Hình thức xử lý an toàn thực phẩm

Ngày 20 tháng 12 năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư quy định, Cơ sở thực hiện thu hồi trong các trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm theo các hình thức sau đây: Thu hồi tự nguyện và thu hồi bắt buộc.

Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về thực phẩm không bảo đảm an toàn và không thuộc trường hợp quy định tại Thông tư này.

Thu hồi bắt buộc là việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Thông tư này hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Theo đó, đối với trường hợp thu hồi tự nguyện: Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh về thực phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định thuộc hường hợp phải thu hồi, cơ sở thực hiện:

Thông báo bằng điện thoại, thư điện tử (email) hoặc các hình thức phù hợp khác, sau đó thông báo chính thức bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các cơ sở phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải thu hồi và thực hiện thu hồi thực phẩm;

Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp trung ương để thông tin đến người tiêu dùng về thực phẩm phải thu hồi;

Thông báo bằng văn bản việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. Thông báo phải ghi rõ: tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất; tên thực phẩm; quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng; số lượng, lý do thu hồi thực phẩm; danh sách địa điểm tập kết, tiếp nhận thực phẩm bị thu hồi; thời gian thu hồi thực phẩm.

Trong thời gian 03 ngày kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ cơ sở báo cáo kết quả việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm theo mẫu quy định theo Thông tư này và hình thức xử lý đối với thực phẩm sau thu hồi.

Đối với trường hợp thu hồi bắt buộc: Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm xác định thực phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, cơ quan có thẩm quyền phải ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định theo Thông tư này. Đồng thời, ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ cơ sở thực hiện các bước theo quy định.

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc thu hồi bắt buộc, chủ cơ sở báo cáo kết quả việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi và đề xuất hình thức xử lý đối với thực phẩm sau thu hồi. Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi thực phẩm có hách nhiệm giám sát việc thu hồi và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hợp.

Ngoài ra, Thông tư quy định 04 hình thức xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi, cụ thể:

Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn: Khắc phục lỗi của sản phẩm: Áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có thể xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật đế bảo đảm thực phẩm an toàn. Khắc phục lỗi ghi nhãn: Áp dụng đối với trường hợp thực phẩm ghi nhãn chưa đúng theo quy định.

Chuyển mục đích sử dụng: Áp dụng đối với trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không được sử dụng làm thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào mục đích khác sau khi xử lý phù hợp.

Tái xuất: áp dụng đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không bảo đảm an toàn và thuộc diện tái xuất theo quy định pháp luật.

Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố, quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phần gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định và các trường hợp khẩn cấp khác của Thông tư này.

Vấn đề kinh doanh thực phẩm luôn được quan tâm hàng ngày hàng giờ. Bởi thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường ngày càng nhiều và mức độ ngày càng tinh vi cần phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh, xử lý. Vậy xử phạt vi phạm hành chính trong Vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

– Văn bản hợp nhất Luật xử phạt vi phạm hành chính 31/VBHN-VPQH ngày 07/12/2020.

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

– Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

– Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

1. Nguyên tắc xử phạt về vệ sinh toan toàn thực phẩm?

Theo quy định tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc về việc xử phạt vi phạm hành chính:

– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính trong vệ sinh  an toàn thực phẩm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành một cách nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm việc xử phạt công bằng, đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm khi có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Đối với trường hợp nếu một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.

– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính đó.

– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nguyên tắc về việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:

– Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020), đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 92  Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020); đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020); đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020).

– Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

Xem thêm: Biên bản kiểm tra an toàn thực thẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

2. Các hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

– Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;

– Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm tới người tiêu dùng;

– Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm;

– Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Ngoài ra các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm không được quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Bởi vấn đề vệ sinh an thực phẩm khá rộng, người kinh doanh vì lợi nhuận cao mà bất chấp các thủ đoạn, sử dụng các hóa chất bẩn, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khi những thực phẩm đó được cung cấp ra thị trường.

Xem thêm: Bếp ăn công ty có phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

3. Các hình thức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm?

Các hình thức xử phạt với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 2 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, khoản 1 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung:

– Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.

– Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;

– Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng.

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung thì cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

– Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

Xem thêm: Đóng gói bao bì lên sản phẩm công ty khác có phải đăng ký?

– Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;

– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng;

– Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;

– Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;

– Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm;

– Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;

– Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;

– Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển;

Xem thêm: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo từng nhóm ngành

– Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;

– Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.

– Buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa.

Khi cơ quan có thẩm quyền thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả như trên thì phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt để tránh việc lạm quyền, xử phạt không đúng quy định pháp luật.

+ Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi;

Ngoài ra cơ quan có thẩm quyền khi xử phạt, tùy hành vi vi phạm, mức độ vi phạm cần phải đáp ứng yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm?

Đối với từng hành vi vi phạm mà thẩm quyền xử phạt khác nhau. Những người có thẩm quyền xử phạt là:

Xem thêm: Xử phạt khi không có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân

– Thanh tra

– Công an nhân dân

– Cảnh sát biển

-Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác và phân định thẩm quyền xử phạt về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định cụ thể với từng hành vi vi phạm.

5. Các trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

Xem thêm: Biểu mẫu báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Xem thêm: Buôn bán thịt lợn tươi sống tại chợ và tại nhà có vi phạm không?

Như vậy, các cơ sở, tổ chức có hoạt động kinh doanh, sản xuất thực phẩm bắt buộc phải xin cấp Giấy phép VSATTP trừ những trường hợp nêu trên.

6. Mức xử phạt vi phạm về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP khi có hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

+ Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm về giấy chứng nhận ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.: