Giải bài tập Vật lý 9 bài 1 trang 5

Giải bài tập Vật lý 9 bài 1

  • Bài C1 trang 4 SGK Vật lý 9
  • Bài C2 trang 5 SGK Vật lý 9
  • Bài C3 trang 5 SGK Vật lý 9
  • Bài C4 trang 5 SGK Vật lý 9
  • Bài C5 trang 5 SGK Vật lý 9

Mời các bạn tham khảo Giải Vật lý 9 bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Lời giải bài tập Vật lý 9 này được trình bày chi tiết dễ hiểu, giúp các em trả lời nhanh các câu hỏi trong SGK Vật lý 9. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Bài C1 trang 4 SGK Vật lý 9

Từ kết quả thí nghiệm, hãy cho biết khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế.

Hướng dẫn trả lời:

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tăng [hoặc giảm] hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cùng tăng [hoặc giảm] bấy nhiêu lần.

Bài C2 trang 5 SGK Vật lý 9

Dựa vào số liệu ở bảng 1 [SGK] mà em thu được từ thí nghiệm, hãy vẽ đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U, nhận xét xem nó có phải là đường thẳng đi qua gốc tọa độ hay không

Hướng dẫn trả lời:

Đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U được thể hiện trong hình bên. Đây là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Bài C3 trang 5 SGK Vật lý 9

Từ đồ thị 1.2 hãy xác định:

a] Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế là 2,5V; 3,5V.

b] Xác định giá trị U, I ứng với một điểm bất kì trên đồ thị đó.

Hướng dẫn trả lời:

a] Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế 2,5V là 0,5A; khi hiệu điện thế 3,5V là 0,7A.

b] Lấy một điểm M bất kì trên đồ thị, gióng xuống hai trục đồ thị, ta thấy M có hiệu điện thế 5V, cường độ dòng điện là 1A.

Bài C4 trang 5 SGK Vật lý 9

Trong bảng 2 có ghi một số giá trị của U và I đo được trong một thí nghiệmvới một dây dẫn. Em hãy dự đoán giá trị sẽ phải có trong các ô còn trống

Hướng dẫn trả lời:

Vì U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần. Từ giá trị U ở lần đo 1 và 2 ta thấy U tăng 2,5/2 = 1,25 lần → I2 = I1 .1,25 = 0,125A.

Tương tự cách làm như vậy cho các lần đo 3, 4 ,5 ta tìm được các giá còn thiếu là:

0,125A; 4,0V; 5,0V; 0,3A

Bài C5 trang 5 SGK Vật lý 9

Trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài học.

Hướng dẫn trả lời:

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm
  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn cho các bạn Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Tài liệu giúp các bạn học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học trong bài, định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể, giúp các em học tốt Vật lý 9.

  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

Ngoài Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập Toán lớp 9, Giải vở bài tập Toán 9, và cácđề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc.

Giải SBT Vật lý 9 bài 1

  • Bài 1.1 trang 4 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.2 trang 4 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.3 trang 4 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.4 trang 4 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.5 trang 4 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.6 trang 5 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.7 trang 5 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.8 trang 5 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.9 trang 5 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.10 trang 5 SBT Vật lý 9
  • Bài 1.11 trang 5 SBT Vật lý 9

Giải SBT Vật lý 9 bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao gồm 11 bài tập nằm trong SBT Vật lý lớp 9 kèm theo lời giải chi tiết, giúp các em so sánh và đối chiếu với kết quả trong quá trình làm bài. Lời giải sách bài tập Lý 9 giúp các em nâng cao kỹ năng giải Lý 9, từ đó học tốt Vật lý 9 hơn. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

Bài 1.1 trang 4 SBT Vật lý 9

Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?

Trả lời:

Ta có 12/0,5 = 36/I

Vậy cường độ dòng điện chạy qua là:

I = 36x0,5/12 = 1,5A

Đáp số: 1,5 A

Bài 1.2 trang 4 SBT Vật lý 9

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,5A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 12V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

Trả lời:

Ta có: 12/0,5 = U/2

Vậy hiệu điện thế là: 12x2/1,5 = 16V

Đáp số: 16 V

Bài 1.3 trang 4 SBT Vật lý 9

Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh nói rằng : Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 2V thì dòng điện chạy qua dây khi đó có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả này đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Nếu I = 0,15A là sai vì đã nhầm là hiệu điện thế giảm đi hai lần. Theo đầu bài, hiệu điện thế giảm đi 2V tức là còn 4V. Khi đó cường độ dòng điện là 0,2A.

Bài 1.4 trang 4 SBT Vật lý 9

Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là:

A. 3V B. 8V.

C. 5V D. 4V.

Trả lời:

Chọn D. 4V

Bài 1.5 trang 4 SBT Vật lý 9

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?

A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế.

B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.

C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.

D. Giảm khi tăng hiệu điện thế

Trả lời:

Chọn C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế

Bài 1.6 trang 5 SBT Vật lý 9

Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

A. Tăng 4 lần. B. Giảm 4 lần.

C. Tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần.

Trả lời:

Chọn A. Tăng 4 lần.

Bài 1.7 trang 5 SBT Vật lý 9

Đồ thị nào dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường; độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?

Trả lời:

Chọn đáp án B

Bài 1.8 trang 5 SBT Vật lý 9

Dòng điện đi qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12 V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,61 I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu?

A. 7,2 V B. 4,8 V

C. 11,4 V. D. 19,2 V.

Trả lời:

Chọn B. 4,8 V

Bài 1.9 trang 5 SBT Vật lý 9

Ta đã biết rằng để tăng tác dụng của dòng điện, ví dụ như để đèn sáng hơn, thì phải tăng cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Thế nhưng trên thực tế thì người ta lại tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn. Hãy giải thích tại sao.

Trả lời:

Vì cường độ dòng điện phụ thuộc vào hiệu điện thế , nếu tăng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện tăng tăng và ngược lại

Bài 1.10 trang 5 SBT Vật lý 9

Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2 V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp I1 bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V?

Trả lời:

+ Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là

thì cường độ dòng điện là

+ Khi

thì

Ta có : Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

Vậy

Bài 1.11 trang 5 SBT Vật lý 9

Khi đặt một hiệu điện thế 10 V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25 A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 0,75 A?

Trả lời:

Ta có U1 = 10 V ứng với cường độ dòng điện I1 = 1,25 A

U2 = xV ứng với cường độ dòng điện I2 = 0,75A

⇒ U2 = 0,75x10/1,25 = 6V

Vậy phải giảm hiệu điện thế một lượng là: 10 – 6 = 4V

VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài tiếp theo: Giải SBT Vật lý lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

Xem thêm:

  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
  • Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Trên đây là Giải SBT Vật lý 9 bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Hy vọng tài liệu giúp các em nâng cao kỹ năng giải Lý 9, từ đó học tốt môn Lý hơn. Để xem lời giải những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Giải SBT Lý 9 trên VnDoc nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Giải vở bài tập môn Lý 9, Giải bài tập Toán lớp 9, Giải vở bài tập Toán 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Video liên quan

Chủ Đề