Giáo án điện tử phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ báo chí [tiếp theo] - Giáo án Ngữ văn lớp 11

Trang trước Trang sau

Link tải Giáo án Ngữ Văn 11 Phong cách ngôn ngữ báo chí [tiếp theo]

1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

- Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường.

2. Kĩ năng

- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu

- Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí.

- Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ,câu văn, biện pháp tu từ.

- Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt.

1. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh

Vở soạn, sgk, vở ghi.

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………….

2. Kiểm tra bài cũ

Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ như thế nào?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, chúng ta có thể tiếp xúc với nhiều loại hình báo chí. Bài học ngày hôm nay giúp HS nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được tăng tải trên báo.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HS đọc mục 1 SGK

Trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày.

GV chuẩn xác kiến thức.

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

1. Các phương tiện diễn đạt

- Nhóm 1. Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về từ vựng?

a/ Về từ vựng

- Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng.

+ Tin tức: Thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện...

+ Phóng sự: Thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc...

+ Bình luận: Thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế...

+ Tiểu phẩm: Thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa...các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa để so sánh, đối chiếu...

- Nhóm 2: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về ngữ pháp

b/ Về ngữ pháp

- Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin.

- Nhóm 3: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì khi sử dụng các biện pháp tu từ?

c/ Về các biện pháp tu từ

- Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả.

HS đọc mục 2 SGK.

Trao đổi cặp.

GV định hướng nội dung.

- Ngôn ngữ báo chí có mấy đặc trưng? Đó là những đặc trưng nào?

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

a/ Tính thông tin thời sự

- Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.

- Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.

b/ Tính ngắn gọn

- Đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lương thông tin cao và có tính hàm súc.

c/ Tính sinh động, hấp dẫn

- Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.

- Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

HS đọc ghi nhớ SGK.

3. Ghi nhớ SGK.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS tự làm bài tập trong SGK.

- Bố cục trình bày của một bản tin: Nguồn tin, địa điểm, thời gian, sự việc, ý kiến ngắn về sự kiện.

III. Luyện tập

Câu 1 [trang 145 SGK]:

+ Tính thông tin thời sự: thông báo thông tin quan trọng – tỉnh An Giang đón quyết định của Bộ Văn hóa, công nhận Ô Tà Sóc là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; sự kiện có thời gian và địa điểm chính xác.

+ Tính ngắn gọn: bản tin ngắn gọn, súc tích, đảm bảo đầy đủ thông tin cần có trong một dung lượng hạn chế.

Câu 2 [trang 145 SGK]:

Gợi ý: Phóng sự về vấn đề Môi trường sống: bài viết phải cung cấp được:

+ Địa điểm được khảo sát về vấn đề môi trường sống.

+ Thời gian thực hiện khảo sát [thời gian viết phóng sự].

+ Hiện trạng vấn đề: Môi trường bị ô nhiễm như thế nào? Nguyên nhân của việc ô nhiễm đó? Những tác động, tác hại của ô nhiễm tới cuộc sống con người? Ý kiến, phản hồi của những người được phỏng vấn [người có thẩm quyền, có trách nhiệm, người dân,…]?

+ Những biện pháp khắc phục được đề ra là gì?

Ý nghĩa

Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản: tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.

4. Củng cố

Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học

5. Dặn dò

- Tập viết những bài báo ngắn gọn, gần gũi với hoạt động trong nhà trường, trong lớp học.

- Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:

Trang trước Trang sau

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 13: Phong cách ngôn ngữ báo chí [tiếp theo]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [63.99 KB, 4 trang ]

TUẦN 14 - TIẾT 52: TIẾNG VIỆT: PHONG CÁCH NGÔN
NGỮ BÁO CHÍ [TIẾP ]
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu biết sơ bộ một số loại báo chí, phân biệt thao phương tiện [báo chí, báo hình, báo nói,
báo điện tử..], theo định kỳ xuất bản [nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo…], theo lĩnh vực
[Báo văn nghệ, Báo Khoa học và đời sống, Kinh tế, Pháp luật, Giáo dục và thời đại…].
- Ngôn ngữ báo chí: Ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí [bản tin, phóng
sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm…], với chức năng cơ bản là thông báo tin tức thời sự, dư
luận xã hội theo một chính kiến nhất định.
- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí: tính thời sự cập nhật, tính thông tin
ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn.
- Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ: Từ ngữ đa dạng, không hạn chế ở lĩnh vực nào, mà tuỳ
thuộc thể loại và nội dung bài báo, câu văn có kết cấu đa dạng, thường ngắn gọn, sử dụng
thường xuyên các biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn, nhất là ở các tít báo.
2. Kỹ năng: - Nhận diện một số thể loại báo chí chu yếu [bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng
cáo, tiểu phẩm] và các loại báo khác nhau về phuơng tiện, định kỳ, lĩnh vực, đối tượng.
- Nhận biết và phân tích những biểu hiên về ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn gữ báo
chí, phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ.
- Bước đầu biết viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.
3. Thái độ tư tưởng: bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức
biểu hiện của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
1'
2. Kiểm tra bài cũ:4 '
Em hãy nêu vài nét về cuộc đời của nhà văn Nam Cao




3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS

Tg Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy,

1'

Giới thiệu giờ trước chúng ta đã tìm hiểu
PCNN Báo chí, giờ này chúng ta cùng tìm
hiểu thêm về các phương tiện diễn đạt và đặc
trưng của ngôn ngữ báo chí

2'

* Trọng tâm cần đạt:

+ PP giới thiệu: thuyết trình...

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung
dạy:
• Mục tiêu: chủ yếu cung cấp cho học
sinh kiến thức về phương tiện diễn đạt và
đặc trưng của ngôn ngữ báo chí


- Phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn

ngữ báo chí.
- Luyện tập

Phương pháp: chủ yếu phát vấn.

- Công việc của GV: cho học sinh đọc kiến
thức và tìm hiểu nội dung.
- Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh đọc mục II và nêu các
phương tiện diễn đạt của nôn ngữ báo chí,
cho ví dụ chứng minh.
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

20' II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng
của ngôn ngữ báo chí
1. Các phương tiện diễn đạt.
a.Về từ vựng VD [ SGK]
-> Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức
phong phú, mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể
loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc
trưng
b.Về ngữ pháp
-> Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa
dạng, thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để
đảm bảo thông tin chính xác
c.Về các biện pháp tu từ
- Không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng

và cú pháp
Sử dụng không ít hình ảnh ví von, so sánh, ẩn


dụ, hoán dụ, đảo ngữ, song song phối hợp câu
ngắn với câu dài....
-> nhằm diễn đạt chính xác, có hình ảnh và
nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể
loại
- ở báo nói: ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phải
phát âm rõ ràng, khúc chiết
- ở báo viết: khổ chữ, kiểu chữ phối hợp với
màu sắc, hình ảnh.. tạo những điểm nhấn
trong thông tin
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

Gv Em hãy nêu các đặc trưng của ngôn
ngữ báo chí
Hs trao đổi trả lời

a.Tính thông tin thời sự, ngôn ngữ báo chí là
ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá
những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi
lĩnh vực hoạt động của xã hội.
b.Tính ngắn gọn, văn báo chí là lối văn ngắn
gọn, lượng thông tin cao
c.Tính sinh động, hấp dẫn, muốn thu hút sự
chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải
kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.
Ghi nhớ


Gv cho học sinh đọc ghi nhớ và nhấn
mạnh kiến thức
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn
học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm
bài.

15' Bài tập 1: phân tích đặc trưng cơ bản của
ngôn ngữ báo chí.
Gợi ý:
Chỉ 1 bản tin ngắn An Giang đón nhận danh
hiệu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô
Tà Sóc cũng thể hiện được đặc trưng của
PCNN Báo chí


- Tính thời sự : thời gian, địa điểm, ý kiến
[những vấn đềthông tinđảm bảo tính chính
xác, cập nhật]
- Tính ngắn gọn : Mỗi câu là 1 thông tin cần
thiết
- Bài tập : 2
Muốn viết được bài phóng sự báo chí trước
hết cần xác định xem vấn đề gì? hiện tượng
nào đang được dư luận quan tâm: VD vấn đề
ATGT
- Tiếp theo là ghi chép về người thực việc
thực có địa điểm, thời giancụ thể và tiến hành

chọn lọc 1 số chi tiết tiêu biểu để miêu tả.
Bài tập 3 Về nhà
Em hãy viết bài phóng sự về môi trường sống
ở địa phương em đang sinh sống
Gợi ý - Nêu hiện trạng
- Việc đã làm ở địa phương
- Biện pháp ở địa phương
- Liên hệ bản thân
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài
Gv chốt lại: Phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
* Dặn dò:

1. Bài tập về nhà: Viết bài phóng sự ngắn về môi trường sống ở địa phương em.

2. Tiết học tiếp theo: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu.



Video liên quan

Chủ Đề