Hướng dẫn chẩn đoán diều dưỡng bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính với 4 cấp độ nguy hiểm khác nhau. Việc phát hiện và điều trị tay chân miệng sớm và đúng cách sẽ giúp hạn chế các tổn thương và hệ lụy nghiêm trọng do bệnh gây ra.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng [Hand Foot Mouth Disease – HFMD] là một bệnh lý do virus gây ra, có khả năng lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác, dễ bùng phát thành dịch bệnh nếu không có phương pháp phòng ngừa và kiểm soát kịp thời. Sự xuất hiện các nốt mụn nước tập trung ở vùng niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối là triệu chứng điển hình của tay chân miệng. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong cao ở trẻ dưới 3 tuổi.

Dựa vào mức độ tổn thương do tay chân miệng gây ra, bệnh được chia làm 4 cấp độ chân tay miệng:

  • Tay chân miệng độ 1: Bệnh diễn ra ở mức độ nhẹ, có thể được chữa khỏi hoàn toàn qua chăm sóc và điều trị tại nhà.
  • Tay chân miệng độ 2: Bệnh bắt đầu gây ra những tổn thương nặng hơn với các triệu chứng liên quan đến thần kinh và tim mạch.
  • Tay chân miệng độ 3: Bệnh gây biến chứng nặng về thần kinh, tim mạch và hô hấp.
  • Tay chân miệng độ 4: Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốc.

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng được phát hiện và điều trị sớm, từ khi bệnh ở mức độ nhẹ, cấp độ 1 hoặc 2. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh không được điều trị đúng cách, tay chân miệng chuyển biến sang cấp độ 3 và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng. Một số biến chứng do bệnh tay châm miệng gây ra gồm: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi,… thậm chí gây tử vong.

Bệnh tay chân miệng được chia làm 4 cấp độ.

Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng

Virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 [EV71] là hai chủng virus gây bệnh tay chân miệng thường gặp. Trong đó, EV71 ít phổ biến hơn nhưng đa số các trường hợp mắc bệnh do chủng virus này gây ra có diễn biến nhanh chóng và gặp nhiều biến chứng nặng nề hơn.

Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus được người bệnh phán tan ra ngoài không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện. Do đó, bệnh thường bùng phát mạnh ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học,… Việc tiếp xúc với dịch tiết từ các bọng nước, chất nôn, nước bọt hay phân của trẻ cũng là nguyên nhân bị lây nhiễm virus gây bệnh. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy các chủng virus tay chân miệng có thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, có thể sống đến 4 tuần trên các dụng cụ hằng ngày. Chúng chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 độ C trong 15 phút. Do đó, bệnh vẫn có thể được lây lan do tiếp xúc với các mặt phẳng, đồ vật có chứa virus như đồ ăn, đồ uống, mắt bàn, đồ chơi, tay nắm cửa, bàn, ghế,… [1]

Ngoài ra, tay chân miệng có thể tái nhiễm nhiều lần do bệnh có thể được gây ra bởi sự xâm nhập của một số chủng virus khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc Coxsackie B1-B3, B5.

Chẩn đoán tay chân miệng

Thông thường, bệnh tay chân miệng được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng, dựa vào các triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số thủ thuật y khoa như:

  • Xét nghiệm dịch hầu họng;
  • Xét nghiệm dịch tiết từ vết loét.

Cách điều trị tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị. Do đó, khi mắc bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị dựa vào các triệu chứng đã xuất hiện, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, đồng thời, ngăn ngừa xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Hơn nữa, bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không được sử dụng trong điều trị bệnh này. Nếu có, thuốc chỉ được sử dụng khi có bội nhiễm do vi khuẩn. Tay chân miệng ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được chữa khỏi sau 7-10 ngày với sự hỗ trợ của các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù nước,… theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm qua điều trị, chăm sóc tại nhà, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị tích cực.

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ chủ động phòng ngừa tay chân miệng.

