Giáo án trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Sắp đến ngày sinh nhật của bạn Yến Chi để kỷ niệm ngày bạn Chi ra đời lớp tổ chức một cuộc thi đó là cuộc thi “ Bé chăm học”.

Đến với hội thi hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có các cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể thiếu các bé của lớp 2 – 5  tuổi.

Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này cùng các bé.

- Đến với cuộc thi này các bé phải trải qua 3 phần thi

+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu.

+ Phần thi thứ II là phần: Bé cùng khám phá.

+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé trổ tài.

- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu

Phần I: Bé cùng tìm hiểu.

- Hát múa “Ồ sao bé không lắc”

- Các con vừa hát bài gì?

- Bài hát nói về những bộ phận nào trên cơ thể?

- Bài hát nói về các bộ phân trên cơ thể, vậy hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về một số bộ phận trên cơ thể nhé.

2. Hoạt động 2: Vào bài

Phần II: Bé cùng khám phá.

* Trò chơi “Trời tối - trời sáng”

- Trời tối.

- Khi chúng mình nhắm mắt, chúng mình có nhìn thấy gì không?

- Trời sáng.

- Khi mở mắt ra các con nhìn thấy những gì?

- Khi chúng mình mở mắt ra thấy rất nhiều thứ như­: Lớp học, bàn ghế, đồ chơi, cô giáo và các bạn nữa.

- Các con ạ. Đôi mắt còn gọi là thị giác, đôi mắt rất quan trọng giúp chúng ta nhìn thấy vạn vật xung quanh. Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn đôi mắt, vệ sinh đôi mắt của mình, các con nhớ ch­ưa?

* Bây giờ các con hãy hít thở thật sâu nào [cô xịt n­ước hoa]

- Chúng mình có ngủi thấy mùi gì không?

- Sao chúng mình biết có mùi thơm?

- Các con hãy nhìn lên đây xem tranh vẽ cái gì đây?

- Ng­ười ta còn gọi mũi là các gì?

- Đúng rồi. Mũi là một phần rất quan trọng của cơ thể, mũi còn gọi là khứu giác.

- Hàng ngày chúng mình phải vệ sinh mũi như­ thế nào?

- Các con giỏi lắm, hàng ngày các con phải lau mũi bằng khăn mềm và không đư­ợc ngoáy mũi sẽ làm tổn th­ương mũi các con nhớ ch­ưa?

- Trời tối

- Trời sáng

- Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?

- Các con có biết tai dùng để làm gì không?

- Bây giờ các con hãy lấy 2 tay bịt tai lại nào.

- Cô lắc xắc xô

- Chúng mình có nghe thấy cô lắc cái gì không?

- Giờ các con bỏ tay ra.

- Cô lắc xắc xô.

- Các con nghe thấy gì?

- Các con ạ. Tai còn gọi là ‘thính giác’ đấy. Vậy chúng mình phải biết vệ sinh đôi tai không làm tổn th­ương tai. Tai sẽ bị điếc, không nghe thấy được. Ngoài ra chúng mình còn có 2 giác quan nữa đó là[ vị giác] là l­ỡi và cơ quan [xúc giác] là da đấy.

* Trẻ lên kể về các bộ phận của cơ thể

- Cô gợi ý: Cơ thể con gồm có những gì?

- Tay dùng để làm gì?

- Chân dùng để là gì?

- Trên khuôn mặt của chúng mình có gì?

- Mắt dùng để làm gì?

- Tai, mũi, miệng dùng để làm gì?

- Khi trời lạnh chúng mình phải làm gì?

- Các con rất giỏi. Cơ thể chúng mình có rất nhiều bộ phận như­: đầu, mình, chân, tay. Trên khuôn mặt thì có mắt, mũi, miệng, tai...

- Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh thì hàng ngày các con phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ không được dụi tay lên mắt, không đ­ược ngoái mũi sẽ làm mũi bị tổn th­ương các con nhớ ch­ưa?

3. Hoạt động 3: Trò chơi

Phần III: Bé trổ tài.

