Hướng dẫn google data studio

Để đăng nhập, bạn cần có một tài khoản google (nên sử dụng tài khoản Analytics, Search Console, hoặc Google Ads.), tại trang Data Studio chon phím “Home”- Trang chủ để xem “dashboard”- bảng điều khiển của bạn.

Khám phá bảng điều khiển Data Studio

Nếu bạn đã sử dụng Google Docs, Sheets hoặc Drive trước đây, bảng điều khiển này sẽ khá quen thuộc.

1.Báo cáo

Tại đây bạn có thể truy cập tất cả các báo cáo của mình giống như workbook trong Tableau hoặc Excel.

Đặc biệt bạn có thể lọc theo người sở hữu báo cáo.

2.Nguồn dữ liệu – Data sourses

Nguồn dữ liệu liệt kê ra tất cả các kết nối mà bạn đã tạo giữa Data Studio với nguồn dữ liệu ban đầu của bạn.

Data Studio hiện hổ trợ hơn 500 nguồn dữ liệu khác nhau.

Các nguồn dữ liệu đầu vào của Google Data Studio phổ biến nhất gồm có :

  1. Google Analytics
  2. Google Ads
  3. Google Search Console
  4. Big Query
  5. YouTube Analytics
  6. PostgreSQL
  7. Search Ads 360
  8. Display & Video 360

Nếu bạn sử dụng Google Analytics hoặc Search Console, bạn sẽ cần kết nối riêng từng chế độ xem và thuộc tính. Vì vậy nếu bạn có ba chế độ xem GA cho ba tên miền phụ khác nhau, bạn sẽ cần phải thiết lập ba nguồn dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên đừng lo, đây là một quá trình dẽ dàng.

3.Explorer

Explorer là một công cụ thử nghiệm cho phép bạn thử nghiệm và điều chình biểu đồ mà không cần sửa báo cáo của mình. Ví dụ như bạn tạo một bảng trong Data Studio để hiển thị các trang hàng đầu theo tỷ lệ chuyển đổi. Khi nhìn vào bảng này bạn tự hỏi sẽ tìm thấy gì nếu thêm thời gian tải trang trung bình. Khi đó bạn không muốn chỉnh sửa biểu đồ trong báo cáo, vì vậy bạn xuất nó vào Labs - nơi bạn có thể điều chỉnh nó thành nội dung mà bạn muốn. Nếu bạn quyết định biểu đồ mới là có giá trị, bạn có thể dễ dàng xuất nó trở lại vào báo cáo.

4.Tổng quan về sản phẩm

Đến đây bạn sẽ quay lại trang tổng.

5.Report Gallery – Thư viện các bộ sưu tập.

Đây là bộ sưu tập những bản mẫu và ví dụ.

6.Kết nối với dữ liệu

Đây là nơi bạn thêm nguồn dữ liệu. Bạn cũng có thể thêm các nguồn trong chính báo cáo. BAC khuyên bạn nên bắt đầu với Analytics hoặc Search Console.

Nếu bạn muốn theo dõi chính xác với những gì tôi làm, hãy kết nối Tài khoản Google Analytics của bạn với Google Merchanse Store.

Bạn sẽ được nhắc nhở cho phép kết nối. Khi bạn đã thực hiện điều đó, bạn sẽ cần phải chọn một tài khoản. Để hoàn tất việc thiết lập kết nối, hãy nhấp vào “Kết nối” ở góc trên bên trái.

Để “ Field editing in reports” ở chế độ “ON”. Nhưng nếu bạn đang tạo một báo cáo cho khách hàng hoặc thực tập viên và bạn muốn cung cấp cho họ quyền chỉnh sửa mà không từ bỏ quyền kiểm soát hoàn toàn dữ liệu của bạn, bạn có thể tắt nó đi.

Tiếp theo bạn sẽ thấy danh sách các trường dữ liệu trong tài khoản Google Analytics của bạn.

Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm trong bước này: thêm các trường mới, sao chép các trường hiện có, tắt chúng, thay đổi giá trị trường, ... nhưng chúng ta cũng có thể thực hiện tất cả những điều đó trong báo cáo và điều đó dễ dàng hơn nhiều nên hãy chuyển nhanh sang bước tiếp theo: Chọn “Created Report” ở phía trên bên phải.

Data Studio sẽ hỏi bạn có muốn chọn một nguồn dữ liệu mới cho báo cáo của bạn hay không – hãy chọn có.

Bạn sẽ nhìn thấy như hình trên. Tiếp đó chọn “ add a chart” ở thanh công cụ. Data Studio sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh các loại biểu đồ bằng những ví dụ minh hoạ.

Chọn biểu đồ đầu tiên bên dưới “Time series”. Các kiểu biểu đồ này sẽ cho thấy những biến đổi theo thời gian.

Khi báo cáo của bạn đã có biểu đồ, khung bên phải sẽ thay đổi như sau:

Theo mặc định đơn vị đo lường sẽ là “Date”-“Ngày” nhưng bạn có thể chuyển đổi nó thành bất kỳ đại lượng chỉ thời gian nào như : năm , tháng, giờ …

Data Studio sẽ tự động chọn một số liệu (những gì hiển thị trên trục Y) cho bạn nhưng bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa được. Ví dụ nó được mặc định là “Số lượt xem” nhưng với tôi, tôi muốn hiển thị là “Doanh thu trên một người dùng”

Để sửa đổi, đầu tiên hãy chắc chắn là bạn đã chọn biểu đồ. Sau đó bạn sẽ thấy khung ở bên phải như hình sau :

Bạn có hai tùy chọn để thêm là số liệu hoặc đơn vị tính. Tiếp theo nhấp vào biểu tượng dấu cộng màu xanh da trời, nó sẽ hiển thị hộp tìm kiếm để bạn có thể tìm thấy trường bạn muốn hay bạn có thể kéo một trường từ bên phải vào phần số liệu.

Để xóa một số liệu, chỉ cần di chuột qua nó và nhấp vào biểu tượng X.

Bây giờ hãy để thêm một bảng. Lần này chọn tùy chọn thứ ba.

Biểu đồ mới được mặc định đơn vị tính là “Medium” và số liệu là “Số lượt xem” nhưng tôi sẽ đổi nó thành “Sản phẩm” và “ Mua hàng”

Và tôi nghĩ định dạng bảng này có thể sử dụng trong một số công việc như thay đổi hàng trên mỗi trang từ 100 thành 20 hàng (giúp dễ đọc hơn nhiều) và đánh dấu vào ô để thêm một hàng tóm tắt.

Cuối cùng, chọn “Style” để đến tab “phong cách”. Tại đây, hãy sáng tạo để biểu đồ mang phong cách của riêng bạn.

Nguồn bài viết tham khảo: https://blog.hubspot.com/marketing/google-data-studio

Tìm hiểu khóa học về SQL và Google data studio: http://www.bacs.vn/vi/khoa-hoc/phan-tich-du-lieu-voi-sql-va-google-data-studio/

Để thấy sản phẩm hoàn thiện, chọn “View” trên ở góc trên cùng, trình duyệt sẽ chuyển từ chế độ chỉnh sửa sang chế độ trình bày.

Bước cuối cùng là đặt tên cho báo cáo của bạn. Chọn “Edit”, nhấp đôi chuột vào tiêu đề (Untitled Report – theo hình) và đổi tên.

Bạn đã hoàn thành xong báo cáo đầu tiên của mình, để chia sẻ nó với mọi người, hãy click chọn biểu tượng quen thuộc phía trên trình sửa biểu đồ và thêm một số địa chỉ email.