Hướng dẫn cách xem cấu hình laptop

Kiểm tra cấu hình laptop, máy tính là việc làm cần thiết khi bạn muốn biết các phần cứng trong máy có đúng như thông tin dán bên ngoài không, hoặc dùng khi cần mua các thiết bị phù hợp với phần cứng đã có để nâng cấp máy hoặc khi đi mua Laptop cũ cần phải kiểm tra thông số chính xác. Bài viết dưới đây, Giatin.com.vn xin hướng dẫn các bạn 4 cách kiểm tra cấu hình máy tính, laptop đơn giản. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn cách kiểm tra cấu hình máy tính, laptop đơn giản

Cách 1. Kiểm tra cấu hình máy tính, laptop bằng Computer Properties

Đây là thao tác đơn giản nhất, được sử dụng rộng rãi trên các phiên bản Windows từ XP, Vista, 7… tới Windows 10.

  • Đối với Windows 8 trở lên, bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC -> Properties:

  • Đối với Windows 7 trở về trước, vào Start -> chuột phải vào My Computer hoặc nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer ngay trên desktop rồi chọn Properties:

Tại đây, các bạn sẽ biết được thông tin về hệ điều hành, thông số CPU, RAM, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, tên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác bên phía tay trái.

Cách 2. Xem cấu hình máy tính, laptop với lệnh dxdiag

Tương tự như trên, lệnh dxdiag này rất “cổ xưa” nhưng vẫn hữu hiệu và cho nhiều thông tin chi tiết hơn cách 1. Để thực hiện, các bạn mở run [bấm phím cửa sổ + R], gõ “dxdiag” rồi Enter, để hiển thị công cụ Diagnostic Tool.

dxdiag sẽ hiển thị các thông tin tương tự như với Computer Properties, bên cạnh có còn có thông số về màn hình [trong phần Display], âm thanh – Sound và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ [trong phần Input, ở đây là chuột và bàn phím]:

Tab System cho biết các thông số cơ bản về Windows, CPU, RAM, Directx
Tab Display cho ta biết các thông số của card màn hình [VGA]

>>> Tìm hiểu ngay: Những lưu ý khi nâng cấp CPU và RAM

Cách 3. Xem cấu hình máy tính, laptop bằng lệnh msinfo32

Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím bạn nhấn phím Windows + R, nhập vào “msinfo32” để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy. Phương pháp này cho kết quả còn chi tiết hơn sử dụng khi sử dụng lệnh “dxdiag“.

Và đây bảng hiện thị cho các thông số:

Ngoài các thông số cơ bản rất dễ hiểu, sẽ có những thông số chi tiết hơn đòi hỏi bạn phải có một số kiến thức về máy tính, laptop để có thể hiểu được.

>>> Xem ngay: Địa chỉ nâng cấp bộ nhớ RAM Laptop Đà Nẵng

Cách 4. Kiểm tra cấu hình máy tính, laptop bằng phần mềm CPU-Z

Chúng ta có thể cài đặt phần mềm CPU-Z trên máy tính để kiểm tra thông số, thông tin phần cứng. Chương trình sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết về toàn bộ cấu hình của máy.

Sau khi cài đặt chương trình CPU-Z, bạn sẽ thấy giao diện của CPU-Z xuất hiện với các thông số của máy tính gồm: CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics, Bench và About. Mỗi một tab sẽ cho chúng ta biết những thông tin chi tiết về cấu hình của máy.

>>> Tham khảo ngay: Cách xem cấu hình máy tính, laptop Win 10 bằng phần mềm CPU-Z

Chỉ cần áp dụng 1 trong 4 cách xem cấu hình máy tính, laptop trên các bạn đã có thể biết hết tất cả phần cứng bên trong chiếc máy mình đang dùng. Đơn giản và nhanh chóng đúng không nào!

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Sẽ có nhiều lúc bạn cần kiểm tra, check lại thông tin về cấu hình chiếc laptop mình đang dùng [mua máy mới, mua máy đã qua sử dụng, kiểm tra để nâng cấp, lắp thiết bị ngoại vi,…]. Nhưng bạn không biết xem như thế nào?

Phong Vũ chia sẻ 4 cách xem cấu hình máy tính cực kì đơn giản mà ai cũng làm được!

Vì sao cần xem thông tin cấu hình laptop?

Có rất nhiều trường hợp chúng ta cần kiểm tra thông tin cấu hình bên trong của laptop nói riêng và máy tính nói chung. Trong các tình huống sau thì bạn rất cần phải check thử:

  • Khi mới mua laptop, đặc biệt là khi mua máy cũ để biết thông tin từ người bán có chính xác hay không và kiểm tra chất lượng của máy. Nếu máy có vấn đề thì chúng ta sẽ nắm được để trao đổi lại với người bán, tránh thiệt thòi cho bản thân.
  • Khi muốn nâng cấp máy lên để dùng các ứng dụng hay game mới hay đơn giản là muốn tăng hiệu suất sử dụng. Biết được thông số hiện tại như thế nào thì việc nâng cấp mới dễ dàng và chính xác.
  • Khi muốn kiểm tra máy có đang hoạt động tốt không, nhất là khi thấy có dấu hiệu bất thường như giật, lag, chậm khi dùng. Việc này có thể giúp bạn quyết định có nên nâng cấp laptop lên hay không.

Ngoài ra, ngay cả khi không có nhu cầu đặc biệt, việc kiểm tra thông tin laptop định kỳ cũng không bao giờ thừa. Xem thông tin giúp người dùng hiểu rõ về chiếc laptop đồng hành mình mỗi ngày trong cả công việc lẫn nhu cầu giải trí. Kiểm tra định kỳ có thể giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề cần nâng cấp.

Sau đây là 4 cách kiểm tra cấu hình laptop phổ biến dễ thực hiện.

Kiểm tra cấu hình máy tính không cần phần mềm

Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng System Properties

Phương pháp kiểm tra này rất nhanh gọn nhẹ và xem thông tin laptop Win 10 lẫn Win cũ hơn như Win 7, Win 8. Chúng ta chỉ cần click chuột phải vào This PC [với ai dùng Win 10 trở lên] hoặc My Computer [với ai dùng Win 7] ngay ngoài màn hình desktop, chọn mục Properties.

Hệ thống sẽ tự động hiện ra các loạt thông tin cấu hình laptop bao gồm: hệ điều hành, RAM, CPU, tình trạng kích hoạt của Windows, loại hệ thống [System type], tên người dùng, tên máy tính, có kết nối bút cảm ứng hay không,…

Phương pháp này cũng cho biết các thông tin cơ bản của máy chứ không chi tiết

Cách xem thông tin laptop này sẽ cho chúng ta biết những thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống bao gồm phiên bản Windows, dung lượng bộ nhớ, bộ xử lý. Nếu chỉ đơn giản muốn biết cách kiểm tra Win máy tính, RAM bao nhiêu,… thì xem ở đây là đủ.

  • Bước 1: Vào Start > Settings > System
  • Bước 2: Tìm ở thanh công cụ bên trái mục About và nhấn vào.

Hệ thống sẽ tự hiện ra các thông tin lần lượt là tên máy, loại máy, bộ vi xử lý, RAM, kiến ​​trúc hệ thống, hỗ trợ bút và cảm ứng. Nếu muốn đọc thông tin chi tiết về phần mềm thì hãy đọc thông số kỹ thuật của Windows.

Các thông tin căn bản của laptop

Dxdiag là một lệnh của Windows đã có từ rất lâu và với đời Windows mới hiện nay vẫn có tác dụng. Nó cũng trả kết quả các thông tin tương tự Computer Properties nhưng rộng hơn. Cụ thể là có cả thông tin về màn hình và âm thanh, các thiết bị hỗ trợ [bàn phím, chuột, máy in,…]. Để thực hiện, bạn chỉ việc vào mở ô Run bằng tổ hợp phím Windows + R. Sau đó gõ ‘dxdiag’ vào chỗ trống và ấn Enter.

Lênh Dxdiag là phương pháp check cấu hình quen thuộc với nhiều người lâu nay

Lệnh msinfo32 cũng là một lệnh thực hiện trong mục Run tương tự như cách trên. Nhưng đây là một lệnh khá mới mẻ, chỉ xuất hiện trong đời hệ điều hành mới là Windows 8.1 và 10. Ngoài các thông tin tương tự như 2 cách trên, lệnh này còn cho nhiều thông tin hơn nữa. Cụ thể sẽ có các thông số sau:

  • Hệ điều hành đang chạy
  • Phiên bản Windows 32bit hay 64bit
  • Thông tin về CPU
  • Thông số RAM
  • Thông tin chi tiết về phần cứng, phần mềm, thành phần khác

Nếu bạn đang thắc mắc xem thông tin laptop ở đâu đầy đủ, chi tiết hơn các cách trên thì PowerShell là giải pháp tiếp theo mà không cần dùng đến phần mềm ngoài. PowerShell là lệnh tiện ích của riêng Microsoft và có mặc định trong sản phẩm dùng hệ điều hành của hãng.

  • Bước 1: Trong thanh tìm kiếm Start, gõ chứ powershell, sau đó chọn Run as administrator
  • Bước 2: Nhập lệnh Get-ComputerInfo, sau đó nhấn Enter. Hệ thống sẽ trả kết quả như sau:

PowerShell cung cấp loạt thông tin về Windows và hệ thống

Cả 4 phương thức gợi ý phía trên đều là mặc định cài sẵn trên hệ thống, rất đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng nếu bạn có nhu cầu kiểm tra thông số thật chi tiết, cụ thể, đầy đủ về mọi mặt, nhất là phần cứng thì chúng không thể đáp ứng. Lúc này, bạn cần tải phần mềm từ bên thứ 3, ví dụ như CPU-Z.

Đây là một phần mềm miễn phí và đảm bảo an toàn. CPU-Z có thể kiểm tra được hầu hết toàn bộ mọi thông tin cấu hình máy tính. Cụ thể sẽ có các chi tiết:

  • Thông tin về hệ điều hành
  • CPU: tên CPU, số nhân, số luồng xử lý,…
  • Thông tin về bộ nhớ đệm Caches
  • Thông tin về bo mạch chủ Mainboard: tên hãng sản xuất, đời, phiên bản
  • Thông tin về bộ nhớ Memory: RAM bao nhiêu, loại RAM, tốc độ RAM, thông số cụ thể của từng khe cắm RAM. Những dữ liệu chi tiết này sẽ rất hữu ích khi bạn mua RAM mới để nâng cấp máy.
  • Thông số về card đồ họa Graphics: liệt kê các card đang có [cả card onboard mặc định và card rời]. Đồng thời khi click vào thì hệ thống sẽ hiện cả thông số của từng card.
  • Kiểm tra sức khỏe của bộ vi xử lý khi chạy ở các chế độ

Dù lựa chọn cách kiểm tra cấu hình laptop nào trong 4 cách trên thì chắc chắn cũng sẽ không làm khó bạn. Hãy check kỹ máy mỗi khi mua laptop mới, nhất là máy dùng rồi nhé!

Video liên quan

Chủ Đề