Hàn răng xong bao lâu thì được ăn

Mới trám răng có ăn được không là vấn đề khiến nhiều khách hàng thắc mắc. Với mỗi vật liệu, công nghệ khác nhau thì thời gian chờ đợi để được ăn sau khi hàn răng sẽ khác nhau. Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết dưới đây

I – Mới trám răng có ăn được ngay không?

Mới trám răng có ăn được không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm bởi đây là khoảng thời gian vết trám còn yếu, chưa bám chắc vào răng. Do đó nhiều người sợ ăn ngay lúc này sẽ ảnh hưởng tới miếng trám.

Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi hàn răng có ăn được ngay không sẽ phụ thuộc vào nguyên liệu trám và CN bạn lựa chọn.

  • Nếu sử dụng các công nghệ mới, vật liệu trám chất lượng cao thì hoàn toàn có thể ăn được ngay sau khi trám.
  • Nếu dùng công nghệ cũ, vật liệu lỗi thời thì sẽ cần 1 khoảng thời gian chờ nhất định.

Do đó, nếu không thực sự cần thiết thì bạn nên hạn chế ăn uống ngay sau khi trám. Điều này sẽ giúp vết hàn răng được ổn định và cứng chắc nhất.

II – Hàn răng sau bao lâu thì được ăn?

Thông thường, các nha sĩ sẽ khuyên khách hàng nên ăn chút gì đó trước khi trám răng. Bởi các vật liệu hàn răng hiện nay về lý thuyết vẫn cần ít nhất 2 – 24 giờ để có thể hóa cứng.

1 – Đối với chất liệu Almagam

Loại trám Almagam mất khoảng 24 giờ để cứng hoàn toàn. Do đó, nha sĩ sẽ khuyên bạn chờ ít nhất 1 ngày trước khi ăn nhai tại vị trí răng hàn trám.

Do những hạn chế về thẩm mỹ, an toàn và thời gian nên hiện nay loại trám này thường ít được sử dụng tại trung tâm nha khoa uy tín.

2 – Đối với vật liệu composite

Với chất liệu composite, nó hoàn toàn có thể cứng lại ngay sau khi chiếu đèn Laser xanh. Tuy nhiên, hầu hết các nha sĩ vẫn khuyên bạn nên đợi 2 tiếng sau khi trám mới ăn nhai.

Thời gian kiêng khem của mỗi chất liệu là khác nhau.

3 – Đối với vật liệu sứ

Kỹ thuật inlay – onlay [sử dụng các lớp sứ để bù đắp các lỗ hổng, sứt mẻ trên răng] có thời gian đông cứng nhanh chóng. Bạn hoàn toàn có thể ăn uống ngay sau khi thực hiện.

Vật liệu sứ được gắn cứng chắc trên răng và không bị dẫn nhiệt như với các phương pháp truyền thống. Do vậy, bạn không cần kiêng khem quá nhiều.

Thếnhưng, mức giá cao là lý do khiến khách hàng e ngại khi lựa chọn phương pháp này.

III – Những lưu ý trong chế độ ăn uống sau trám răng

Những loại thực phẩm nên và không nên ăn hay những lưu ý sau khi trám răng luôn là điều bác sĩ nhắc nhở khách hàng cần chú ý.

Thực hiện tốt các lưu ý này sẽ giúp vết trám được bền lâu và ổn định nhất.

1 – Hàn trám răng kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm bạn cần lưu ý trám răng xong nên kiêng gì như sau:

Nhai kẹo cứng, các loại hạt khô, nước đá và các loại thực phẩm cứng khác có thể gây áp lực lên răng gây đau nhức.

Hơn nữa, cắn thức ăn cứng có thể làm bong mất vật liệu trám khi chúng chưa hoàn toàn ổn định.

Những loại thực phẩm và đồ uống nóng/ lạnh có thể làm răng ê buốt. Với những vật liệu dễ bị giãn nở như Almagam có thể làm miếng trám răng lỏng lẻo và bong mất.

Sẽ ra sao nếu bạn đang nhai kẹo cao su và kéo luôn cả miếng trám răng ra ngoài? Thật kinh khủng phải không?

Thực phẩm và đồ uống có đường không chỉ gây nhạy cảm răng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển xung quanh miếng trám.

2 – Mới trám răng nên ăn gì?

Bạn không nên quá lo lắng việc trám răng nên ăn gì. Bởi thực chất những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như bún, phở, cơm, cháo,thịt heo, thịt gà, thịt bò… bạn vẫn hoàn toàn có thể ăn thoải mái.

Tuy nhiên, bạn nên chế biến những loại thực phẩm này mềm hơn một chút. Điều này sẽ giúp vết trám mới chưa ổn định không phải chịu quá nhiều áp lực từ việc ăn nhai.

3 – Vài lưu ý khác cần nhớ khi ăn uống sau khi trám răng

Vết trám mới thường sẽ chưa ổn định, do đó việc ăn nhai quá mạnh dễ khiến vết trám bị vỡ hoặc bong ra. Do vậy bạn nên nhai nhẹ hơn một chút hoặc chuyển qua nhai ở bên hàm không có vết trám.

Hãy ăn chậm để tránh cắn quá mạnh vào miếng trám mới.

Bằng cách nhai kín miệng, bạn sẽ giảm được nguy cơ không khí lạnh tràn vào miệng giảm ê buốt răng.

VI – Cách chăm sóc răng sau khi trám duy trì kết quả lâu dài

Hàn trám răng có chi phí khá dễ chịu, kỹ thuật thực hiện đơn giản nên nhiều người thường không quan tâm quá nhiều tới quá trình chăm sóc răng sau khi trám.

Điều này về ngắn hạn sẽ không gây ra quá nhiều vấn đề. Tuy nhiên, theo thời gian thì vết trám sẽ dần bị ảnh hưởng.

Do đó, bạn nên chú ý tuân thủ một số lưu ý chăm sóc răng sau khi trám sau:

  • Ăn nhai chậm, tránh cắn mạnh và nhai nhiều vào vết hàn trám.
  • Không chọc, cậy mạnh để tránh làm bung bật miếng trám răng.
  • Khi thấy miếng hàn trám răng kênh, cộm nên đi kiểm tra
  • Đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa là những cách giúp giữ cho răng chắc khỏe và ngăn ngừa vi khuẩn.

Những thông tin trên đây đã quá đủ cho câu hỏi mới trám răng có ăn được không. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Mọi thắc mắc về vấn đề răng miệng vui lòng gọi điện trực tiếp đến hotline 19006900 để được các chuyên gia nha khoa tư vấn miễn phí!

Sau khi trám răng có ăn được không? Thời gian ăn uống sau trám răng sẽ phụ thuộc vào công nghệ và vật liệu trám răng mà bạn lựa chọn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết thời gian và chế độ ăn uống sau trám răng qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Mới trám răng có ăn được không?

1. Tổng quan về phương pháp trám răng

Trám răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu trám chuyên dụng là Composite, hợp chất kim loại quý,… để tái tạo hình thể của răng, khôi phục ăn nhai và thẩm mỹ. Thời gian trám răng khá nhanh chóng chỉ với một liệu trình trong khoảng 15 – 45 phút. Với các trường hợp răng khác nhau sẽ có thời gian điều trị không giống nhau. Các tình trạng răng được chỉ định trám răng bao gồm:

  • Răng sâu chưa vào tủy hoặc đã làm viêm tủy, hoại tử tủy
  • Răng thưa, hở khoảng giữa 2 răng làm mất thẩm mỹ
  • Răng bị chấn thương, gãy vỡ không quá lớn
  • Răng bị mòn chân răng, mòn mặt ăn nhai làm lộ ngà răng, lộ tủy răng.

Xem thêm: Trám răng cửa thẩm mỹ giá bao nhiêu tiền?

Trám răng sâu để khắc phục bệnh lý răng miệng

2. Mới trám răng có ăn được không?

Sau trám răng, việc chăm sóc răng miệng như thế nào sẽ quyết định đến việc trám răng duy trì được bao lâu. Bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý sau trám răng để giúp vật liệu trám bền lâu hơn, không bị bong tróc ngay khi phục hình. Vậy mới trám răng có ăn được không? Bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?

Tùy vào công nghệ thực hiện và vật liệu trám răng mà thời gian ăn uống sau trám răng là khác nhau ở từng người. Với công nghệ hiện đại, bạn sẽ không phải lo lắng sau trám răng có ăn được không bởi nó giúp vật liệu trám răng rất nhanh ổn định trên răng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo thì tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế ăn uống khi mới vừa trám xong để đảm bảo kết quả trám răng tốt nhất.

Trong thời gian này, vật liệu trám sẽ dần đông đặc và bám dính vào hoàn toàn vào răng. Nếu ăn uống ngay sau khi trám có thể làm giảm độ kết dính của miếng trám. Do đó, khi bạn băn khoăn về việc sau trám răng có ăn được không thì bạn hãy hỏi ý kiến nha sĩ thực hiện để được tư vấn chi tiết.

Vật liệu trám cần thời gian để ổn định trên bề mặt răng

3. Trám răng bao lâu có thể ăn được bình thường?

Hiện nay, vật liệu trám răng được áp dụng phổ biến là dạng Composite có màu sắc tương tự răng thật và có độ bền cao. Sau khi đã tạo hình miếng trám thì bác sĩ sẽ sử dụng đèn hỗ trợ làm đông miếng trám và bám chắc vào bề mặt của răng để hoàn thành kỹ thuật hàn trám răng.

Lúc này, mới trám răng có ăn được không sẽ phụ thuộc vào việc trước đó bạn có cần gây tê để trám răng hay không. Các trường hợp trám kẽ răng không gây tê thì bạn có thể ăn uống bình thường ngay sau khi kết thúc điều trị. Còn đối với các trường hợp răng sâu, răng chấn thương cần gây tê để giảm đau thì phải đợi thuốc tê hết tác dụng mới có thể ăn được. Thông thường, thời gian chờ hết thuốc tê khi trám răng sẽ là khoảng 1 – 2 tiếng.

Nếu bạn sử dụng các loại vật liệu trám khác như Amalgam hay quý kim thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để ổn định miếng trám trên răng, tương ứng với thời gian có thể ăn uống sau trám răng cũng lâu hơn.

Trám răng bao lâu ăn được sẽ phụ thuộc vào vật liệu trám răng

4. Chế độ ăn uống sau khi trám răng

  • Trong vòng 2 giờ đầu sau trám răng, mặc dù bạn đã có thể ăn nhai bình thường nhưng vẫn nên hạn chế các loại thực phẩm dai và cứng.
  • Hạn chế các thực ăn quá nóng hoặc quá lạnh để không làm kích ứng miếng trám dẫn đến hiện tượng nứt vỡ.
  • Nên hạn chế ăn các thực phẩm sẫm màu như trà, cà phê, nước ngọt,… vì chúng có thể khiến miếng trám bị đổi màu, ố vàng do nhiễm màu thực phẩm.
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa đường như bánh kẹo, chocolate,… để tránh mắc hay tái phát bệnh lý sâu răng, viêm tủy.
  • Tuyệt đối không sử dụng răng trám để cắn mở nắp chai hay cắn xé thực phẩm quá cứng nếu không muốn miếng trám bị bong tróc và rơi ra ngoài.

Xem thêm: Trám kẽ răng thưa, răng sâu có bền không? Giá bao nhiêu tiền?

                     Trám răng cửa bị mẻ có được không? Giá bao nhiêu tiền?

Sử dụng răng đã trám để mở nắp chai sẽ làm bong miếng trám

Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp thì bạn cũng cần lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách sau trám răng. Hãy chải răng đều đặn 2 lần/ngày với lực chải nhẹ nhàng, không làm tổn thương đến nướu lợi. Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn. Và đừng quên khám răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình trạng miếng trám và giúp duy trì lâu dài hơn.

Video liên quan

Chủ Đề