Trò chơi: Ai nhanh nhất

- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Trong lúc trẻ chơi cô luôn động viên khuyến khích trẻ chơi

- Cô hỏi lại tên trò chơi?

4. Hoạt động 4: Kết thúc

- Cô cho trẻ chạy nhẹ nhàng ra chơi


- Trẻ lắng nghe cô nói

- Trẻ nghe

- Trẻ hát múa

- Trẻ trả lời

- Đầu, mình, tay, chân.

- Vâng ạ

- Trẻ nhắm mắt

- Không ạ

- Trẻ mở mắt

- Thấy cô giáo, và các bạn...

- Vâng ạ

- Có ạ

- Do mũi ngửi thấy

- Cái mũi

- Khứu giác

- Lau bằng khăn mềm, không ngoáy mũi...

- Vâng ạ

- Đi ngủ

- ò ó o...

- Cái tai

- Để nghe ạ

- Trẻ bịt 2 tai

- Không ạ

- Tiếng xắc xô

-  Đầu, mình, chân, tay

-  Để múa, để cầm bút, để cầm bát, cầm thìa xúc cơm...

- Để đi,chạy, nhảy...

- Trẻ 5 tuổi kể

- Để nhìn

- Trẻ trả lời

- Mặc áo ấm

- Trẻ nghe

- Vâng ạ

- 4- 5 lần

- Trẻ trả lời

- Trẻ  ra chơi.

Miệng: Cho trẻ chơi uống nước cam

- Hỏi trẻ:+ Chúng mình vừa uống bằng gì?

+ Miệng ở đâu?

+ Miệng dùng để làm gì?

+ Miệng có đặc điểm gì?

+ Làm gì để bảo vệ răng miệng?

- Cho trẻ biết mắt, mũi, miệng, tai cũng được gọi là giác quan

Tay: Cho trẻ chơi trò chơi: Dấu tay

- Dấu tay, Tay đâu, tay đâu

+ Tay dùng để làm gì?

+ Chúng mình cầm thìa xúc ăn bằng gì?

+ Khi vẽ, tô màu, cầm bút bằng tay nào?

 Chân: + Đố các con biết mình đi được là nhờ cái gì?

- Chân đâu, chân đâu.

+ Ai có thể nói lên tác dụng của chân?

+ Mỗi bàn tay,bàn chân có mấy ngón ? Cho trẻ đếm

+ Các ngón tay có nhiệm vụ gì ?

+ Trên mỗi ngón tay, ngón chân có gì ?

+ Tác dụng của móng tay, móng chân ?

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Khám phắ khoa học: Trò chuyện về một số bộ phận trên cơ thể của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

HOẠT ĐỘNG HỌC KPKH: Trò chuyện về một số bộ phận trên cơ thể của bé I. Kết quả mong đợi. 1. Kiến thức. - Trẻ biết và phân biệt một số bộ phận của cơ thể như tai, mắt, mũi, miệng, chân tay... - Trẻ biết một số chức năng, hoạt động của các bộ phận trên cơ thể. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ lời, mạch lạc. - Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh. 3. Thái độ. - Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ [Đánh răng, rủa tay, rửa mặt...] II. Chuẩn bị. - Một số hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể. III. Tiến hành. Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. * Cô giới thiệu chương trình” Bé thông minh” - Cho trẻ chơi trò chơi” Ai giỏi nhất” + Các con vừa được chơi trò chơi gì? + Trò chơi nói đến những bộ phận nào trên cơ thể? * Trò chuyện về một số bộ phận trên cơ thể của bé Cho trẻ xem hình ảnh bộ phận đầu - Hỏi trẻ: + Đây là bộ phận nào của cơ thể? + Trên đầu có những bộ phận nào? Đôi mắt: + Đây là gì? [ hình ảnh mắt] + Có bao nhiêu con mắt? + Mắt dùng để làm gì? Cho trẻ biết trên mắt có lông mi có tác dụng ngăn chặn mồ hôi trên trán chảy xuống để bảo vệ mắt + Con hãy nhắm mắt xem có thấy gì không ? + Vậy mắt làm nhiệm vụ gì ? + Muốn giữ cho đôi mắt luôn sáng phỉa làm gì? Giáo dục trẻ bảo vệ vệ sinh mắt sạch sẽ Đôi tai: Cô gõ xắc xô Hỏi trẻ: + Các con nghe thấy gì? + Nhờ bộ phận nào mà các con nghe thấy? + Tai của các con đâu? + Chúng mình có mấy cái tai? + Các con thử bịt tai lại xem có nghe gì không ? + Tai dùng để làm gì? - Cho trẻ nghe tiếng máy bay bay Cái mũi: Cho trẻ chơi “trời tối trời sáng” cô đưa quả cam ra bóc vỏ quả cam + Đây là quả gì? Các con nghe thấy mùi gì? + Bộ phận nào giúp chúng ta ngửi thấy được ? + Mũi có tác dụng gì ? Miệng: Cho trẻ chơi uống nước cam - Hỏi trẻ:+ Chúng mình vừa uống bằng gì? + Miệng ở đâu? + Miệng dùng để làm gì? + Miệng có đặc điểm gì? + Làm gì để bảo vệ răng miệng? - Cho trẻ biết mắt, mũi, miệng, tai cũng được gọi là giác quan Tay: Cho trẻ chơi trò chơi: Dấu tay - Dấu tay, Tay đâu, tay đâu + Tay dùng để làm gì? + Chúng mình cầm thìa xúc ăn bằng gì? + Khi vẽ, tô màu, cầm bút bằng tay nào? Chân: + Đố các con biết mình đi được là nhờ cái gì? - Chân đâu, chân đâu. + Ai có thể nói lên tác dụng của chân? + Mỗi bàn tay,bàn chân có mấy ngón ? Cho trẻ đếm + Các ngón tay có nhiệm vụ gì ? + Trên mỗi ngón tay, ngón chân có gì ? + Tác dụng của móng tay, móng chân ? + Hình dáng các bộ phân trên cơ thể của mỗi người có giống nhau không ? + Muốn cho cơ thể khỏe mạnh các cháu phải làm gì? - Cho trẻ biết: Cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có chức năng khác nhau và chúng đều rất cần thiết để chúng ta hoạt động hàng ngày. Giáo dục trẻ giữ gìn cơ thể sạch sẽ * Củng cố: Chơi TC: “ Chỉ nhanh các bộ phận trên cơ thể” Lần 2: Cô nói bộ phận trẻ nói tác dụng của bộ phận đó - Chơi Tc” Làm theo hiệu lệnh - Cô nói trẻ quay đầu theo hướng nào thì trẻ quay đầu theo hướng đó. * Cô nhận xét khen ngợi, khuyến khích trẻ - Cho trẻ hát và vận động bài: Nào chúng ta cùng tập thể dục - Chơi trò chơi cùng cô - Trẻ trả lời - Đầu - Mắt, mũi, miệng... - Trẻ quan sát trả lời - Trẻ kể - Trả lời theo hiểu biết - Trẻ nhắm mắt và trả lời - Trẻ trả lời - Chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Trả lời tự do - Trẻ chỉ - Trẻ bịt tai và trả lời. - Trả lời theo hiểu biết - Trẻ trả lời - Mũi - Nhờ có cổ. - Trẻ chơi. - Miệng - Trẻ trả lời - Trả lời theo hiểu biết - Chơi trò chơi - Trẻ trả lời - Tay - Tay phải - Trả lời theo hiểu biết - 5 ngón - Trả lời theo hiểu biết - Móng - Trả lời tự do - Trả lời tự do - Chú ý lắng nghe - Hứng thú chơi Tc - Thực hiện theo hiệu lệnh của cô -Trẻ hát và vận động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • KPKH Tim hieu ve mot so bo phan tren co the be_12455122.docx

Video liên quan

Chủ Đề