Phòng tránh tay chân miệng

Các phương pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng chủ yếu tập trung ngăn chặn sự lây lan qua đường tiêu hóa và sự tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. Một số biện pháp phòng ngừa được các chuyên gia khuyên cáo gồm:

  • Thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc khi có dịch bệnh: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với dung dịch sát khuẩn [ nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn], tránh đến những nơi đông người hoặc đang có dịch bệnh, hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu hoặc nguy cơ nhiễm bệnh cao.
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp, khử khuẩn môi trường sống, đồ dùng cá nhân, khu vui chơi của trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với người khác để ngăn ngừa bệnh lây lan.
  • Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường và đưa trẻ đến bệnh viện sớm, từ đó có phương pháp hỗ trợ đúng cách và kịp thời.

Chăm sóc tay chân miệng ở trẻ em

Việc chăm sóc và hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, ngăn ngừa bệnh gây biến chứng nguy hiểm và kết quả điều trị đặt được hiệu quả tốt ưu nhất. Đối với trẻ bị tay chân miệng độ 1, 2 với các biểu hiện nhẹ, trẻ có thể được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, bố mẹ nên theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đến bệnh viện tái khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các biến chứng nếu có.

Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, bố mẹ cần chú ý 4 yếu tố dưới đây:

  • Cách ly trẻ mắc bệnh: Khi phát hiện trẻ bị tay chân mẹ nên thông báo với trường học và cho trẻ tạm thời không đến trường trong khoảng 10 – 14 ngày. Đồng thời, trẻ cần phải cách ly với các trẻ khác và người thân trong nhà. Khi chăm trẻ, bố mẹ cần đeo khẩu trang và sát khuẩn thường xuyên.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp: Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đau và khó chịu khi nuốt. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn cho trẻ những món ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu. Bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ ăn đủ no và đủ chất, không ép buộc trẻ ăn, tạo ác cảm cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên tránh cho trẻ ngậm vú nhựa hoặc các dụng cụ sắc bén vì chúng có thể gây tổn thương trẻ, khiến bệnh dai dẳng, khó hết. Thức ăn quá nóng, hoặc chua cay sẽ khiến trẻ cảm thấy đau, rát và khó chịu hơn nên bố mẹ cũng lưu ý không nên cho trẻ ăn những món ăn này. Trẻ bị tay chân miệng cần bổ sung đủ nước, ăn đủ chất và không nên kiêng cử quá nhiều.
  • Giữ vệ sinh: Để bệnh nhanh khỏi, việc giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống và các vật dụng sinh hoạt của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Xử lý phân, rác thải và vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ đúng cách.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Trẻ sốt cao kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng nhưng bố mẹ lưu ý tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc cho trẻ uống khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa với liều lượng phù hợp nhất, an toàn cho trẻ.

Địa chỉ chữa bệnh bệnh tay chân miệng ở đâu tốt?

Khoa Nhi – Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của hệ thống bệnh viện với trang bị hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi kết hợp với các kỹ thuật khám, chữa bệnh hiện đại trên toàn Thế Giới. Đây còn là nơi quy tụ đội ngũ những chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về Nhi khoa như PGS.TS.BS Vũ Huy Trụ, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, BS Dương Thùy Nga, BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê, BS Phan Thị Thu Minh,… Do đó, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi đưa trẻ đến thăm khám tại đây.

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ em còn non nớt nên trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh do sự tấn công virus/vi khuẩn, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh bùng phát. Hơn nữa, phần lớn trẻ chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em và phòng bệnh đúng cách. Vì vậy, bố mẹ nên chủ động phòng ngừa và hướng dẫn trẻ tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh hay có các dấu hiệu bất thường khác, bố mẹ có thể đưa trẻ đến khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời. Tại đây, trẻ sẽ được chữa trị theo phác đồ điều trị riêng, được xây dựng dựa vào thể trạng sức khỏe cụ thể của trẻ. Ngoài ra, để trẻ có thể nhanh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng, các bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn thêm cho bố mẹ về các dưỡng chất cần thiết cho từng giai đoạn phát triển.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách điều trị tay chân miệng ở trẻ em. Bệnh không có thuốc đặc trị nhưng có thể được chữa khỏi nhanh chóng tại nhà, ngay từ giai đoạn đầu khi được chăm sóc và hỗ trợ đúng cách. Do đó bố mẹ không nên quá lo lắng khi bé mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu trở nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ tích cực từ bác sĩ.

Chủ Đề