Hóa đơn điều chỉnh giảm kê khai như thế nào năm 2024

Ví dụ: Quý I/2022 nhận Hóa đơn mua vào số 01. Quý III/2022 Nhà cung cấp Hủy hóa đơn số 01 và xuất hóa đơn thay thế số 08.

Bước 1: Lập tờ khai bổ sung Quý I/2022.

  • Tại các chỉ tiêu số [23] [24] [25]: gõ lại số tiền đã trừ đi hóa đơn đầu vào số 01 bị hủy.

Bước 2: Lập tờ khai lần đầu của Quý III/2022: kê khai lên Hóa đơn thay thế 08 vào Bảng kê mua vào [xem như là một hóa đơn đầu vào bình thường]

Kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của hóa đơn điện tử EasyInvoice về hướng dẫn kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ để biết thêm thông tin chi tiết.

1.Kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ vào kỳ nào?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi hóa đơn điện tử sai sót các chỉ tiêu quan trọng thì người nộp thuế được lựa chọn 01 trong 02 hình thức xử lý là lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hóa đơn thay thế hóa đơn có sai sót.

Căn cứ Điều 5 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thời điểm phát sinh thuế giá trị gia tăng là thời điểm lập hóa đơn, cụ thể:

  • Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Khoản 4 điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định:

Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế nếu phát hiện hồ sơ khai thuế lần đầu đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra

Như vậy, khi lập hóa đơn thay thế/điều chỉnh cho hóa đơn có sai sót sẽ làm thay đổi nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đã kê khai trước đó. Do vậy, phải lập tờ khai thuế giá trị gia tăng bổ sung cho tháng/quý có đơn bị sai sót [không phải là lập tờ khai bổ sung vào tháng phát sinh hóa đơn thay thế/điều chỉnh].

Theo đó, hóa đơn thay thế/điều chỉnh và hóa đơn bị thay thế/bị điều chỉnh phát sinh tại 02 kỳ kê khai thuế khác nhau [khác tháng/quý kê khai] thì doanh nghiệp phải kê khai hóa đơn thay thế/điều chỉnh trên tờ khai bổ sung của kỳ phát sinh hóa đơn bị thay thế/bị điều chỉnh.

Tìm hiểu ngay: Hóa Đơn Thay Thế Có Cần Gửi Mẫu 04 Không?

2.Hướng dẫn kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ theo Thông tư 78 hiện nay?

Căn cứ theo quy định Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp. Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế. Theo đó, việc thay thế hóa đơn được thực hiện trong các trường hợp sau:

[1] Người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT và lập hóa đơn thay thế mới gửi cho người mua.

Tải mẫu số 04/SS-HĐĐT tại đây

[2] Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót:

Trường hợp sai mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn thực hiện lập hóa đơn thay thế:

– Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

– Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện từ đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

– Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua.

[3] Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.

Mặt khác, việc lập thay thế hóa đơn có sai sót sẽ làm thay đổi nghĩa vụ thuế GTGT đã kê khai trước đó. Chính vì vậy, doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức có nghĩa vụ thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP được hiện cụ thể như:

[1] Khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế: chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

[2] Khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả: phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế GTGT đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Trường Hợp Hóa Đơn Điều Chỉnh, Thay Thế Không Phải Gửi Mẫu 04/SS?

3.Thực hiện kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ như thế nào?

Khi phát sinh hóa đơn thay thế, hóa đơn điều chỉnh, doanh nghiệp cần xác định sai sót cũng như ảnh hưởng của việc lập hóa đơn thay thế/điều chỉnh đối với nghĩa vụ thuế của kỳ gốc để thực hiện kê khai như sau:

Sai sót Chỉ tiêu tờ khai Thủ tụcSai sót không làm ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ Sai chỉ tiêu [23]: Giá trị hàng hóa mua vào

[29],[30],[32],[32a]: Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 0%; Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 5%; Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 10%; Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra không tính thuế

Chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung. Nếu ảnh hưởng của khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được hoàn của kỳ gốc Sai sót làm tăng, giảm chỉ tiêu [40] “KHBS” Lập Tờ khai bổ sung, Bản giải trình:

Tại tờ khai của kỳ bị sai:

– Điều chỉnh thuế GTGT đầu vào trên chỉ tiêu [23], [24], [25] về số đúng kèm KHBS

– Điều chỉnh chỉ tiêu: [29], [30], [31], [32], [33] về số đúng kèm KHBS

Phải nộp đủ số tiền thuế thiếu và tiền chậm nộp

Nếu chỉ tiêu [40] “KHBS” 0: Kê khai chênh lệch tăng vào chỉ tiêu [38] của kỳ phát hiện.

– Nếu chỉ tiêu [43] “KHBS”

Chủ Đề