Giải bài tập SGK Toán 6 trang 74

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Video Bài 22 trang 74 SGK Toán 6 Tập 1 - Cô Diệu Linh [Giáo viên VietJack]

Bài 22 [trang 74 SGK Toán 6 Tập 1]: a] Tìm số liền sau của mỗi số nguyên sau: 2 ; -8 ; 0 ; -1.

Quảng cáo

b] Tìm số liền trước của mỗi số nguyên sau: -4 ; 0 ;1 ; -25.

c] Tìm số nguyên a biết số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số nguyên âm.

Lời giải:

a] Số liền sau của 2 là 3.

Số liền sau của –8 là –7.

Số liền sau của 0 là 1.

Số liền sau của –1 là 0.

b] Số liền trước của –4 là –5.

Số liền trước của 0 là –1.

Số liền trước của 1 là 0.

Số liền trước của –25 là –26.

Quảng cáo

c] Số nguyên có số liền sau là số nguyên dương, số liền trước là số nguyên âm là số 0.

[Số liền trước 0 là –1, số liền sau 0 là 1].

Kiến thức áp dụng

Số liền trước và số liền sau :

+ Số nguyên b gọi là số liền sau của số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b.

Khi đó số nguyên a gọi là số liền sau của số nguyên a.

+ Cách nhận biết qua trục số : Số liền sau của số nguyên a là số đứng ngay cạnh bên phải số a trên trục số.

Số liền trước của số nguyên a là số đứng ngay cạnh bên trái số a trên trục số.

+ Tổng quát : Với số tự nhiên a > 0 thì

Số liền sau của a là a + 1 ; số liền trước của a là a – 1.

Số liền sau của –a là –[a –1] ; số liền trước của –a là –[a + 1].

Số liền sau của 0 là 1 ; số liền trước của 0 là –1.

Quảng cáo

Tham khảo các bài giải bài tập Toán lớp 6 hay khác:

  • Bài 11 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: Điền các dấu >, =, < vào ô trống.

  • Bài 12 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: a] Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần ...

  • Bài 13 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: Tìm x thuộc Z, biết: ...

  • Bài 14 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau 2000, -3011, -10.

  • Bài 15 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: Điền các dấu >, =, < vào ô trống.

  • Bài 16 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: Điền chữ Đ [đúng] hoặc chữ S [Sai] vào ô vuông để có một nhận xét đúng: ...

  • Bài 17 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: Có thể khẳng định rằng tập hợp Z bao gồm hai bộ phận là các số nguyên dương và các số nguyên âm được không? Tại sao?

  • Bài 18 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: a] Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không? ...

  • Bài 19 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: Điền dấu "+" hoặc "-" vào chỗ trống để được kết quả đúng: ...

  • Bài 20 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: Tính giá trị các biểu thức: ...

  • Bài 21 [trang 73 sgk Toán 6 Tập 1]: Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: -4, 6, |-5|, |3|, 4.

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 6 | Để học tốt Toán 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát theo chương trình Sách giáo khoa Toán 6 [Tập 1 & Tập 2] và một phần dựa trên cuốn Giải bài tập Toán 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

thu-tu-trong-tap-hop-cac-so-nguyen.jsp

Hướng dẫn giải Bài 17. Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên sgk Toán 6 tập 1 bộ Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Nội dung bài Giải bài 39 40 41 42 43 trang 74 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. PHÉP CHIA HẾT

Luyện tập 1 trang 73 Toán 6 tập 1 KNTT

[1] Thực hiện phép chia 135 : 9. Từ đó suy ra thương của các phép chia 135 : [- 9] và [-135] : [-9]

[2] Tính:

a] [-63] : 9;

b] [-24] : [-8].

Trả lời:

[1] 135 : 9 = 15

Từ đó ta có:

135 : [-9] = -15;

[-135] : [-9] = 15

[2] a] [-63] : 9 = – [63 : 9] = -7;

b] [-24] : [-8] = 24 : 8 = 3.

2. ƯỚC VÀ BỘI

Luyện tập 2 trang 74 Toán 6 tập 1 KNTT

a] Tìm các ước của – 9;

b] Tìm các bội của 4 lớn hơn – 20 và nhỏ hơn 20.

Trả lời:

a] Ta có các ước nguyên dương của 9 là: 1; 3; 9

Do đó tất cả các ước của -9 là: -9; -3; -1; 1; 3; 9

b] Lần lượt nhân 4 với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6… ta được các bội dương của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;…

Do đó các bội của 4 là …; -24; -20; -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;…

Vậy các bội của 4 lớn hơn – 20 và nhỏ hơn 20 là -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16.

