Học song bằng Đại học Kinh tế TP HCM

Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM là một trong số các nhân vật tham gia tọa đàm "Uniprep - Sắp vào đại học" số thứ hai, diễn ra ngày 17/2.

Theo giáo sư, trong bối cảnh các trường đại học thế giới có nhiều thay đổi bởi Covid-19, cũng như đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ĐH Kinh tế TP HCM chú trọng đào tạo năng lực sáng tạo cho sinh viên, đồng thời mở thêm các chuyên ngành mới gắn với công nghệ.

"Năng lực sáng tạo là một kỹ năng mềm nhưng chúng tôi cho rằng đây là kỹ năng xuyên suốt cần được quan tâm", ông nói và giải thích thêm, kỹ năng sáng tạo là kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, có tính chất độc đáo. Đặc biệt, một người học cần biết cách giải quyết các vấn đề thực tiễn sao cho hiệu quả, chứ không đơn giản là tiếp nhận kiến thức.

Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM [UEH].

Thời gian qua, trường đã chuẩn bị các yếu tố nền tảng cho sinh viên, trong đó có thay đổi cấu trúc chương trình đào tạo hướng đa ngành mang tính chất liên ngành, mục đích trang bị cho người học cách nhìn tổng quan.

"Nếu người học không có cách nhìn rộng thì sức sáng tạo sẽ hạn chế, nên chương trình đào tạo cần phát triển theo hướng đa ngành và liên ngành", giáo sư nói thêm.

Hiện thực hóa điều này, ĐH Kinh tế TP HCM đã chuẩn bị hai năm rà soát các chương trình. Những ngành truyền thống sẽ có sự gia cố như nhúng vào đa ngành và liên ngành, cũng như bổ sung kiến thức về công nghệ thông tin. Trường đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên học đa ngành bằng cách mở ra phương thức song bằng, đơn cử ngành luật có thể học với kinh doanh, hay kinh doanh nông nghiệp với logistics...

"Để mở được song ngành, chúng tôi phải tính toán sao cho tối ưu hóa giúp sinh viên tiết kiệm về thời gian, kinh tế, cũng như mở rộng cơ hội việc làm", thầy Thành nói.

Trong chương trình đào tạo, trường cũng chú trọng sự gắn kết, tính quốc tế hóa để sinh viên dù học ở Việt Nam vẫn có tầm nhìn quốc tế, dễ dàng hội nhập khu vực và thế giới. Trường cũng chú trọng hoạt động liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên với các trường quốc tế uy tín, hay chương trình đào tạo phải được liên kết với các hiệp hội nghề nghiệp, tăng tính thực tiễn cho sinh viên.

Về phương pháp giảng dạy, ông Thành cho rằng, một chương trình hay nhưng phương pháp không xử lý tốt thì việc phát huy tính sáng tạo cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy trường cũng đầu tư những nền tảng đẩy mạnh thay đổi quy trình đào tạo, giảng dạy, đặc biệt áp dụng mô hình e-learning kết hợp thay đổi cách thức đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên.

Toàn cảnh ĐH Kinh tế TP HCM.

Chia sẻ thêm về tuyển sinh năm 2022, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM cho hay, từ năm ngoái, trường đã mở nhiều ngành mới, liên quan đến vấn đề phát triển liên ngành, gắn với công nghệ như thương mại điện tử, logistics, digital marketing, digital business, hay năm nay thêm ngành truyền thông đa phương tiện...

"Chúng tôi tập trung giúp cho sinh viên làm sao có thể tiệm cận, tương đồng với sinh viên các trường trên thế giới. Đặc biệt với sự hỗ trợ của trường liên kết bên Australia chúng tôi tự tin khi mở các ngành mới theo kiến thức liên ngành", thầy Thành chia sẻ.

Trước mùa tuyển sinh đang đến gần, Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành nhắn nhủ các sĩ tử hãy tự tin và theo đuổi đam mê. Trên nền tảng của đam mê các em sẽ có động lực để phát triển. Bên cạnh đó, học sinh cần chuẩn bị kỹ những điều kiện cần thiết trong kỳ thi phổ thông sắp tới, vượt qua kỳ thi tốt, các em sẽ từng bước gặt hái được những thành công tiếp theo.

