Hp igg và igm là gì

Xét nghiệm H.P [Helicobacter pylory]

Helicobacter pylori [HP] là vi khuẩn gram âm, ngày nay được xem như là nguyên nhân chính gây bệnh lý ở dạ dày. Nguy hiểm hơn, ở các bênh nhân bị ung thư dạ dày, 90% bị nhiễm H. pylory. Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. HP sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó đòi hỏi ôxy ở mức độ rất thấp và sản xuất ra nhiều urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của HP trở thành kiềm. Ngoài ra HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng. Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt. Do đó có thể lây từ người này qua người khác do ăn uống chung. Tỉ lệ nhiễm HP ở Việt Nam khá cao [>70%], vấn đề điều trị gặp nhiều khó khăn do sự kém tuân thủ điều trị của bệnh nhân, vi khuẩn kháng thuốc do dùng kháng sinh bừa bãi, tỉ lệ tái nhiễm cao… Để xác định nhiễm HP, có nhiều loại xét nghiệm khác nhau, có thể chia thành các nhóm sau: Xét nghiệm tìm sự hiện diện của kháng thể: - Xét nghiệm tìm kháng thể HP bằng test nhanh: Khi dương tính có ý nghĩa là bệnh nhân đã từng nhiễm hoặc đang nhiễm HP [ độ nhạy 88% và độ đặc hiệu là 69 %]. - Xét nghiệm định lượng kháng thể HP bằng kỹ thuật ELIZA: + Nếu kháng thể IgG dương tính: Bệnh nhân đã nhiễm HP, giai đoạn mãn hay đã khỏi, vì kháng thể tồn tại trong máu thời gian lâu sau khi đã điều trị hết HP. + Nếu kháng thể IgM dương tính: Bệnh nhân đang nhiễm HP. Xét nghiệm tìm sự hiện diện của HP: - Test urea C13 hơi thở [thổi bong bóng]: là xét nghiệm không xâm lấn, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao [93 và 92%], tuy nhiên giá thành cao. - Xét nghiệm Clo test: thực hiện khi nội soi dạ dày. - Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên HP [độ nhạy 87% và độ đặc hiệu 70 %] - Sinh thiết dạ dày tìm HP khi nội soi. Khi các xét nghiệm tìm HP dương tính, có nghĩa là bệnh nhân đang bị nhiễm HP. Việc lựa chọn xét nghiệm nào phụ thuộc vào các vấn đề như chi phí, tính sẵn có của xét nghiệm, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số, xác suất nhiễm vi khuẩn trước khi kiểm tra, và các yếu tố khác như việc đã điều trị chưa, vì chúng có thể ảnh hưởng nhất định đến kết quả xét nghiệm. Do đó việc chỉ định xét nghiệm cũng như đọc các kết quả xét nghiệm cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa, để tránh tình trạng lo lắng quá mức và được chỉ định điều trị phù hợp.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp [Helicobacter pylori] được sử dụng để phát hiện nhiễm trùng trong dạ dày và phần trên của ruột non [tá tràng]. Theo nhiều nghiên cứu, vi khuẩn Hp chính một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày. Hiện nay, tỷ lệ người trên thế giới nhiễm khuẩn Hp rơi vào tỷ lệ 50-60%.

Tìm hiểu xét nghiệm helicobacter pylori

Chẩn đoán

Là một dạng vi khuẩn thường gặp, H.pylori có thể tồn tại trong hệ tiêu hóa của một người trong nhiều năm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Ngược lại, người bệnh chỉ có thể tìm thấy sự tồn tại của vi khuẩn Hp thông qua các dạng xét nghiệm.

H.pylori sẽ không gây nhiều phiền toái trừ khi kích thích niêm mạc và gây ra tình trạng viêm dạ dày Hp, viêm loét dạ dày – tá tràng. Các biểu hiện bệnh khi bước vào giai đoạn này sẽ dễ nhận biết hơn so với biểu hiện nhiễm vi khuẩn Hp trong đường ruột.