Tranh luận trang 74 Toán 6 tập 1 KNTT

Không biết Tròn tìm được hai số nguyên nào nhỉ?

Trả lời:

Với mọi số nguyên a khác 0. Số đối của a là – a và ta có:

a = [-1].[-a] và [-a] = [-1].a

Suy ra a chia hết cho [-a] và ngược lại [-a] chia hết cho a.

Ví dụ:

Hai số nguyên đối nhau thì thỏa mãn đề bài, ví dụ: 2\[ \vdots \]-2 và -2\[ \vdots \]2.

GIẢI BÀI TẬP

Sau đây là phần Giải bài 39 40 41 42 43 trang 74 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 3.39 trang 74 Toán 6 tập 1 KNTT

Tính các thương:

a] 297 : [-3];

b] [-396] : [-12];

c] [-600] : 15.

Bài giải:

Ta có:

a] 297 : [-3] = – [297 : 3] = – 99.

b] [-396] : [-12] = 396 : 12 = 33.

c] [-600] : 15 = – [600 : 15] = – 40.

Giải bài 3.40 trang 74 Toán 6 tập 1 KNTT

a] Tìm các ước của mỗi số: 30; 42; – 50.

b] Tìm các ước chung của 30 và 42.

Bài giải:

a] – Ta có: 30 = 2.3.5

Các ước nguyên dương của 30 là: 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30.

Do đó tất cả các ước của 30 là:  -30; -15; -10; -6; -5; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30.

– Ta có: 42 = 2. 3. 7

Các ước nguyên dương của 42 là: 1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42.

Do đó tất cả các ước của 42 là: -42; -21; -14; -7; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42

– Ta có 50 = 2.52

Các ước nguyên dương của 50 là: 1; 2; 5; 10; 25; 50

Do đó tất cả các ước của – 50 là: -50; -25; -10; -5; -2; -1; 1; 2; 5; 10; 25; 50.

b] Các ước chung nguyên dương của 30 và 42 là: 1; 2; 3; 6

Do đó các ước chung của 30 và 42 là:  -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6.

Giải bài 3.41 trang 74 Toán 6 tập 1 KNTT

Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê phần tử:

M = {x ∈ Z | x ⁝ 4 và -16 ≤ x < 20 }.

Bài giải:

Vì x là số nguyên chia hết cho 4 nên x là bội của 4.

Lần lượt nhân 4 với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6… ta được các bội dương của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;…

Do đó các bội của 4 là: …; -24; -20; -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24

Mà các bội của 4 lớn hơn hoặc bằng – 16 và nhỏ hơn 20 là -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16

Vậy M = {-16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16}.

Giải bài 3.42 trang 74 Toán 6 tập 1 KNTT

Tìm hai ước của 15 có tổng bằng – 4.

Bài giải:

Ta có: 15 = 3. 5

Các ước nguyên dương của 15 là: 1; 3; 5; 15

Do đó tất cả các ước của 15 là: -15; -5; -3; -1; 1; 3; 5; 15

Nhận thấy:

[- 5] + 1 = – [5 – 1] = – 4;

[-1] + [- 3] = – [1 + 3] = – 4

Vậy hai ước có tổng bằng 4 là – 5 và 1 hoặc – 1 và – 3.

Giải bài 3.43 trang 74 Toán 6 tập 1 KNTT

Giải thích tại sao: Nếu hai số cùng chia hết cho – 3 thì tổng và hiệu của hai số đó cũng chia hết cho – 3. Hãy thử phát biểu một kết luận tổng quát.

Bài giải:

Hai số cùng chia hết cho -3 thì được viết dưới dạng [-3].a và [-3].b [a, b thuộc Z]

Khi đó tổng 2 số là: [-3].a + [-3].b =  [-3][a + b] chia hết cho [-3]

Hiệu 2 số là: [-3].a – [-3].b = [-3].[a – b] chia hết cho [-3]

Tổng quát: Cho các số a, b, c thuộc Z, a và b cùng chia hết cho c thì tổng hoặc hiệu của chúng cũng chia hết cho c.

Bài trước:

👉 Giải bài 32 33 34 35 36 37 38 trang 72 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 44 45 46 47 48 49 trang 75 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 39 40 41 42 43 trang 74 sgk Toán 6 tập 1 Kết Nối Tri Thức đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề