Gỗ màu đen là gỗ gì

Gỗ mun đen thuộc nhóm gỗ mun trơn, có màu gỗ đen tuyền đặc trưng, độ bền trung bình, dễ gia công nên cũng thường được sử dụng trong chế tác đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống hay làm vật liệu xây dựng.

Gỗ màu đen là gỗ gì
Gỗ mun đen (hay gỗ nhọ nồi, gỗ thị đen) có màu đen tuyền rất đặc trưng

Cây nhọ nồi (nhọ nghẹ, thị lọ nồi, thị đen, thị lông đỏ,…) có tên khoa học là Diospyros eriantha, là loài thực vật thân gỗ nhỏ thuộc Họ Thị (Ebenaceae). Cây nhọ nồi là loài thực vật sinh trưởng nhanh, sống lâu năm, cây mọc ở đất cằn cỗi thường có chất lượng gỗ tốt hơn ở những cây mọc ở đất màu mỡ.

Gỗ màu đen là gỗ gì
Cây, lá và quả mun đen (nhọ nồi) cũng có màu đen

Cây nhọ nồi phân bố tự nhiên chủ yếu ở Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc, Nhật Bản và một số ít ở các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, cây nhọ nồi phân bố chủ yếu ở Ninh Thuận, Ninh Bình, Nghệ An,…Cây nhọ nồi là loài có khả năng tái sinh khá tốt, nhưng do tình trạng khai thác rừng tràn lan nên loài cây này ở nước ta cũng không còn nhiều.

Ở nước ta, gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi) được nhiều thợ gỗ coi là loại gỗ tạp, không có nhiều giá trị, chỉ dùng để chế tác các sản phẩm đồ thủ công, mỹ nghệ có giá trị thấp. Theo quy định phân loại tạm thời các loại gỗ, gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi) cũng được xếp vào nhóm gỗ VI – nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ mối mọt, cong vênh, dễ chế biến.

Đặc điểm nhận biết gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi)

Màu sắc của gỗ

Màu đen tuyền, đậm sâu, không nhìn thấy vân gỗ là màu sắc đặc trưng nhất của gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi). Gỗ mun đen có màu đen ngay từ lúc còn tươi, không cần phải để lâu hay ngâm nước mới chuyển sang màu đen như một số loại gỗ khác.

Tuy nhiên, màu của gỗ mun đen là màu đen nhám của than gỗ, không có độ bóng tự nhiên nên không được đánh giá cao như các loại gỗ có màu đen khác.

Gỗ màu đen là gỗ gì
Phôi gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi) có màu đen tuyền rất đặc trưng

Loại thứ hai là loại phôi có màu nâu đen hoặc nâu đỏ ít phổ biến hơn. Khi xẻ ngang khối gỗ loại này có thể quan sát được các vệt vân màu đỏ hoặc nâu đỏ xen kẽ giữa các vòng vân đen. Màu gỗ mun đen này thường xuất hiện ở các cây nhọ nồi mọc ở các khu vực đất cằn cỗi, sỏi đá. Màu gỗ này cũng được đánh giá là có tính thẩm mỹ hơn.

Gỗ màu đen là gỗ gì
Phôi gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi) khi xẻ dọc có vệt màu nâu đỏ xen kẽ

Là loài phát triển nhanh nên các phôi gỗ mun đen khá to nạc, nhưng phần dát gỗ cũng khá dày, lõi gỗ thường hơi bé. Dát gỗ mun đen có màu hơi trắng hơi ngả vàng hoặc vàng, phân tách rõ ràng với phần lõi gỗ.

Kết cấu gỗ / Mật độ gỗ

Gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi) có khối lượng riêng trung bình (sấy khô 12%) vào khoảng 724 kg/m³, thuộc nhóm gỗ nhẹ đến trung bình, gỗ nổi trong nước. Mật độ gỗ mun đen được phần lớn thợ mộc đánh giá là không quá mịn. Mùn cưa của mun đen sau khi bào ra cũng tương đối mủn xốp, rời rạc.

Tom gỗ mun đen khá nhỏ nhưng vẫn có thể quan sát được bằng mắt thường, khi quan sát dưới kính hiển vi phóng đại 100 lần có thể thấy chi tiết tom gỗ mun đen với rất nhiều mạch gỗ nhỏ li ti.

Gỗ màu đen là gỗ gì
Tom gỗ mun đen có khá nhiều mạch gỗ (phóng đại 10x)

Khả năng gia công

Mun đen (thị đen) thuộc nhóm gỗ có độ cứng trung bình nên dễ dàng gia công bằng tay hơn các loại gỗ khác trong họ mun. Mặc dù được xếp vào nhóm gỗ VI, nhưng gỗ mun đen có độ bền cũng tương đối tốt, không bị mối mọt, ít khi bị cong vênh.

Tuy nhiên, mun đen là loại gỗ khá kén, rất dễ nứt chân chim khi thời tiết thay đổi. Các sản phẩm gỗ hoàn thiện thường cần xử lý và quản kỹ lưỡng. Nhược điểm này khiến gỗ mun đen không thực sự được ưa chuộng trong chế tác các đồ gỗ nội thất cao cấp.

Gỗ màu đen là gỗ gì
Phôi gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi) dễ bị nứt, thường xuất hiện nứt chữ thập ở tâm gỗ

Phân biệt gỗ mun đen và gỗ mun sừng

Hầu hết những người mới chơi gỗ mun thường nhầm lẫn gỗ mun đen với gỗ mun sừng. Đây đều là hai loại gỗ thuộc họ Thị, bề ngoài đều có màu đen nên khá khó phân biệt. Tuy nhiên, gỗ mun đen không phải cùng một loài với gỗ mun sừng, giá trị gỗ cũng không thể bằng gỗ mun sừng.

Gỗ màu đen là gỗ gì
Phân biệt gỗ mun đen và mun sừng

Để phân biệt gỗ mun đen và gỗ mun sừng dễ nhất là dựa vào màu sắc của gỗ hoặc mùn cưa của gỗ.

Đặc điểmGỗ mun đen (gỗ nhọ nồi, gỗ thị đen)Gỗ mun sừngChiChi Thị (Diospyros)Chi Thị (Diospyros)Lõi gỗ màu đen nhám như than hoặc nâu đen màu xanh như màu phân ngựa. Bề mặt gỗ bị oxy hoá chuyển sang màu đen bóng, lõi gỗ vẫn giữ được màu xanh.Dát gỗmàu trắng ngả vàng, hoặc vàngmàu vàng nhạt hoặc vàng hồngTom gỗcó thể nhìn thấy tom gỗrất mịn, khó nhìn thấy tom gỗMùn cưa gỗmủn, tơi xốpdai, mịn

Gỗ mun đen khi tươi đã có màu đen như than nhưng không có độ bóng tự nhiên. Mùn cưa mun đen mủn xốp và cũng có màu đen đặc trưng. Gỗ mùn sừng có màu xanh rêu, xanh như màu phân ngựa, chỉ bề mặt gỗ bị oxy hoá mới chuyển sang màu đen bóng, nhưng khi bào vào trong lõi gỗ vẫn giữ được màu xanh rêu ban đầu.

Một cách phân biệt khác của các thợ gỗ lâu năm bạn có thể tham khảo, đó là ngâm mùn cưa trong nước và rượu mạnh:

Ngâm mùn cưaGỗ mun đen (gỗ nhọ nồi, gỗ thị đen)Gỗ mun sừngTrong nướcSau 30 phút, mùn cưa chìm hoàn toàn trong nước

Sau 24h, nước có màu nâu đỏ như màu của gỗ

Sau 30 phút, mùn cưa không chìm hoàn toàn, khó quyện trong nước, nước vẫn có màu trong

Sau 24h, nước có màu vàng lợt như màu nước chè

Trong rượu mạnhSau 30 phút. dung dịch có màu đỏ lợt, thành cốc đóng váng màu nâu đỏSau 30 phút, dung dịch trong có ánh xanh như màu kaki, thành cốc đóng váng màu nâu đỏ

Mun đen có mật độ gỗ xốp hơn nên thường ngấm nước nhanh hơn so với mun sừng. Ngâm mùn cưa gỗ mun đen trong nước hoặc rượu cũng làm đổi màu nước sang màu nâu đỏ gần giống màu của gỗ, nhưng mun sừng thường không làm thay đổi màu nước.

Gỗ mun đen (gỗ nhọ nồi) giá bao nhiêu

Về chất lượng gỗ, gỗ mun đen cũng không quá thua kém nhiều so với các loại gỗ khác trong họ mun hay mun sừng. Nhưng về mặt giá trị, gỗ mun đen không thể so sánh với mun sừng. Giá gỗ mun đen thường dao động từ:

  • Từ 70-150 nghìn đồng/kg, gỗ xẻ
  • Từ 1,5-3 triệu đồng/m³, gỗ hộp

Giá gỗ mun đen có thể thay đổi tuỳ từng thời điểm, tuỳ thuộc vào độ tuổi, kích thước và chất lượng của phôi gỗ. Thông tin giá trên chỉ mang tính tham khảo.