Hướng dẫn giải thể chi nhánh doanh nghiệp

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp. Chi nhánh công ty có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty. Khi việc duy trì hoạt động chi nhánh công ty là không cần thiết hoặc không hiệu quả thì có thể tiến hành thủ tục giải thể chi nhánh công ty. Vậy, quy định của pháp luật về giải thể chi nhánh là gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu vấn đề trên

.jpeg)

I. Thực trạng giải thể chi nhánh hiện nay

Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê trong 3 năm đại dịch covid bùng phát tại Việt Nam từ đầu năm 2020 đến hết quý I năm 2022, có khoảng 272.800 doanh nghiệp ngừng hoạt động có thời hạn, ngừng hoạt động chờ giải thể và đã hoàn tất thủ tục giải thể.

Tính trong năm 2021, cả nước có tổng số 119.800 doanh nghiệp ngừng hoạt động có thời hạn, ngừng hoạt động chờ giải thể và đã hoàn tất thủ tục giải thể. Trong đó, có 55.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động có thời hạn tăng 18% so với năm trước, 16.700 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giamt 4,1% so với năm trước và có 48.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ thủ tục giải thể tăng 27,8% so với năm trước.

II. Giải thể chi nhánh được hiểu như thế nào?

Giải thể chi nhánh là quá trình mà doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết để yêu cầu khóa, chấm dứt hiệu lực/xóa mã số thuế chi nhánh tại cơ quan thuế, và sau đó nhận được sự chấp thuận từ Sở Kế hoạch và Đầu tư để chấm dứt hoạt động của chi nhánh đó.

III. Các trường hợp phải giải thể chi nhánh

IV. Quy định của pháp luật về giải thể chi nhánh

Quy định của pháp luật về giải thể chi nhánh như sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hiệu lực từ ngày 01/05/2021.

- Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/20216.

- Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế có hiệu lực từ ngày 17/01/2021.

2. Điều kiện giải thể chi nhánh

- Hoàn thành thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác;

- Không đang trong các tranh chấp đang được giải quyết tại Tòa án hoặc các cơ quan trọng tài;

- Nộp hồ sơ theo mẫu, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và thời hạn nộp.

3. Quy trình thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh

Giải thể chi nhánh độc lập/phụ thuộc khác tỉnh

Bước 1: Tiến hành thủ tục xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu của Tổng cục hải quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị đóng mã số thuế chi nhánh.

Bước 3: Giải trình những nội dung chưa rõ ràng để hoàn thành giải thể chi nhánh độc lập/phụ thuộc khác tỉnh

Bước 4: Nộp hồ sơ cuối cùng giải thể chi nhánh cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

Giải thể chi nhánh phụ thuộc cùng tỉnh

Bước 1: Nộp hồ sơ xin xác nhận không nợ thuế hải quan.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế.

Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể chi nhánh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.

.jpeg)

4. Hồ sơ giải thể chi nhánh cần những gì?

Hồ sơ giải thể chi nhánh nộp Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm:

- Nghị quyết/Quyết định về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của Hội đồng thành viên hay Đại hội đồng cổ đông, Chủ sở hữu do chủ tọa ký tên, đóng dấu;

- Biên bản họp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của Hội đồng thành viên hay Đại hội đồng cổ đông

- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán sau khi quyết định giải thể chi nhánh do Người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu;

- Giấy ủy quyền (Nếu người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho cá nhân/tổ chức khác thực hiện nộp hồ sơ).

V. Giải đáp một số câu hỏi liên quan để giải thể chi nhánh

1. Giải thể chi nhánh không thông báo có bị phạt không?

Bị phạt tiền ở mức từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với 01 trong những hành vi: khi không có thực hiện thông báo bằng nội dung văn bản ở trong thời hạn đang tạm dừng hoạt động kinh doanh và thời hạn được quy định về thời điểm hay tiếp tục hoạt động kinh doanh dựa vào quy định theo pháp luật

2. Hồ sơ giải thể chi nhánh nộp cơ quan thuế gồm những gì?

Hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) chi nhánh được quy định tại Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Thông báo giải thể (chấm dứt hoạt động) chi nhánh theo mẫu tại Phụ lục II-20 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.

- Quyết định giải thể chi nhánh của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên.

- Quyết định và bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.

- Quyết định và bản sao Biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc giải thể chi nhánh đối với công ty cổ phần.

- Thông báo xác nhận trả con dấu chi nhánh (nếu có).

- Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho chi nhánh.

- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).

- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

.png)

3. Có cần phải ra thông báo giải thể chi nhánh không?

Bắt buộc phải thông báo khi quyết định giải thể chi nhánh. Trong trường hợp Công ty giải thể mà không thông báo sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Trên đây là những thông tin xoay quanh thủ tục liên quan đến giải thể chi nhánh. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thủ tục liên quan đến giải thể chi nhánh, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.