30 phút rồi từ từ thả cá ra.

Ưu điểm của cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp

Tiết kiệm chi phí

Với cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn làm bằng kính. Khi làm bằng kính, tùy vào loại kính mà chi phí sẽ dao động từ 500 nghìn cho đến hơn 1 triệu đồng cho 1 bể 60×40. Ngoài ra, các bạn không mất các loại phí cho việc mua đèn, mua sủi oxy và lọc.

Thời gian thực hiện nhanh

Khi làm bể bằng kính, các bạn cần lên layout trước một cách cẩn thận và điều này tốn rất nhiều thời gian. Làm hồ cá bằng thùng xốp, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Góc nhìn của bạn sẽ là từ trên xuống, nên việc thiết kế là vô cùng nhanh.

Gọn gàng, tận dụng tốt không gian

Một bể cá làm bằng thùng xốp luôn được đánh giá cao về việc tận dụng không gian. Bạn có thể tận dụng bất kỳ góc nào để làm bể cá bằng thùng xốp, chúng rất gọn gàng và dễ dàng sắp đặt.

Bạn là một người đam mê những loại cá nhỏ, hay bạn muốn nhân giống loại cá của mình thì thùng xốp là nơi tuyệt vời để thực hiện. Thùng xốp rất nhẹ và gọn, nên bạn có thể di chuyển chúng rất đơn giản và không mất quá nhiều sức để làm việc này.

Nhược điểm khi dùng thùng xốp làm hồ cá cảnh

Tính thẩm mỹ chưa cao

Cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp nên tính thẩm mỹ chắc chắn sẽ không bằng hồ làm bằng kính. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sáng tạo thêm cho hồ cá bằng thùng xốp của bạn trông đẹp hơn. Có rất nhiều bạn đã có những sáng kiến, biến tấu bể cá thùng xốp của mình nhìn rất bắt mắt.

Kích thước thùng xốp còn hạn chế

Thùng xốp thường có kích thước nhỏ, rất khó để bạn có thể chơi những loại cá lớn. Thùng xốp chỉ thích hợp với những loại cá cảnh có kích thước nhỏ, những loại cá lớn rất khó khăn khi bơi lội trong này.

Dễ bị hư hỏng

Bạn biết đấy, thùng xốp có khả năng chịu lực không quá lớn, theo thời gian chúng dễ bị rò rỉ hoặc bể. Nguyên nhân của việc này có thể do sức nặng từ nước hoặc do di chuyển.

Mặc dù vẫn còn những nhược điểm của mình, tuy nhiên sức hấp dẫn khi làm bể cá cảnh bằng thùng xốp là không thể bàn. Hi vọng với cách làm hồ thủy sinh bằng thùng xốp có thể giúp bạn làm ra một bể cá ưng ý. Chúc bạn thành công nhé!

Bạn quá bận rộn và không có thời gian dọn dẹp nhà cửa? Đừng lo lắng! Đã có bTaskee lo. Chỉ với 60s đặt lịch dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, các chị Cộng Tác Viên sẽ đến dọn dẹp và trả lại cho bận không gian nghỉ ngơi sạch sẽ, thoải mái.

Tải app bTaskee tại đây!

Câu hỏi thường gặp

  • Sau khi hoàn thành xong hồ thủy sinh có nên thả cá vào liền không? Chờ một tuần sau khi thiết lập vườn cây, bạn có thể thả những loại cá mình muốn vào bể thủy sinh. Nếu bạn có cá trước đó, hãy thả tạm vào một bể cá nào đó. Còn không, tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi bể thủy sinh đã sẵn sàng thì mua cá thả vào. Có nên lấy cá ra khỏi bể khi vệ sinh không?

Không, hãy tiếp tục và để cá của bạn trong bể cá. Bạn sẽ không rút hết nước trong bể cá, vì vậy sẽ có nhiều nước để chúng bơi. Ngoài ra, quá trình bắt chúng sẽ gây căng thẳng hơn cho cá hơn là từ từ làm sạch xung quanh chúng. Không cần bắt cá trước khi dọn bể cá vì nó sẽ chỉ gây ra căng thẳng quá mức.

Chủ Đề