Hay giải thích vì sao muốn phát triển năng khiếu cho trẻ cần phải bồi dưỡng từ rất sớm

Trên cơ sở bé có năng khiếu thiên bẩm về mặt nào đó, nếu được phát hiện sớm và được bồi dưỡng đúng cách thì năng khiếu bẩm sinh ở bé sẽ phát triển rất nhanh.

Cần phải thừa nhận rằng, tài năng về mặt âm nhạc, mỹ thuật, múa, thể thao, văn học… đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh. Trên cơ sở bé có năng khiếu thiên bẩm về mặt nào đó, nếu được phát hiện sớm và được bồi dưỡng đúng cách thì năng khiếu bẩm sinh ở bé sẽ phát triển rất nhanh

Có nhiều đứa trẻ ngay từ nhỏ đã có những dấu hiệu tài năng ở một số lĩnh vực nhưng do cha mẹ không để ý thấy, hoặc có thấy, nhưng không chú ý bồi dưỡng, nên bé phát huy tiềm năng của mình.

Cách phát hiện sớm năng khiếu bẩm sinh ở bé?

Muốn phát hiện sớm năng khiếu bẩm sinh ở bé, các bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ trẻ, phải luôn luôn để ý, quan sát kỹ lưỡng những cử chỉ hành động ngay từ khi trẻ mới lọt lòng, để có sự phán đoán chính xác.

Sau đây là một số dấu hiệu chứng tỏ trẻ có năng khiếu ở lĩnh vực nào đó. Ba mẹ chú ý xe, con mình có dấu hiệu nào trong đây không nhé.

Trẻ có năng khiếu âm nhạc: chỉ sau một tháng tuổi đã rất thích thú với các loại âm thanh của các nhạc khí. Khi tiếng nhạc cất lên lập tức thôi quấy khóc, ngón tay tương đối dài, đặc biệt là ngón tay trỏ và út. Sau 3 tháng, trẻ biết phát âm 5 nguyên âm: a, i, u, e, ô; trên dưới 1 tuổi có thể tập trung tinh thần nghe ca khúc và có thể phản ứng với những ca khúc vui, buồn…

Trẻ có năng khiếu thể thao, múa: thường hoạt bát, phản ứng nhanh nhạy, hiếu động, sớm biết lẫy, biết đứng, biết đi, cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, linh hoạt hơn so với trẻ khác cùng lứa tuổi.

Đặc biệt, trẻ có năng khiếu về múa thường có cổ, đùi, cánh tay tương đối dài, hay bắt chước những động tác có tiết tấu.

Trẻ có năng khiếu bẩm sinh về hội hoạ: rất sớm hứng thú với mầu sắc và tranh ảnh; thường có thể chú ý rất lâu đến những đồ chơi có màu sắc khác nhau; có sức quan sát và bắt chước tương đối nhanh.

Riêng năng khiếu bẩm sinh về văn học và toán học thì phải đợi trẻ biết đi, biết Nói mới biểu hiện. Chẳng hạn, trẻ có năng khiếu về văn học rất thích nghe hát ru ngủ, sớm biết lạ, biết theo; sớm biết nói, phát âm chính xác, tương đối đúng ngữ pháp, trí nhớ tốt hơn hẳn trẻ cùng lứa tuổi.

Ví dụ, ở lớp mẫu giáo hoặc ở gia đình nghe cô giáo hoặc cha mẹ kể chuyện tương đối dài, sau đó có thể kể lại tương đối rành mạch, diễn cảm một cách thích thú, say sưa.

Khi chưa biết chữ, đã biết làm thơ đơn giản hoặc học truyền khẩu có thể thuộc hàng chục bài thơ, hay mấy trăm câu thơ lục bát trong truyện kiều

Về tài năng toán học bẩm sinh ở trẻ, chủ yếu biểu hiện: Khi mới tập nói đã có thể đếm tới hàng trăm không nhầm lẫn, ở tuổi mẫu giáo, chưa biết chữ, có thể tính nhẩm, cộng trừ nhân chia số nguyên tới hàng trăm, trên dưới một tuổi đã biết phân biệt sơ đẳng lớn nhỏ, dài ngắn, nhiều ít [có thể cả vài loại màu sắc tương phản rõ rệt như xanh đỏ, đen trắng] đối với đồ chơi hoặc vật thể khác. Đặc biệt, có trẻ chưa biết chữ đã biết chơi cờ vua, chơi ô ăn quan, giải câu đố…

Tóm lại, năng khiếu bẩm sinh ở trẻ là một thứ của cải vô cùng quý báu, cần được các bậc cha mẹ phát hiện sớm một cách chính xác và ra sức bồi dưỡng, vun đắp để những tố chất đó phát triển thành những viên ngọc quý.

Một số nghiên cứu khoa học cho rằng, cười là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá trí tuệ và sự phát triển tình cảm của trẻ. Trẻ hay cười rất có thể là trẻ thông minh. Tháng tuổi phát ra nụ cười của trẻ thông minh sớm hơn so với trẻ bình thường và số lần cười cũng nhiều hơn.

Trẻ thông minh có những đặc điểm:

  • Một là, phát triển ngôn ngữ tương đối sớm và tận dụng từ ngữ tạp không tương xứng với tháng tuổi của nó. Khi trẻ bình thường mới có thể chỉ con chó và nói: “chó” thì đứa trẻ thông minh đã có thể nói: “chó chạy rồi!”
  • Hai là, trí nhớ tốt, có thể nhớ rất nhanh đồ vật và sự vật đã tiếp xúc, âm nhạc đã nghe, tranh vẽ đã xem, chữ đã biết đều lướt qua là nhớ, ấn tượng rất sâu.
  • Ba là, rất ham hiểu biết, có lòng hiếu kỳ [trí tò mò] rất mãnh liệt và lòng ham hiểu biết rất phát triển, hứng thú rộng rãi. Rất nhạy cảm với sự vật xảy ra ở xung quanh, giỏi quan sát, có sức chú ý tập trung, thường thường tập trung tinh thần chăm chú nhìn một sự vật nào đó, đi sâu nghiên cứu đặc điểm của nó.
  • Bốn là, có thể vượt trước trong việc lý giải mối quan hệ giữa các sự vật, có sức phán đoán, sức phân biệt và năng lực khái quát sự vật tương đối mạnh.
  • Năm là, đối với sắc thái, hình dạng, khung cảnh, tiết tấu, giai điệu biểu hiện hứng thú cực lớn và năng lực vượt trước.

Điều đáng chú ý là, trí tuệ con người không phải chỉ hoàn toàn do di truyền của cha mẹ, mà còn quyết định bởi sự giáo dục được tiếp nhận từ buổi ấu thơ. Trẻ thông minh, có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó, nhưng nếu năng khiếu của trẻ không được phát hiện và bồi đắp, rèn luyện thì trẻ cũng không thể nào phát huy tối đa tiềm năng của mình được. Nếu trẻ không có năng khiếu nhưng chăm rèn luyện, cũng như nhận được chế độ dinh dưỡng và giáo dục một cách khoa học, thì chắc hẳn trẻ sẽ phát triển tốt ở lĩnh vực đó.

Muốn trẻ thông minh hơn, cha mẹ nên chú ý làm tốt mấy việc sau đây:

  • Chú ý chất dinh dưỡng trong nuôi trẻ nên tận dụng nguồn sữa mẹ. Thời kỳ trẻ thơ là giai đoạn đại não sinh trưởng và phát dục nhanh chóng nhất, nếu thành phần dinh dưỡng không đủ hoặc do nguyên nhân bệnh tật gây nên dinh dưỡng không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến đại não phát dục, trở ngại trí tuệ phát triển
  • Chú ý bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tư duy cho trẻ, từng bước huấn luyện và nâng cao năng lực quan sát, năng lực lý giải cho trẻ.
  • Bồi dưỡng và bảo vệ lòng hiếu kỳ của trẻ, chú ý khai thác hứng thú về phương diện của trẻ, kích thích tính ham hiểu biết, nhiệt tình học tập của trẻ.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi chơi khiến cho chúng được mở rộng tầm mắt, tăng cường kiến thức. Khuyến khích trẻ mở rộng giao lưu với các bạn, phát triển nhu cầu xã hội của trẻ.
  • Chú ý bồi dưỡng thói quen sinh hoạt và những hành vi cư xử đúng đắn.

Ngày đăng: 30-05-2019 | Lượt xem: 1889

Việc phát hiện và phát triển năng khiếu cho trẻ không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên cần có sự nhìn nhận đúng đắn để có những định hướng đúng phù hợp cho sự phát triển của trẻ.

Phát triển năng khiếu để trẻ phát triển toàn diện. Ảnh: internet

Trong các chương trình giáo dục hiện nay, việc chỉ chú trọng đến các môn học văn hóa trên lớp mà thiếu việc phát triển, định hướng và giáo dục cho trẻ nhỏ về các môn năng khiếu là điều cần phải sớm được nhìn nhận lại và khắc phục vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của trẻ nhỏ.

Phát triển năng khiếu để phát triển toàn diện cho trẻ

Năng khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, những nét đặc trưng, đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho tài năng. Năng khiếu mang những khuynh hướng đầu tiên tạo điều kiện cho tài năng hình thành và phát triển. Tuy nhiên có năng khiếu không đồng nghĩa với việc sẽ giỏi như thiên tài. Năng khiếu chỉ là một dấu hiệu của tài năng. Có năng khiếu không phải cứ để vậy mà có thể thành tài năng, cần phải qua quá trình rèn luyện để nâng cao trình độ, trở thành tài năng hữu ích.

Xã hội ngày càng phát triển, đã dần xa cái thời mọi nguồn kiến thức thu nhỏ lại từ những cuốn sách. Hiện nay, kênh thông tin trí thức được mở rộng vô cùng rộng lớn, trên truyền hình, báo chí, các phương tiện truyền thông, internet… sự tiếp cận tri thức được nhìn nhận ra rằng quan trọng nhất là ở sự chủ động của con người. Sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới, sự đổi mới của thời đại cũng tác động rất lớn đối với sự phát triển chung của xã hội. Trong sự vận động để phát triển và hoàn thiện, con người cần phải biết thích ứng, linh hoạt trong sự biến đổi không ngừng.

Đối với con trẻ - tương lai của mỗi gia đình và đất nước. Để đánh giá đúng về việc giáo dục cũng như khả năng phát triển đến giới hạn của trẻ, cần phải nói đến hai từ “năng động”. Chính vì vậy, việc phát triển năng khiếu cho trẻ có thể xem là một trong những vấn đề cốt yếu để con trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.

Trong xu thế hội nhập, bộ mặt nền kinh tế - xã hội ngày càng có chuyển biến rõ nét hơn, có thể thấy rằng nếp sống sinh hoạt, văn hóa tinh thần, nếp sống vui chơi giải trí của thế hệ xưa và nay cũng có nhiều khác biệt. Trẻ em cũng vậy, trẻ em ngày xưa tự do phát triển nhưng hai chữ tự do “luôn nằm trong khuôn phép”, còn trẻ em ngày nay lại thiếu không gian và thời gian để thực sự nhìn nhận bản thân cần gì và muốn gì. Trẻ em xưa được nghỉ hè nhiều để vui chơi, hòa mình cùng thiên nhiên còn trẻ em ngày nay ngày nghỉ cũng phải tận dụng học thêm, những ngày hè cũng vậy. Trẻ em xưa vui thú cùng thiên nhiên còn trẻ em ngày nay lại vùi đầu vào những trò công nghệ, điện tử. Trẻ em xưa cứ tha hồ mà dầm mưa dãi gió, trẻ em nay ra đường là bao điều đáng lo, đáng ngại.…

So sánh về chuyện trẻ em xưa và nay không nhằm mục đích gì mà chỉ đưa ra nhận định rằng môi trường để giáo dục, phát triển nhân cách con người đã hoàn toàn thay đổi, tư duy cũng mang dáng dấp của sự cách biệt thế hệ. Cho nên giáo dục con trẻ cũng cần có sự đổi mới, phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Và có thể khẳng định, trong thời đại 4.0 này, trẻ nhỏ không có được không gian phát triển như thế hệ trước thì cũng cần có một hướng phát triển khác tích cực và phù hợp với môi trường hiện đại. Chính xác hơn, trong thời đại này, muốn có sự phát triển toàn diện thì việc phát hiện năng khiếu và phát triển năng khiếu ở trẻ là vô cùng thiết thực.

Phát hiện năng khiếu ở trẻ không hề khó

Các bậc làm cha làm mẹ chỉ cần quan sát những hoạt động bình thường của con trẻ hàng ngày, biết được các con yêu thích gì, quan tâm gì hay chú trọng cái gì hơn thì sẽ biết được sở thích đồng thời là nền tảng năng khiếu ở mỗi trẻ.

Những bé có năng khiếu về trí tuệ thì rất hứng thú về tính toán, luôn ưa thích tìm hiểu hay muốn hỏi cặn kẽ về các sự việc diễn ra xung quanh, bé sẽ học rất nhanh và hiểu rất thông, bé sẽ dành thời gian để học nhiều hơn. Những bé có năng khiếu về thể thao thì lại ưa vận động, thích chơi những môn thể thao. Những bé có năng khiếu về âm nhạc thì lại thích ca hát, chỉ cần nghe thấy tiếng nhạc là lại hứng khởi, yêu đời nhảy múa....Và vì là trẻ con, việc giấu giếm cảm xúc là điều không thể, chính vì vậy có thể nói rằng việc phát hiện năng khiếu ở trẻ là rất dễ dàng.

Nên phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho con từ sớm

Vì sao muốn phát triển năng khiếu cho trẻ phải bồi dưỡng từ rất sớm? Nếu được phát hiện năng khiếu từ sớm thì việc rèn giũa để ngày càng phát triển và tỏa sáng có ý nghĩa thiết thực vô cùng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Theo rất nhiều nghiên cứu đưa ra được quan điểm rằng, càng lớn năng khiếu của con trẻ sẽ dễ bị thui chột đi nếu không được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời. Cũng theo thống kê của nghiên cứu khoa học, 12 năm đầu đời của trẻ nhỏ là khoảng thời gian nhìn nhận và đánh giá để định hướng năng khiếu của trẻ một cách trọn vẹn nhất. Khi trẻ còn nhỏ, phụ huynh nên lưu tâm xem trẻ có hứng thú đặc biệt với lĩnh vực nào để tạo điều kiện cho con phát triển thêm ở lĩnh vực đó.

Hiểu con để bồi dưỡng năng khiếu đúng cách

Những đứa trẻ tuy còn nhỏ nhưng cũng đã biết nhìn nhận sự vật, sự việc cùng những tác nhân bên ngoài xã hội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ngay cả việc phát hiện năng khiếu của con trẻ cũng cần được diễn tiến theo đúng cách, không nên gò ép trẻ nhỏ phát triển theo khuôn mẫu mà hãy nên để tự thân trẻ có sự vận động và phát triển.

Năng khiếu không đồng nghĩa với tài năng hay thiên tài, năng khiếu chỉ là phần nền để hình thành tài năng. Do vậy, các vị phụ huynh không nên đặt nặng việc phát triển năng khiếu của con theo chiều hướng bắt con học thật nhiều, rèn luyện thật nhiều để thành thiên tài hay ngôi sao…

Cần nhất là sự lưu tâm đến những gì trẻ thể hiện để vạch hướng phát triển. Cho con trẻ phát triển năng khiếu một cách đúng đắn sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, năng động hơn, giao tiếp xã hội tốt hơn, kỹ năng sống cũng từ đó là tốt hơn. Hãy lắng nghe con trẻ bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân, xây dựng nền tảng phát triển một cách tốt nhất. Không nên kỳ vọng nhiều, đặt áp lực lên trẻ. Phát triển năng khiếu cho trẻ là hãy để trẻ được sống với chính mình, để trở thành con người chân thật, con người tốt bụng trước khi trở thành người tài năng.

CTV Myteacher

Video liên quan

Chủ Đề