Học cách bước qua nỗi đau

Cùng viết bởi Mental Health America

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Mental Health America. Mental Health America là tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu quốc gia chuyên về giải quyết nhu cầu của những người mắc bệnh tâm thần và thúc đẩy sức khỏe tâm thần chung của công dân Mỹ. Công việc của họ tuân theo triết lý Before Stage 4 - nghĩa là các bệnh tâm thần nên được điều trị sớm trước khi đạt đến mức trầm trọng nhất trong quá trình bệnh.

Có 15 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 18.614 lần.

Có phải bạn đang cảm thấy đau khổ ngay lúc này bởi vì mới mất đi một người bạn, chia tay người yêu, bị phản bội, hoặc bất cứ trường hợp nào khác khiến bạn chán nản trong cuộc sống? Dù chuyện gì đã khiến bạn cảm thấy đau khổ và bất kể tác động của nó, điều quan trọng là bạn cần nhận ra rằng nỗi đau là một phần của cuộc sống. May mắn thay, hầu như mọi cảm giác đau khổ rồi cũng sẽ phai nhạt theo thời gian. Trong khi chờ đợi, bạn có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình để giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn và sẵn sàng để bước tiếp sau khi trải qua một sự việc đau lòng.

Các bước

Phần 1
Phần 1 của 3:
Tạo ra những thay đổi tình cảm tích cực

  1. 1
    Thừa nhận và chấp nhận điều khiến bạn tổn thương. Bạn cần xác định nỗi đau của mình thay vì để nỗi đau đó kiểm soát con người bạn. Nỗi thất vọng lớn hoặc sự tổn thương không lường trước có thể khiến bạn khó mà chấp nhận. Chỉ riêng việc chịu đựng nỗi đau cũng sẽ khiến bạn đau khổ. Vì vậy, thừa nhận nỗi đau của mình có thể giúp bạn chữa lành và bước tiếp.[1]
    • Dành một chút thời gian để tập hít thở và suy nghĩ về những cảm xúc của bạn mà không cố chỉ trích hoặc phân tích chúng. Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ thế này, Mình đang buồn và tức giận bởi vì trận cãi nhau với anh Thành.
    • Xác định rõ những cảm xúc của mình sẽ giúp bạn tách chúng ra khỏi con người bạn. Hãy nhắc nhở mình rằng cũng ổn thôi khi bạn có cảm xúc dù nó như thế nào những cảm xúc tiêu cực không khiến bạn trở thành một người xấu, một kẻ thất bại, hoặc một người kém cỏi.
    • Đừng cố phớt lờ cảm xúc của mình hoặc chối bỏ cảm giác mà bạn đang có. Sau cùng, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đối phó với các cảm xúc đó.
  2. 2
    Cho phép bản thân đau khổ. Nếu bạn đã trải qua một nỗi đau sâu sắc, có lẽ bạn cần thời gian để cảm thấy buồn, chán nản, mơ hồ, hoặc tức giận. Tùy vào sự việc đã xảy ra, có lẽ bạn cần đấu tranh với những cảm xúc này trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm.[2] Bạn cần nhắc nhở bản thân rằng trải qua những cảm xúc tiêu cực sau sự mất mát hoặc sự phản bội là việc bình thường, và đừng cố ép bản thân vượt qua nó hoặc bước tiếp trước khi bạn sẵn sàng.
    • Khi bạn đang đau khổ, bạn sẽ cảm thấy buồn, tức giận, mơ hồ, thất vọng, hoặc thậm chí tội lỗi về điều mà bạn đang cảm thấy [hoặc không cảm thấy]. Bạn cũng có thể nhận thấy bản thân đang bận tâm hoặc ám ảnh bởi một sự việc tệ hại nào đó. Bạn thường sẽ trải nghiệm cảm xúc lẫn lộn, cảm thấy tốt hơn trong một ngày và rồi lại cảm thấy khó chịu hơn trong ngày kế tiếp.
    • Nếu bạn không thể đối mặt với nỗi đau của mình hoặc thấy khó khăn trong hoạt động hằng ngày, hãy trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về vấn đề đó.

    Lời khuyên: Nỗi đau là thứ không thể đoán trước, và nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, một số người sẽ khóc nhiều, trong khi những người khác chỉ biết im lặng hoặc nổi giận. Đừng tự tạo áp lực cho chính mình phải phản ứng lại một nỗi đau hoặc sự mất mát theo một cách nhất định chỉ bởi vì bạn nghĩ rằng đó là điều mà người khác mong đợi ở bạn.[3]

  3. 3
    Kiểm soát cảm xúc. Có lẽ bạn không thể phớt lờ hoặc thay đổi cảm xúc của mình sau khi bị tổn thương, tuy nhiên luôn có nhiều cách để kiểm soát chúng. Cảm xúc là một phần thiết yếu của con ngườichúng giúp bạn có cảm giác về bản thân và những người khác. Tuy vậy, chúng cũng có thể thao túng cuộc sống của bạn nếu bạn cho phép. Bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình bằng các cách dưới đây:[4]
    • Thực hiện hành động tích cực. Nếu bạn đang thực hiện các bước để khắc phục vấn đề, cảm xúc sẽ không thể thao túng bạnmà suy nghĩ thực tế của bạn sẽ kiểm soát tình hình. Chẳng hạn, nếu bạn đang buồn vì không được tuyển dụng, bạn nên dành thời gian để cải thiện sơ yếu lý lịch của mình.
    • Tránh tập trung vào điều làm bạn buồn phiền. Đừng quan tâm đến vấn đề đó cho tới khi bạn có thể xác định quan điểm của mình. Bạn có thể đến phòng tập thể hình, gọi điện cho một người bạn vui tính, đi mua sắm ở cửa hàng tạp hoá hoặc làm việc vặt trong nhà. Bạn sẽ không cảm thấy tiêu cực về bản thân khi bạn đang hành động để cải thiện tình hình.
    • Thực hiện một vài bài tập thể dục đơn giản nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc chán nản. Chẳng hạn, bạn có thể thử một số bài tập hít thở, tập yoga, hoặc thiền.
  4. 4
    Thực hiện một phương pháp giúp bạn khép lại trải nghiệm đau thương. Vì mọi mối quan hệ hoặc sự kiện đều có sự khởi đầu, nên chúng mặc nhiên sẽ phải kết thúc. Bạn cũng có thể tạo ra sự kết thúc bằng cách khép lại sự việc. Hãy xác định trước một phương pháp để bạn biết khi mình đã hoàn thành điều cần thiết để khép lại một trải nghiệm buồn.[5]
    • Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy tổn thương bởi hành động của ai đó, bạn có thể khép lại sự việc bằng cách đối mặt với người làm điều sai trái và cố gắng tha thứ cho họ. Nếu bạn chọn phương pháp này, hãy cố gắng không trách mắng người đó vì sự việc đã xảy ra. Thay vào đó, bạn chỉ cần nói ra bạn cảm thấy như thế nào và giải thích bạn muốn bước tiếp ra sao. Hãy nói như thế này, Em thật sự bị tổn thương bởi điều anh đã làm. Em cần không gian để quyết định xem mình có muốn tiếp tục mối quan hệ này không. Em sẽ liên lạc với anh khi em muốn.
    • Một phương pháp khác là chỉ việc đơn giản trả lại đồ đạc của vợ hoặc chồng cũ và nói lời tạm biệt. Bạn nên cho bản thân thời gian để kết thúc mọi việc, tuy nhiên không phải quá lâu để khiến sự việc kéo dài thêm.
  5. 5
    Tránh bám víu vào quá khứ. Bạn cần thừa nhận tình huống đã khiến bạn tổn thương và biết rằng khi nó kết thúc, bạn sẽ không cảm thấy buồn nữa. Đừng để vấn đề trở thành con người của bạnđó chỉ là một việc gì đó đã xảy ra với bạn. Sau khi bạn đã chấp nhận hiện thực đau khổ và cố gắng khép lại sự việc, bước tiếp theo là hãy hướng tới tương lai. Điều này có nghĩa là hãy thay đổi suy nghĩ để bạn không bám víu vào quá khứ nữa.
    • Một cách để tránh bám víu vào quá khứ là hãy rút ra bài học từ sự việc đã xảy ra và tạo ra một kế hoạch để ngăn chúng lại xảy ra. Hãy suy nghĩ nhiều cách khác nhau để bạn có thể cải thiện tình hình hiện tại hoặc viết ra một danh sách các bài học mà bạn đã học được từ việc trải qua khó khăn. Khi bạn hành động sau khi trải qua một sự việc tiêu cực, bạn đang tiếp thêm sức mạnh cho bản thân để bước tiếp.[6]
    • Viết nhật ký hoặc tâm sự với người mà bạn tin tưởng để giúp bạn vượt qua những cảm xúc của mình.[7]

Phần 2
Phần 2 của 3:
Suy nghĩ tích cực

  1. 1
    Trân trọng điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng bất kể điều gì đã xảy ra, bạn không gục ngã và không có vấn đề gì ở bạn cả. Đôi khi hoàn cảnh có thể thay đổi cách suy nghĩ của bạn, tuy nhiên nó không thể thay đổi một sự thật rằng luôn có những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn.
    • Hãy kết nối lại với những hoạt động mà bạn thích hoặc nhận biết bất cứ điều gì tích cực đang xảy ra trong cuộc sống của bạn. Bạn hãy bắt đầu viết nhật ký biết ơn tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Theo thời gian, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều điều để mình cảm thấy hạnh phúc và biết ơn.[8]
    • Nếu bạn có bạn thân hoặc thành viên gia đình, hay thậm chí là một con thú cưng, hãy dành thời gian kết nối với họ và cảm kích sự khác biệt tích cực mà họ tạo ra trong cuộc sống của bạn.
    • Dành thời gian trân trọng thậm chí những điều nhỏ nhặt. Chẳng hạn, có thể hôm nay bạn đã thưởng thức một tách trà ngon, hoặc xem một bộ phim mà bạn thật sự thích.
  2. 2
    Từ bỏ suy nghĩ tiêu cực. Hãy suy nghĩ tích cực. Bạn cần nhận ra rằng khi đầu óc luôn có những suy nghĩ tiêu cực sẽ thật sự khiến cuộc sống của bạn đau khổ. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang suy nghĩ theo hướng xấu, hãy nhắc nhở chính mình ngay lúc đó và cố gắng chiến đấu với suy nghĩ tiêu cực đó và chuyển hoá nó thành điều tích cực hơn hoặc thực tế hơn.[9] [10]
    • Chẳng hạn, bạn có thể chống lại một suy nghĩ tiêu cực như, Có lẽ mãi mãi mình sẽ không quen được người nào thật sự tốt bụng mà sẽ không đòi hỏi quá nhiều ở mình, bằng cách nghĩ đến bất cứ người nào tử tế và đáng tin cậy mà bạn quen biết. Một khi bạn đã xác định được ít nhất một người phù hợp với tiêu chuẩn tích cực này, bạn đã chiến đấu và khiến suy nghĩ tiêu cực đó mất tác dụng.

    Bạn có biết? Khi đã quen suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ thấy khó khăn để chuyển sang suy nghĩ tích cực. Bạn có thể thay đổi thói quen này bằng cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ mang tính trung lập và thực tế hơn.[11]

  3. 3
    Ở bên cạnh những người vui vẻ, tích cực. Họ có thể là gia đình của bạn, bạn bè, một người đặc biệt, và những người khác có thể giúp bạn làm mới niềm tin của mình vào con người sau khi bị tổn thương. Họ sẽ truyền cảm hứng giúp bạn có thể hồi phục và cuối cùng là vượt qua cảm xúc đau buồn.[12]
    • Nếu bạn không có người bạn thân nào, hãy thử tham gia một lớp học hoặc câu lạc bộ dành cho những người có cùng sở thích với bạn. Đó là những cách hiệu quả để gặp gỡ nhiều người mới và kết nối với các hoạt động mang lại niềm vui cho bạn.
    • Tìm những người bạn mà bạn có thể trò chuyện và thậm chí chuyển nỗi đau thành một câu chuyện xác thực để chia sẻ với người khác. Bạn có thể sử dụng sự việc đã xảy ra với mình như là một cảnh báo trước để người khác có thể tránh được rắc rối tương tự.
    • Chẳng hạn, bạn có thể nói với một người bạn thế này, "Sang ơi, chúng ta có thể nói chuyện không? Tớ muốn kể với cậu về việc đã xảy ra với tớ..." Sau đó, bạn có thể chia sẻ câu chuyện của mình. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ bằng cách nói thế này, "Tớ thật sự cần một cái ôm ngay bây giờ".

Phần 3
Phần 3 của 3:
Học cách xây dựng lại

  1. 1
    Chịu trách nhiệm cho hành động và cảm xúc của bạn. Nếu bạn chính là nguyên nhân khiến sự việc đã xảy ra với mình, bạn có cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn và trưởng thành từ trải nghiệm đó. Điều này không có nghĩa là bạn phải gánh chịu mọi lỗi lầm hoặc cảm thấy xấu hổ vì điều đã xảy ra. Thay vào đó, hãy thẳng thắn nhìn nhận sai lầm mà mình đã phạm phải hoặc bất cứ bài học nào mà bạn có thể rút ra từ trải nghiệm đó.[13]
    • Bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi biết rằng bạn có thể thay đổi từ đây về sau để tránh rắc rối lại xảy ra. Đó là một cách để lấy lại sức mạnh của mình và ngừng để cho người khác hoặc tình huống thao túng bạn.
  2. 2
    Chia sẻ câu chuyện của bạn với ai đó mà bạn tin tưởng. Đôi khi, việc có thể tâm sự về chuyện khiến bạn tổn thương sẽ giúp bạn bớt đau khổ. Bạn nên cho bản thân thời gian và sự tự do để khóc, cười, và kể câu chuyện mà bạn cần chia sẻ. Có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng tình huống mà có vẻ như là một vấn đề khó khăn bỗng dưng trở nên không quá nghiêm trọng khi bạn chia sẻ trải nghiệm của mình với bạn bè.[14]
    • Cảm thấy buồn hoặc đau khổ không phải là điều mà bạn nên che giấu mọi người xung quanh. Mong muốn của bạn sẽ khó mà được đáp ứng nếu bạn không nói với những người bên cạnh rằng bạn cần họ giúp đỡ.
    • Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói thế này, "Tớ đã muốn kể với cậu tất cả những gì tớ đã trải qua. Có lẽ cậu không biết, nhưng cậu là người mà tớ muốn tìm tới khi cần giúp đỡ..."
    • Bạn cũng có thể tham gia một nhóm hỗ trợ dành cho những người có những trải nghiệm tương tự và chia sẻ câu chuyện của mình với họ.
  3. 3
    Chăm sóc bản thân. Bạn sẽ cảm thấy khó để cảm thấy khá hơn nếu bạn không chăm sóc cơ thể của mình. Thậm chí nếu bạn không có tâm trạng để làm bất cứ việc gì, hãy nhắc nhở bản thân ăn uống, ngủ đúng giờ, và tập thể dục một chút. Bạn hãy cảm kết hỗ trợ cảm xúc tốt hơn bằng cách chăm sóc bản thân.[15]
    • Cư xử tử tế với chính mình khi bạn bị tổn thương là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục.
    • Cố gắng thực hiện chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, và ngủ ít nhất 7-9 giờ mỗi đêm.
    • Cũng sẽ có ích khi bạn tham gia vào một số hoạt động chăm sóc bản thân mà giúp bạn giảm căng thẳng, như là đọc sách hoặc chơi ném bóng với con cún của bạn.

    Lời khuyên: Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, thực hành chăm sóc bản thân cũng có nghĩa là tiếp tục xử lý những vấn đề thực tế. Hãy cố gắng dành một chút thời gian mỗi ngày để xử lý những việc mà bạn cần hoàn thành, như là làm bài tập về nhà, thanh toán các hoá đơn, hoặc mua thực phẩm.

  4. 4
    Thiết lập ranh giới cá nhân cho tương lai. Nếu bạn bị tổn thương trong một mối quan hệ, việc thiết lập ranh giới rõ ràng có thể giúp bạn tránh những rắc rối tương tự trong thời gian tới. Hãy chuẩn bị một danh sách gồm những nhu cầu cơ bản và những điều không thể thỏa hiệp trong những mối quan hệ trong tương lai. Việc khẳng định bản thân và cho người khác biết những điều mà bạn mong đợi từ tình bạn hoặc quan hệ tình cảm là tùy ở bạn.[16]
    • Danh sách này có thể được dùng như là hướng dẫn các tương tác mà bạn muốn có với những người khác. Nếu bạn cảm thấy dường như những nhu cầu của mình không được đáp ứng dựa vào ranh giới đã thiết lập, vậy thì bạn có thể kết thúc vấn đề trước khi chúng trở thành một nỗi đau mới hoặc sự phản bội.
    • Bạn có thể đặt ra các giới hạn như: không hẹn hò với những người khiến bạn phải thỏa hiệp các giá trị của mình, không qua lại với người lạm dụng thuốc hoặc liên quan đến hành vi phạm pháp, hoặc không dành quá nhiều tâm huyết vào một mối quan hệ đơn phương.
    • Cố gắng truyền đạt rõ ràng những ranh giới của mình với người khác, và cũng cho họ biết những hậu quả sẽ xảy ra nếu họ không tôn trọng những ranh giới đó. Ví dụ, bạn có thể nói thế này, Con yêu mẹ, nhưng mà con sẽ không về thăm mẹ trong kỳ nghỉ nếu mẹ cứ phàn nàn về cân nặng của con.
Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề