Giáo sư hà tôn vinh là ai

[VietQ.vn] - Giáo sư Hà Tôn Vinh – Chủ tịch Tổ hợp Giáo dục và Tư vấn Quốc tế Stellar Management cho rằng, chuyển đổi số giờ không còn là nhu cầu, muốn hay không muốn mà đã là điều bắt buộc phải làm. Doanh nghiệp phải đi tiên phong, đổi mới triết lý, phương pháp kinh doanh để có thể làm lại tốt hơn.

Đại dịch Covid-19 dù tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội nhưng đã tạo ra một cú hích quan trọng đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đột phá chiến lược về chuyển đổi số. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp tiên phong trong quá trình chuyển đổi số, coi đây là chìa khoá để nhanh chóng vượt qua thách thức, đón bắt cơ hội của thị trường đều đang trụ vững, phục hồi nhanh hơn các doanh nghiệp khác trước khủng hoảng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lúng túng, loay hoay với bài toán chuyển đổi số.

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh bài toàn chuyển đổi số, tổ chức Asia-Pacific Brand đang từng bước triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ xây dựng các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhằm vượt qua khó khăn trong thời kỳ Covid-19.

Những nhà quản lý, người chịu trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng phát triển cho doanh nghiệp đang cần những phương pháp phù hợp để đưa doanh nghiệp của bạn trở lại sau đại dịch. Tuy nhiên, những mô hình và chiến lược nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Để giải đáp câu hỏi này, mở đầu chiến dịch đào tạo phi lợi nhuận cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam, Ban tổ chức triển khai Hội thảo đặc biệt với chủ đề: “Bức tranh chuyển đổi số sau đại dịch Covid-19”.

Tại Hội thảo, các đại biểu được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ Giáo sư Hà Tôn Vinh – người có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc tại vùng châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Tây Phi trong lĩnh vực phát triển chiến lược kinh tế; quản lý, cải tổ và sáp nhập doanh nghiệp; tài chính dự án song phương và đa phương; tài chính ngân hàng; Nhiều năm là Chuyên gia Tư vấn Cao cấp vùng Châu Á cho các dự án của Ngân hàng Thế giới [WB] ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Philippines, Mông Cổ, Việt Nam, Lào.

Giáo sư Vinh hiện là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tổ hợp Giáo dục, Đào tạo và Tư vấn Quản lý Stellar Management và là Chủ nhiệm Chương trình Giáo dục & Đào tạo Doanh nghiệp cao cấp của Đại học Tổng hợp California Miramar University [CMU] tại Việt Nam.

Giáo sư Vinh dạy các môn như Lãnh đạo & Chiến lược phát triển tổ chức, Huấn luyện và cố vấn, Quản lý tái cấu trúc Doanh nghiệp lớn & các Doanh nghiệp nhà nước, Chiến lược của doanh nghiệp và đối tác chiến lược, Mua bán và sáp nhập trong nước và xuyên quốc gia, Chiến lược và văn hóa doanh nghiệp.

Qua sự kiện, ban tổ chức mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, giải đáp các thắc mắc từ tổng thể đến chi tiết. Những thông tin liên quan đến chuyển đổi số sẽ được chuyển tải như định hướng, thời điểm, yếu tố cần – đủ, điểm mấu chốt, công cụ giúp cho doanh nghiệp đi đúng đường, rút ngắn thời gian, đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Doanh nghiệp đăng kí tham dự hội thảo tại đây: //forms.gle/KRMEVNKkkFqZnZbr6.

Hội thảo là một trong chuỗi các sự kiện chào mừng lễ vinh danh Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 8-năm 2022, sẽ được tổ chức vào tháng 4/2022 tại Hà Nội.

Đây là giải thưởng uy tín thường niên, được đánh giá, xếp chọn dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đối với doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao thương hiệu đầu ngành, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và quản lý kinh doanh, xây dựng thương hiệu phát triển bền vững trên thị trường Việt Nam và thế giới.

Với chủ đề "bứt phá đi lên", Chương trình ghi nhận, tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân bản lĩnh bứt phá đi lên, đối đầu với khủng hoảng của đại dịch Covid-19, đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng.

Chương trình cũng mở thêm nhiều cơ hội, giúp các doanh nghiệp tiếp tục phát huy sức mạnh và nội lực của mình, tiếp tục vượt cao, vươn xa, khẳng định vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

 Kim Anh

GS. Hà Tôn Vinh với ông Donald Trump ở New York [Ảnh chụp năm 2007].

Sinh năm 1950 trong một gia đình tiểu thương ở miền Bắc, GS. Hà Tôn Vinh [tên đầy đủ là Augustine Hà Tôn Vinh] theo cha mẹ ra nước ngoài từ nhỏ. Ông học Cao học Ngoại giao và Phát triển kinh tế tại Đại học Tổng hợp Georgetown, Thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ [1976-1978], được học bổng của Chính phủ Liên bang Mỹ về đào tạo Tiến sĩ Quản trị công tại Đại học Tổng hợp Catholic University of America [1981-1983]. Nhân Kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Báo Giao thông đã có dịp trò chuyện cùng GS. Vinh về cuộc sống và góc nhìn đối với sự phát triển của đất nước.

Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam phát triển là tất yếu

Lý do nào khiến ông quyết định gia nhập đảng Cộng hòa, một trong những chính đảng lớn nhất nước Mỹ?

Là một người trẻ có lý tưởng và hoài bão, tôi rất quan tâm tới chính trị tại Mỹ. Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 1980, tôi thấy những đường lối chính trị của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Ronald Reagan phù hợp với lý tưởng của mình về một nước Mỹ hòa bình, vững mạnh. Do vậy, dù chưa phải công dân Mỹ [năm 1981 tôi mới nhận quốc tịch Mỹ], tôi vẫn đóng góp tiền cho chương trình vận động tranh cử của đảng Cộng hòa. Ngoài ra, khi đó, tôi cũng tích cực kêu gọi bạn bè người châu Á tại Mỹ tham gia bỏ phiếu ủng hộ ông Reagan. Sau khi ông Ronald Reagan thắng cử và trở thành chủ nhân Nhà Trắng tháng 1/1981, Giám đốc nhân sự Nhà Trắng đã đề cử tôi trở thành Trợ lý đặc biệt của chính phủ. Sau vài vòng phỏng vấn và điều tra lý lịch nghiêm ngặt, tôi đã được chọn làm Trợ lý đặc biệt của Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Reagan.

Cơ duyên nào dẫn ông tới cuộc gặp tỷ phú Donald Trump, người hiện đang là Tổng thống Mỹ đương nhiệm? Theo góc nhìn của ông, Tổng thống Trump là người như thế nào?

Đó là vào năm 2007. Tôi dẫn phái đoàn Việt Nam sang Mỹ chuẩn bị cho việc tổ chức đăng cai cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới năm 2008. Khi đó, ông Donald Trump không những là “vua bất động sản” New York mà còn là “trùm” các cuộc thi sắc đẹp tại Mỹ. Nhờ vậy, chúng tôi đã có dịp được gặp tỷ phú nổi tiếng này.

Trên quan điểm cá nhân, tôi thấy ông Trump là một doanh nhân có tầm nhìn. Bất cứ lĩnh vực nào làm ra tiền và xây dựng hình ảnh tốt thì ông ấy sẽ tham gia. Triết lý kinh doanh đó cũng được ông ấy áp dụng vào việc điều hành nước Mỹ. Tôi nghĩ ông Trump là một người cực kỳ yêu nước, muốn làm những điều có lợi cho nước Mỹ. Trước khi được đề cử làm ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa, ông Trump cũng viết chung một vài cuốn sách khác về chiến lược để nước Mỹ không lụi bại trước sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của Trung Quốc và đã đến lúc thay đổi nước Mỹ, giúp đất nước hùng mạnh trở lại. Tất cả những tư tưởng này đều đang được thể hiện qua những chính sách của ông Trump.

Sinh ra trong thời kỳ đất nước còn chìm trong chiến tranh, có ký ức nào mà ông khó quên nhất về Chiến tranh Việt Nam?

Chẳng có người dân, gia đình nào mong muốn chiến tranh. Tất cả mọi người đều chỉ mong hòa bình và ổn định. Ký ức của tôi về những năm 1970 là sự khốc liệt của chiến tranh. Tôi đã chứng kiến nhiều gia đình bạn bè mất người thân, nhiều người bị tàn phế do bom đạn. Đó là những bài học về sự khốc liệt, về đau thương và không phải giải pháp tốt nhất cho hòa bình, thịnh vượng. Tất nhiên, chiến tranh ở đâu cũng có, tại Mỹ cũng từng có chiến tranh Nam-Bắc [từ năm 1861-1865], để đi đến thống nhất đất nước nhưng cái giá phải trả rất lớn.

Tôi về Việt Nam sau chiến tranh và cũng như bất kỳ nhà đầu tư nào, cá nhân tôi cũng mong muốn ổn định và phát triển. Đất nước càng ổn định về an ninh, chính sách kinh tế, xã hội thì sẽ càng thu hút được nhiều nhà đầu tư tới làm giàu cho quốc gia.

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở nên sâu sắc và đa dạng hơn trong 24 năm qua. Ông có nhận định gì về tiềm năng trong mối quan hệ giữa hai nước?

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam, Hoa Kỳ là tất yếu vì cả hai nước đều cần có nhau. Các mối quan hệ ngoại giao đều phụ thuộc vào việc tối đa hóa lợi ích và địa vị mỗi nước. Do đó, một quốc gia muốn phát triển, muốn vững mạnh thì phải có nhiều đối tác [như chiếc bàn bốn chân]. Trong đó, Mỹ giữ vai trò giữ gìn trật tự và phát triển kinh tế thế giới, nên Việt Nam thúc đẩy quan hệ với Mỹ là điều có lợi ích cho quốc gia. Chiến tranh đã qua đi hơn 40 năm, dấu ấn trong nhiều người vẫn còn, nhưng chúng ta không thay đổi được quá khứ, chỉ có thể nỗ lực cho hiện tại và tương lai.

Việt Nam và Hoa Kỳ cũng vậy. Trong thời gian tới, quan hệ giữa hai nước sẽ được nâng cao hơn nữa. Ở khu vực giữa Thái Bình Dương, Mỹ chưa có đối tác an ninh chiến lược mạnh để đảm bảo cho hòa bình và tự do hàng hải trên biển Đông. Việt Nam và Hoa Kỳ cần nhau trong bối cảnh này mặc dù đã là từng là cựu thù.

Tôi rất tâm đắc câu nói của cố Thủ tướng Anh John Henry Temple: “Trong chính trị thế giới, không có đồng minh hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”.

Người Việt ở hải ngoại nên đóng góp thiết thực cho quê hương

Trở về Việt Nam, ông đã tham gia rất nhiều hoạt động từ chuyên gia tư vấn tài chính cao cấp, tới các công tác điều hành hệ thống giáo dục và giảng dạy. Điều gì thúc đẩy ông tới những công việc này?

Bắt đầu từ năm 1995, trong lần về thăm Việt Nam, người bạn của tôi, ông Trương Gia Bình khi đó đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] đã mời tôi tới chia sẻ cho các học viên là chủ các doanh nghiệp, tổng công ty tại Việt Nam. Sau những buổi chia sẻ về quản trị kinh doanh [QTKD], ĐHQGHN đã mời tôi giảng dạy những khóa ngắn hạn dành cho doanh nhân Việt Nam. Sau này, từ năm 2002, tôi đã thuyết phục Viện Đại học Hawaii mở khóa đào tạo Thạc sĩ QTKD hợp tác với Khoa QTKD, ĐHQGHN. Sau 10 năm, tôi về hợp tác với Đại học Tổng hợp California Miramar University để tổ chức các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành QTKD tại Việt Nam. Tới giờ, tôi vẫn duy trì việc tư vấn tài chính cho các tập đoàn lớn tại Việt Nam và tham gia giảng dạy các khóa học đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Mục tiêu của tôi là muốn dùng những gì mình đã học được ở Hoa Kỳ, những kiến thức tích lũy được trong nhiều năm về quản trị doanh nghiệp ở nhiều nơi, để giúp các doanh nghiệp Việt ngày càng phát triển vững mạnh hơn.

Theo ông, nên làm thế nào để thu hút doanh nhân Mỹ biết tới Việt Nam nhiều hơn?

Theo tôi, Việt Nam “không cần làm gì quá cầu kỳ”. Để lôi kéo các doanh nhân, doanh nghiệp Mỹ tới nước ta, chỉ cần làm tốt việc mình đang làm thì tiếng lành sẽ đồn xa. Việc thu hút và giữ chân nhà đầu tư giống như việc thu hút khách du lịch. Muốn khách du lịch tới Việt Nam và quay trở lại thêm nhiều lần nữa thì ngành du lịch cần làm 3 việc. Đầu tiên là an toàn. Thứ hai là cảnh quan và chương trình du lịch. Thứ ba là nhân văn và thân thiện. Trong kinh doanh cũng vậy, nhà đầu tư cần môi trường làm ăn ổn định và phát triển.

Trước đây, trong một lần trao đổi với báo chí, ông nói rằng: “Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm xây dựng Việt Nam trở thành một nước hùng mạnh trên thế giới”. Xuất phát từ đâu ông có suy nghĩ này?

Mình không thể chối bỏ nguồn gốc. Bản thân tôi là người sinh ra tại Việt Nam, niềm tự hào dân tộc thôi thúc tôi có trách nhiệm xây dựng đất nước trở nên hùng mạnh hơn. Tôi trở về Việt Nam với mong muốn truyền đạt những thông tin và kiến thức thu thập được đến bạn bè, thân hữu và các học viên của tôi. Tôi thường lấy ví dụ về việc vài người trẻ thành lập tập đoàn Sony tại Nhật Bản sau Thế chiến II. Chỉ với 1.600 USD góp vốn, những kỹ sư trẻ của Nhật đã thành lập công ty với tham vọng duy nhất là phục vụ cho nước Nhật và xây dựng lại đất nước. Ngày nay, Sony đã trở thành tập đoàn điện tử lớn thứ 4 thế giới và vẫn không ngừng lớn mạnh.

Tại Việt Nam có Vingroup, cũng với những tư tưởng dám nghĩ, dám làm, đã đóng góp cho nền công nghiệp nước nhà. Rõ ràng, việc “bán câu chuyện hơn bán sản phẩm” rất quan trọng, các sản phẩm “Made in Vietnam” sẽ được ưa chuộng và ủng hộ.

Cảm ơn ông!

Video liên quan

Chủ Đề