Xét nghiệm chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và kết hợp cùng nhiều loại xét nghiệm khác nhau để tìm ra chứng cứ thật sự về việc tồn tại H.pylori trong cơ thể bệnh nhân. Các dạng xét nghiệm được dùng để chẩn đoán H.pylori gồm có:

  • Xét nghiệm kháng nguyên phân [xét nghiệm phân]: xét nghiệm kháng nguyên phân được thực hiện để giúp đỡ chẩn đoán nhiễm H.pylori hoặc tìm hiểu mức độ hiệu quả khi điều trị nhiễm H.pylori.
  • Nội soi và sinh thiết dạ dày: một mẫu nhỏ sẽ được lấy từ niêm mạc dạ dày và ruột non của người bệnh trong quá trình nội soi sẽ được đi làm các xét nghiệm. Từ đó lấy được kết quả về việc có hay không nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Xét nghiệm hơi thở ure: cách test hơi thở tìm vi khuẩn Hp là một dạng xét nghiệm khá thông dụng và mang lại kết quả chính xác. Nếu nhiễm khuẩn Hp, hơi thở của người bệnh sẽ chứa carbon dioxiade khi thở ra.
  • Xét nghiệm kháng thể trong máu: xét nghiệm máu để kiểm tra xem liệu rằng cơ thể người bệnh đã tạo ra kháng thể với vi khuẩn H.pylori hay chưa. Nếu có kháng thể này trong máu, điều này sẽ đồng nghĩa với việc người bệnh đã bị nhiễm khuẩn.
    Hình ảnh chuyên viên đang tiến hành lấy mẫu máu để làm xét nghiệm

Những điều cần biết khi xét nghiệm vi khuẩn Hp qua đường máu

Nhằm giảm bớt cảm giác lo lắng và lúng túng của người bệnh khi thực hiện xét nghiệm vi khuẩn Hp qua đường máu, bạn có thể tham khảo một vài điểm thông tin như:

Cần chuẩn bị gì?

Người bệnh thông thường sẽ không cần phải chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi xét nghiệm ít nhất là 7 ngày để có thể chuẩn bị tốt nhất.

Các bước thực hiện

Chuyên gia y tế lấy mẫu máu thường sẽ tuân thủ theo các bước:

  • Bước 1: quấn một dải thun quanh cánh tay trên để ngăn dòng máu chảy. Sau đó lựa chọn tĩnh mạch bên dưới dải thun để lấy máu.
  • Bước 2: sử dụng bông cồn để làm sạch vị trí kim tiêm, vùng lân cận quanh kim tiêm.
  • Bước 3: Đặt đầu kim vào tĩnh mạch, lấy lượng máu vừa đủ để xét nghiệm.
  • Bước 4: Tháo băng và đặt miếng gạc [hoặc bông gòn] lên vị trí kim vừa tiêm.
  • Bước 5: Người bệnh sẽ cần giữ cố định miếng gạc khoảng 1-2 phút trước khi được dùng băng cá nhân để băng lại.
  • Bước 6: Mẫu máu sẽ được bảo quản ở điều kiện vô trùng và nhiệt độ thích hợp, được vận chuyển sang phòng thí nghiệm để phân tích.
  • Bước 7: Chờ lấy kết quả xét nghiệm vi khuẩn Hp qua đường máu theo lịch hẹn của bác sĩ.
    Thao tác buộc dải băng tay là điều bắt buộc mỗi khi xét nghiệm máu

Người làm xét nghiệm vi khuẩn Hp có thể sẽ không cảm thấy đau đớn hoặc chỉ cảm thấy nhói khi kim vừa đâm vào tĩnh mạch. Tuy nhiên cơn đau sẽ biến mất ngay.

Những nguy hiểm có thể gặp phải

Hầu như có rất ít rủi ro có thể gặp phải khi lựa chọn xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng xét nghiệm kháng thể máu. Người bệnh có thể bị bầm ngay tại vết kim và tan bầm sau vài ngày. Một số ít trường hợp sẽ bị sưng tĩnh mạch sau khi lấy mẫu máu.

Với những người bị mắc bệnh về máu [thiếu máu, máu khó đông, hạ hồng cầu], tiểu đường,… cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ khi làm xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp.

Đọc kết quả test Hp

Kết quả xét nghiệm vi khuẩn Hp qua đường máu thường sẽ có sau 24-48 giờ đồng hồ kể từ lúc làm xét nghiệm. Với trường hợp bình thường, kết quả sẽ cho thấy mẫu máu không chứa kháng thể H.pylori. Mặt khác, kết quả mẫu máu chứa kháng thể H.pylori có thể là cảnh báo về tình trạng nhiễm khuẩn của cơ thể.

Những điều có thể ảnh hưởng đến kết quả

Trong một số ít trường hợp, kết quả xét nghiệm kháng thể trong máu tìm vi khuẩn H.pylori có thể không đem lại chính xác là do

  • Xử lý thô: cách bảo quản và vận chuyển mẫu máu không chính xác làm ảnh hưởng đến kết quả.
  • Máu nhiễm bẩn, làm lạnh mẫu máu không đủ
  • Xét nghiệm thực hiện sớm: trong trường hợp mới nhiễm H.pylori, kết quả có thể là âm tính giả vì mức độ kháng thể quá thấp. Thời gian nhiễm vi khuẩn Hp càng lâu sẽ càng có nhiều kháng thể trong máu.
    Máu phải được bảo quản ở đúng điều kiện, tiêu chuẩn thì mới có thể đảm bảo về mặt kết quả

Mức độ hiệu quả

Phân tích mẫu máu có thể tiết lộ bằng chứng về sự hoạt động của H.pylori [ở dạng đang hoạt động hoặc đã từng hoạt động trước đó]. Bởi kháng thể máu có thể tồn tại nhiều năm sau khi tiến hành điều trị chữa nhiễm khuẩn H.pylori bằng kháng sinh.

Tuy nhiên để xét nghiệm vi khuẩn Hp, tốt hơn hết vẫn cần xét nghiệm hơi thở và phân vì kết quả cho được sẽ chính xác hơn. Xét nghiệm kháng thể trong máu có thể sẽ phù hợp hơn với mục đích chẩn đoán nhiễm trùng, không thích hợp để xác định kháng sinh đã tiêu diệt vi khuẩn Hp thành công hay chưa. Nói cách khác, kiểm tra máu không thể kiểm tra được việc mức độ nhiễm trùng đã được chữa khỏi sau khi điều trị.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp ở bệnh viện nào?

Hiện nay các khoa xét nghiệm tại nhiều bệnh viện lớn trên toàn quốc đều có thể tiến hành xét nghiệm kháng thể trong máu. Nhằm đảm bảo kết quả chính xác và hiệu quả trong kế hoạch điều trị sắp tới, người bệnh cần liên hệ với các bệnh viện có uy tín, chất lượng. Đội ngũ y bác sĩ cùng thiết bị, cơ sở hạ tầng y tế là những điều kiện giúp cho việc xét nghiệm suôn sẻ.

Xét nghiệm Hp dạ dày giá bao nhiêu?

Không có một mức giá cụ thể cho việc xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng kháng thể máu là bao nhiêu. Điều này còn phụ thuộc vào mỗi dịch vụ, liệu trình mà mỗi bệnh viện đề ra. Mức giá có thể cao hơn ở những bệnh viện quốc tế. Nhưng thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn khi tiến hành thăm khám, xét nghiệm tại các bệnh viện công.

Mỗi bệnh viện sẽ có một mức giá xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên chúng sẽ không chênh lệch quá nhiều

Như vậy, trước khi thực hiện bất kỳ dạng xét nghiệm vi khuẩn Hp nào, bạn cũng nên trải qua quá trình gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ sẽ là người hướng dẫn cho bạn những việc cần phải làm và các bước tiến hành tiếp theo một cách chính xác, cụ thể. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi để hiểu hơn về những việc cần làm trong liệu trình điều trị nhiễm khuẩn Hp sắp tới.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Xét nghiệm HP IgG là gì?

Về bản chất, H. pylori-IgG và H. pylori là cùng một xét nghiệm, trong đó IgG là một chỉ số đánh giá nồng độ kháng nguyên trong cơ thể của người bệnh. Immunoglobulin G [IgG] là một trong những protein trong huyết thanh người.

HP Test IgG dương tính là gì?

Khi kết quả xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori[HP] dương tính nghĩa là bạn đã bị viêm dạ dày do nhiễm loại vi khuẩn này. Đây là loại vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm cao ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn khi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Xét nghiệm HP IGM là gì?

Helicobacter pylori Ag test nhanh là một trong những xét nghiệm phổ biến để phát hiện nhiễm vi khuẩn H. pylori trong phân của người. Xét nghiệm này đóng vai trò là chẩn đoán ban đầu hoặc loại trừ nhiễm vi khuẩn H. pylori.

Chỉ số HP là gì?

Xét nghiệm vi khuẩn HP, còn gọi là test HP giúp kiểm tra người bệnh có nhiễm khuẩn HP không và mức độ nhiễm khuẩn như thế nào. Những thông này rất cần thiết trong đánh giá mức độ bệnh dạ dày - tá tràng do vi khuẩn HP gây ra cũng như phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh ở những người có nguy cơ cao.

Chủ Đề