Thế Đan

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thông báo về việc đăng ký học chương trình đào tạo thứ 2 đối với sinh viên các khóa 44, 45 - Đại học chính quy như sau:

1. Đối tượng:

Sinh viên các khóa 44, 45 - Đại học chính quy [ĐHCQ] có nhu cầu đăng ký học chương trình đào tạo thứ 2, theo một trong hai hình thức sau:

1.1. Hình thức đào tạo song ngành

- Đào tạo song ngành là hình thức sinh viên đăng ký học thêm một ngành thứ hai khác với ngành thứ nhất đang theo học.

- Sinh viên tốt nghiệp ngành thứ hai được nhận thêm bằng tốt nghiệp ĐHCQ và bảng điểm tốt nghiệp, ngoài ngành tốt nghiệp thứ nhất.

1.2. Hình thức đào tạo song chuyên ngành

- Đào tạo song chuyên ngành là hình thức sinh viên đăng ký học thêm một chuyên ngành thứ hai khác với chuyên ngành thứ nhất đang theo học [hai chuyên ngành thuộc cùng một ngành đào tạo].

- Đối với học phần Thực tập và Tốt nghiệp của chuyên ngành thứ hai, sinh viên được chuyển điểm Thực tập và Tốt nghiệp từ chuyên ngành thứ nhất.

- Sau khi được xét công nhận hoàn thành chuyên ngành thứ hai, sinh viên được nhận thêm bảng điểm tốt nghiệp của chuyên ngành thứ hai.

2. Điều kiện:

Điểm trung bình chung tích lũy [tính đến thời điểm đăng ký] đạt từ 5.0 trở lên.

3. Quy trình đăng ký:

- Bước 1: Tải mẫu Giấy đề nghị học chương trình thứ 2 và điền đầy đủ thông tin.

- Bước 2: Sinh viên nộp giấy đề nghị tại Phòng Quản lý đào tạo - Công tác sinh viên [A0.13].

- Bước 3: Phòng Quản lý đào tạo - Công tác sinh viên thông báo kết quả đến sinh viên trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày sinh viên nộp giấy đề nghị.

- Bước 4: Sinh viên đăng ký học phần sau khi được xét học chương trình thứ 2 theo lịch đăng ký học phần của khóa 45 - Đại học chính quy.

4. Một số lưu ý:

- Thời gian nộp giấy đề nghị: Các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu [Buổi sáng 8g00 đến 11g00, buổi chiều 14g00 đến 16g00]. Đối với Khóa 45 – Đại học chính quy chưa có kết quả xét chuyên ngành, thời gian bắt đầu nộp giấy đề nghị là từ ngày 23/7/2020.

- Địa điểm nộp giấy đề nghị: Bàn số 10, 11 tại Phòng Quản lý đào tạo - Công tác sinh viên [A0.13].

- Sinh viên được chuyển điểm các học phần tương đương giữa hai chương trình đào tạo.

- Khi học thêm chương trình thứ 2, UEH hỗ trợ cho sinh viên:

+ Được tư vấn và hỗ trợ đăng ký học phần để các bạn sinh viên có thể sắp xếp được thời khóa biểu hợp lý;

+ Được ưu tiên giới thiệu việc làm bán thời gian, giới thiệu đơn vị thực tập, được huấn luyện miễn phí 03 kỹ năng ngoài chương trình đào tạo chính khóa, và được ưu tiên xét học bổng từ các nguồn tài trợ;

+ Được hỗ trợ về học phí, cụ thể, giảm 50% học phí chương trình thứ 2 đối với sinh viên diện chính sách; giảm 10% học phí chương trình thứ 2 đối với sinh viên không thuộc diện chính sách.

Khi cần trao đổi thêm thông tin về đăng ký học chương trình thứ 2, sinh viên có thể liên hệ:

- Thầy Nguyễn Hà Thạch: Điện thoại [028] 3823 0082 - số nội bộ 151, Email:  

- Cô Vũ Thiên Trinh: Điện thoại [028] 3823 0082 - số nội bộ 153, Email .

+ Giấy đề nghị học chương trình thứ 2: tải tại đây.

+ Giấy đề nghị đăng ký học phần: tải tại đây.

Năm 2021, Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh [UEH] sẽ triển khai 04 chương trình đào tạo song ngành theo cách tiếp cận mới, mang lại nhiều lợi thế và sự thuận tiện cho người học như chương trình đào tạo mở; tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy, chuyển điểm ở các học phần của các chương trình khác nhau; kế hoạch học tập linh hoạt giúp người học chủ động trong quá trình học tập của mình. Cụ thể, 04 chương trình đào tạo song ngành tích hợp của UEH gồm: Kinh doanh nông nghiệp Logistic quản lý chuỗi cung ứng; Bảo hiểm Tài chính; Quản lý công Luật và chương trình Kinh doanh nông nghiệp Kinh doanh quốc tế dành riêng cho người học tại UEH – Phân hiệu Vĩnh Long.

Theo chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Trưởng phòng Đào tạo UEH: Các chương trình đào tạo song ngành mới sẽ theo hướng tích hợp kết hợp giữa các ngành học có kiến thức bổ sung cho nhau, giúp người học tiết kiệm thời gian và có kế hoạch học tập hợp lý. Nhờ đó, người học khi tốt nghiệp có lợi thế cạnh tranh và nhanh chóng gia nhập thị trường lao động chất lượng cao trên nhiều lĩnh vực.

Tham gia các chương trình tích hợp này, sinh viên có cơ hội nhận bằng đại học thứ hai của những ngành có điểm trúng tuyển các năm trước rất cao và đang là các ngành “hot” trên thị trường lao động hiện nay, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam.

05 ưu điểm nổi bật của chương trình song bằng thể hiện ở các điểm sau:

  1. Người học được nhận hai bằng Cử nhân riêng biệt;
  2. Thời gian học tập rút ngắn từ 4,5 đến tối đa 5 năm dành cho hệ chính quy tập trung;
  3. Nội dung chương trình được thiết kế tối ưu cho việc học song ngành. Các môn học tự chọn và có tính giao thoa của hai ngành được tăng cường để sinh viên có thể vận dụng các kiến thức có tính hệ thống trong quá trình học tập, đồng thời đảm bảo đủ số tín chỉ bắt buộc của mỗi ngành đào tạo theo quy định.
  4. Thời khoá biểu được bố trí khoa học và phù hợp với năng lực học tập của sinh viên, không để xảy ra tính trạng học dồn hoặc trùng lịch giữa các môn.
  5. Sinh viên được giảm học phí các học phần thuộc ngành học thứ hai theo quy định của UEH.

Với những lợi thế riêng biệt, học chương trình song ngành đang là xu hướng lựa chọn của người học hiện nay, đặc biệt ở các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Đây thường là những trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, có thương hiệu, bề dày lịch sử và đặc biệt hội đủ điều kiện về nguồn lực giảng viên, mặt bằng kiến thức đầu vào của người học cùng với cơ sở vật chất hiện đại mới có thể thiết kế, triển khai các chương trình đào tạo song ngành hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho người học. Tại Việt Nam, UEH là một trong số ít đơn vị có thể đảm bảo chất lượng đào tạo, trải nghiệm học tập và chuẩn đầu ra cho sinh viên chọn học chương trình song bằng.

Hiểu rõ sở thích và năng lực vốn có của bản thân, đặc biệt hai tiêu chí này phải phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế và quá trình chuyển đổi số sẽ là các yếu tố quyết định sự thành công của quá trình học tập và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Các chương trình đào tạo song ngành tích hợp UEH chính là lời giải tối ưu cho bài toán này.

Cơ quan báo chí đưa tin:

Video liên quan

Chủ Đề