Hình ảnh 12 đường kinh lạc

Trong khi massage phương Tây được xây dựng trên cơ sở giải phẫu sinh lý người thì massage phương Đông lại được hình thành trên cơ sở những kiến thức về kinh mạch – huyệt đạo – và dòng chảy năng lượng (hay còn được gọi là khí âm dương).

Ở châu Á, đặc biệt là các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, những cụm từ liên quan đến kinh – mạch – huyệt – âm khí – dương khí… không xa lạ; Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ, cũng như biết cách vận dụng vào đời sống, chăm sóc sức khỏe.

Trong nội dung dưới đây, Okasa sẽ cùng các bạn tìm hiểu hệ kinh lạc trong cơ thể, qua đó hiểu hơn về một trong những phương pháp trị liệu hữu ích, có lịch sử hàng nghìn năm: Phương pháp xoa bóp – bấm huyệt.

Kinh lạc là gì?

Kinh là đường thẳng đi dọc cơ thể. Lạc là đường nối giữa các kinh. Kinh & Lạc tạo thành một mạng lưới trong cơ thể, có mối liên hệ với các cơ quan, bộ phận. Kinh lạc là đường liên tục và thông suốt của khí huyết.

Hình ảnh 12 đường kinh lạc

Khi kinh lạc thông suốt thì khí huyết, dòng chảy năng lượng được đảm bảo, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại, bị tắc nghẽn thì phát sinh bệnh tật, sức khỏe suy yếu.

Các kinh lạc trên cơ thể

- Kinh mạch gồm: 12 chính kinh, 8 mạch kỳ kinh, 12 kinh biệt

- Lạc mạch gồm: 15 biệt lạc, khổng lạc, phù lạc

12 chính kinh

Ba kinh âm ở tay gồm: Kinh phế, kinh tâm, kinh tâm bào.

Ba kinh dương ở tay gồm: Kinh đại trường, tiểu trường kinh, kinh tam tiêu.

Ba kinh âm ở chân: Kinh tỳ, kinh thận, kinh can.

Ba kinh dương ở chân: Kinh vị, kinh đởm, kinh bàng quan

12 chính kinh tương ứng với các tạng phủ trong cơ thể. 12 kinh gồm 6 âm và 6 dương, tương ứng với lục khí ngoài trời đất là: Kim - thuỷ - thử - mộc - hoả - thổ.

Đường di chuyển của các kinh: Kinh âm ở chân đi lên bụng, kinh âm ở tay đi từ ngực ra tay, kinh dương ở tay đi từ ngón tay lên mặt - đầu, kinh dương ở chân thì đi từ đầu - mặt xuống các ngón chân. Sự di chuyển diễn ra tuần hoàn, mỗi ngày 50 vòng khắp cơ thể, không ngừng nghỉ.

8 kỳ kinh

Gồm: Nhâm mạch, âm duy mạch, đốc mạch, dương duy mạch, xung mạch, âm kiểu mạch, đới mạch, dương kiểu mạch.

8 kỳ kinh có chức năng bổ sung sự thiếu hụt của các chính kinh để đảm bảo sự điều hòa và cân bằng ở trên trong cơ thể. Các kinh này hầu như vận động từ dưới lên và không có huyệt riêng, không đi vào các phủ tạng như chính kinh. 

Các nhà châm cứu xưa thường ví kinh như là sông, mạch như là hồ. Chúng giữ vai trò quan trọng trong các chức năng liên quan đến sinh đẻ, vận động, và cân bằng cơ thể.

Hình ảnh 12 đường kinh lạc

12 kinh biệt

Kinh biệt là nhánh rẽ của chính kinh, đi sâu và dài, đến các vị trí mà kinh chính không đến, di chuyển từ tay chân sâu vào bên trong nội tạng.

12 chính kinh đều có nhánh rẽ gọi là kinh biệt. Các kinh này đi sâu và dài, đến những nơi mà chính kinh không đến. Đường đi là từ tay chân đi sâu vào nội tạng

15 lạc mạch

Biệt lạc là các đường dẫn truyền khí huyết, xuất phát từ các lạc huyệt của 12 kinh chính và 2 mạch (Nhâm, Đốc). Tổng cộng có 14 huyệt lạc, gồm 12 lạc huyệt ở 12 đường kinh chính và 2 lạc huyệt trên 2 mạch Nhâm - Đốc, và đường đại lạc của Tỳ, tổng là 15.

12 kinh cân

Kinh cân là hệ thống gân cơ của cơ thể, có sự phụ thuộc vào 12 kinh mạch. Chúng giữ các xương để các xương gần với nhau, nối buộc khắp cơ thể. 

12 bì bộ

Bì bộ - khu da phản ánh hoạt động của 12 kinh chính. Chúng vừa thuộc về hệ kinh lạc, vừa là phần ngoài của cơ kinh lạc, phân bố theo diện, vùng.

Khi cơ thể bị bệnh (nhiễm tà khí) thì trước tiên là ở ngoài da, rồi vào lạc mạch, tới kinh mạch, cuối cùng là tạng phủ. Và ngược lại, khi tạng phủ và kinh mạch bị rối loạn thì các biểu hiện sẽ được phản ảnh ra các khu da.

Huyệt đạo

Huyệt (du huyệt, khổng huyệt) là một nơi trống rỗng nằm ở trên các đường kinh hoặc cũng có thể là ở ngoài đường kinh. Chúng có tác dụng giúp cơ thể trao đổi chất và tiếp nhận nguồn năng lượng từ tự nhiên.

Chức năng sinh lý của kinh lạc

Hình ảnh 12 đường kinh lạc

Nối liền trong - ngoài, trên - dưới: Nối liền tạng phủ với hệ thống xương khớp; Liên lạc giữa tạng phủ với các khiếu (mắt, mũi, tai... đều có kinh mạch đi qua); Liên hệ giữa các tạng phủ; Liên hệ giữa các kinh mạch.

Lưu thông khí huyết: Khí huyết đi toàn thân để nuôi dưỡng các cơ quan, bộ phận đều phải dựa vào hệ thống kinh mạch.

Dẫn truyền cảm ứng: Dẫn truyền cảm giác khi có kích thích.

Cân bằng âm khí & dương khí: Khi cơ thể bị mất cân bằng, gây ra bệnh tật thì có thể tiến hành xoa bóp - bấm huyệt - châm cứu để điều tiết kinh lạc, lấy lại và duy trì sự cân bằng.

Kinh lạc chính là đường lưu thông khí huyết của cơ thể, gồm có kinh mạch và lạc mạch. Kinh là đường chính, dọc cơ thể, và ở trong sâu. Lạc là đường ngang nối các kinh, ở nông. Hệ thống kinh lạc giúp cho lục phủ, ngũ tạng, da lông trong cơ thể con người liên kết thành thể thống nhất, hoàn chỉnh. Mỗi kinh mạch đều có huyệt vị tương ứng, phân bố ở 2 bên cơ thể… được y học cổ truyền phương Đông sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị bệnh.