Hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật là gì năm 2024

Phân tích kinh tế - kỹ thuật là nội dung cần thiết và quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng. Kết quả của phân tích là cơ sở để đề xuất và quyết định đầu tư dự án. Những phân tích về mặt kỹ thuật, mặt kinh tế vừa cần thiết và cũng là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành soạn thảo dự án đầu tư xây dựng.

Trong nội dung phân tích kinh tế - kỹ thuật, phân tích kỹ thuật được tiến hành trước và là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế bao gồm phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội tiếp theo. Cả hai nội dung phân tích này đều phải dựa trên việc so sánh các lợi ích thu được và các khoản chi phí phải bỏ ra. Phân tích tài chính tập trung xem xét những lợi ích và chi phí tài chính do dự án đem lại và tập trung đối với chủ đầu tư. Phân tích kinh tế - xã hội xem xét các khoản lợi ích và chi phí trên phương diện nền kinh tế và xã hội. Do vậy trên cơ sở phân tích tài chính cần điều chỉnh các khoản lợi ích và chi phí làm cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế - xã hội.

Phân tích kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng cũng bao hàm cả phân tích kinh tế - xã hội và phân tích tài chính, rất cần thiết đối với chủ đầu tư, nhà nước cũng như các định chế tài chính.

- Đối với chủ đầu tư: Phân tích kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng là căn cứ chủ yếu để cân nhắc, xem xét những lợi ích sẽ thu được so với những chi phí chi ra để quyết định triển khai đầu tư. Ngoài ra, mục tiêu của chủ đầu tư còn hướng tới lợi nhuận nên khả năng sinh lợi do dự án đem lại là thước đo chủ yếu và là động lực tiến hành đầu tư. Hai lý do này là cơ sở để thuyết phục các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận dự án và các định chế tài chính tài trợ cho dự án;

- Đối với nhà nước: Phân tích kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng là căn cứ quan trọng để quyết định cho phép đầu tư. Trên phương diện Nhà nước, quan điểm của quốc gia “Lợi ích kinh tế - xã hội do dự án đầu tư xây dựng đem lại” là căn cứ để xem xét, cho phép đầu tư xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng sẽ được chấp thuận khi dự án đó thực sự đóng góp cho nền kinh tế và xã hội, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

- Đối với các định chế tài chính: Phân tích kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng là căn cứ chủ yếu để chủ thể này đưa ra quyết định tài trợ vốn cho dự án. Dự án đầu tư xây dựng muốn được vay vốn cần phải chứng minh một cách chắc chắn dự án sẽ mang lại lợi ích kinh tế - kỹ thuật cho các chủ thể tham gia, trong đó có định chế tài chính. Do vậy, phân tích tài chính là cơ sở để quyết định tài trợ vốn cho dự án. Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án đó được đánh giá là khả thi về tài chính, tức là đạt hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao.

Tài liệu “Phân tích kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng” này với tôn chỉ là tài liệu hướng dẫn thực tế cho phân tích đánh giá một dự án, nên các kỹ thuật được trình bày trong các chương, mục đã được thử nghiệm và ứng dụng tại Việt Nam thời gian gần nhất.

Nội dung phân tích kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng nhằm cung cấp cho các nhà kinh tế, cho bạn đọc quan tâm, cho các nhà nghiên cứu căn cứ khoa học, hệ thống các công cụ phân tích thực tiễn, dễ sử dụng, được viết trên nền tảng lý thuyết kinh tế. Các công cụ này kết hợp phân tích các yếu tố kỹ thuật và phân tích kinh tế bao gồm cả kinh tế - xã hội, tài chính và ngân sách. Cho phép các nhà kinh tế, hoạch định chính sách, nhìn nhận các dự án đầu tư xây dựng trên quan điểm của xã hội và của các đối tượng liên quan chính, nhất là các tổ chức thực hiện dự án và tổ chức ngân hàng, nhờ đó việc đánh giá kinh tế các dự án phong phú hơn và minh bạch hơn.

Cuốn tài liệu gồm 4 chương: (i) Những kiến thức cơ bản về phân tích kinh tế - kỹ thuật; (ii) Những khái niệm và nội dung phân tích cơ bản dự án đầu tư xây dựng; (iii) Phân tích các yếu tố kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng; (iv) Phân tích kinh tế dự án đầu tư xây dựng.

Đánh giá về nỗ lực trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ông Trần Văn Học cho biết, kể từ khi nước ta chủ trương đổi mới nền kinh tế, hoạt động tiêu chuẩn hóa là một trong những lĩnh vực luôn đi đầu và tham gia tích cực trong hoạt động hội nhập với quốc tế và khu vực khi chúng ta đã sớm tham gia là thành viên của nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và khu vực như: Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU, ISO, CODEX, IEC…

Năm 2006, với việc ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật nhằm cam kết thực thi Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định WTO/TBT) và trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trên cơ sở chấp nhận và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đã trở thành chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong kế hoạch xây dựng TCVN hằng năm, chiếm trên 90%.

Hiện nay, Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam ngày càng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế với trên 12.000 TCVN, 800 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và hàng vạn tiêu chuẩn cơ sở trong nhiều lĩnh vực khác nhau, làm chuẩn mực quan trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý.

Nhờ đó, kết quả của các nỗ lực này đã đưa tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam lên mức tương đối cao (năm 2019 đạt 54% và dự kiến đến năm 2020 đạt 60%), trong đó lĩnh vực có tỷ lệ hài hòa với quốc tế cao nhất là Điện - Điện tử và Thực phẩm (>80%). Đây là tiền đề rất quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại để hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ hơn với quốc tế và khu vực trong những năm tới khi chúng ta đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương.

Thống kê cho thấy, hiện nay, Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam ngày càng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế với trên 12.000 TCVN, 800 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và hàng vạn tiêu chuẩn cơ sở trong nhiều lĩnh vực khác nhau, làm chuẩn mực quan trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý.

Theo ông Trần Văn Học, hệ thống này đã góp phần tích cực nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, bảo đảm an toàn cho con người và môi trường, góp phần tăng cường xuất khẩu và thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu, việc đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đã giúp các doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính thuận lợi, không bị cản trở bởi các rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu đồng thời khẳng định được trình độ chất lượng để cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế.