Giá nai giống

Nghề nuôi nai đang ngày một phát triển ở nhiều vùng trong cả nước. Nghề nuôi nai, hươu ở Xứ Nghệ nổi tiếng trong cả nước và đem lại lời nhuận rất tốt cho bà con nông dân. Hôm nay Trại Hươu Xứ Nghệ chia sẻ với bạn đọc cách chọn nai giống tốt.

Tên thường gọi là nai. Nai đã được thuần hoá ở nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam nai cũng đã được nuôi khoảng 1 thế kỷ nay.

Vóc dáng:
Cân đối, nhanh nhẹn, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, tai to và thính. Con đực lớn hơn con cái, lúc trưởng thành, con đực nặng 200- 250 kg, con cái nặng 100 150 kg. Da nai màu tro hay xám đen. Lông nai có màu hung đen hay nâu sẫm, con đực sẫm hơn con cái. Dọc theo chính sống lưng và có lông dài và sẫm hơn. Chỉ có nai đực mới có sừng, sừng có 3-4 nhánh.

Chọn nai giống


Tập tính sinh hoạt, tuổi thọ và môi trường sống:
Nai nhút nhát, hiền lành, thính giác, khứu giác tốt; thích sống theo bầy đàn nhỏ vào ba con. Tuổi thọ của nai khoảng 25-30 năm. Môi trường sống thích hợp là trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây, cỏ non Ban ngày nai thường tìm nơi nên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ ban đêm tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác
Thức ăn:
Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả), muối khoáng như tro bếp, đất sét Thực tế cho thấy, nai thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.
Sinh trưởng, phát triển:
Khoảng nửa giờ sau khi sinh, nai con có thể đứng dậy bú mẹ; 15-20 ngày bắt đầu tập ăn cỏ, lá cây: 1, 5 tháng chạy nhảy, hoạt động như nai trưởng thành. Nai sơ sinh nặng 4-5 kg/con, 1 tháng nặng 10- 15 kg, 6 tháng nặng 40-50 kg, 12 tháng có thể đạt trọng lượng trưởng thành. Sau một năm tuổi nai đực sẽ mọc sừng. Cặp sừng đầu tiên không phân nhánh, dài khoảng 20- 30cm. Nai rụng sừng cũ và mọc sừng mới mỗi năm một lần vào mùa xuân. Sau khi rụng sừng cũ 15-20 ngày, cặp sừng mới bắt đầu mọc. Sừng non mới mọc có màu hồng nhạt, đầy dưỡng chất, ngoài phủ một lớp lông tơ màu trắng xám, mịn, mượt mà như nhung nên gọi là nhung. Nhung nai của những lần mọc sau dài 3-4cm thì bắt đầu phân nhánh, được 20-25cm thì phân nhánh lần thứ 2. Nhung già hóa sừng gọi là gạc nai.

Trại hươu Xứ Nghệ cung cấp nai giống


Sinh sản:
Nai động dục theo mùa, thường vào mùa thu từ tháng 9-10. Mùa động dục nai ít ăn Nai đực hung hăng, đi lại tìm cái, đầu cúi gằm xuống, sừng chĩa về phía trước, hai chân trước cào bới đất như sẵn sàng lao vào cuộc chiến Hai dịch hoàn cương to, dương vật tiết ra nước màu nâu đen có mùi đặc trưng khai và hôi. Nai cái, thời gian động dục kéo dài 1 -3 ngày, thích gần đực, âm hộ xung huyết phồng to và tiết ra dịch nhờn màu trắng Nai đực thành thục sinh dục hơn 2năm tuổi, nai cái sớm hơn, 12-14 tháng tuổi đã có thể phối giống, 21 -24 tháng tuổi đã có thể đẻ lứa đầu. Sau khi đẻ 2- 4 tháng nai cái sẽ động dục trở lại. Thời gian mang thai trung bình 280 ngày. Nai tơ mang thai dài hơn nai già. Trước khi đẻ vài ngày nai mẹ hoạt động chậm chạp, lười biếng và thường tách đàn nằm nghỉ, bầu vú căng, sa xuống, âm hộ xung huyết Nai thường đẻ vào ban đêm, đẻ xong nai mẹ cắn rốn, liếm khô con và khu vực xung quanh cho nai con sạch sẽ, ấm áp . . . Nai cái thường đẻ mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa 1-2 con, nai đực mỗi năm cắt được một hoặc hai cặp nhung

Chọn nai giong và phối giống:
- Chọn nai đực: To khoẻ, vóc dáng cân đối: bốn chân chắc khoẻ, kẽ móng hẹp, thay lông đúng kỳ (mùa xuân hàng năm). lông da bóng mượt, màu hung đen hay nâu sẫm; gốc sừng to, đường kính trên 3cm; cơ quan sinh dục phát triển tốt, nhất là hai dịch hoàn to, đều, đặc biệt khả năng phối giống, đậu thai và phẩm chất đời con tốt. . .
- Chọn nai cái: Nai tơ, 1 -2 năm tuổi; vóc dáng cân đối, thể trọng tốt, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, không dị tật, bốn chân chắc khoẻ, lông da bóng mượt, màu hung đen bay nâu sẫm; cơ quan sinh dục phát triển tốt và hoạt động bình thường

Nghề nuôi nai ở Xứ Nghệ

Một số đặc điểm của nai cần căn cứ để làm chuồng trại thích hợp:

- Nai là động vật hoang dã đã được thuần chủng tuy nhiên vẫn còn rất nhát.

- Rất khỏe, khi bị chọc giận hoặc bắt ép có thể gây nguy hiểm cho người.

- Nai có sức đề kháng tốt, thường ít bị bật tật

- Con đực mỗi năm chonhung naimột lần, con cái mỗi năm đẻ 1 con

1. Vị Trí

- Xây dựng ở nơi thoáng mát.

- Tránh xa khu dân cư để không gây ô nhiễm và tạo không gian yên tĩnh tránh những tiếng động mạnh làm nai hoảng loạn vì bản chất con vật này rất nhát khi hoảng loạn có thể tự gây chấn thương cho mình.

- Có đường mương, hố rác, hố ga để xử lý các phế phẩm trong quá trình chăn nuôi.

- Nên xây dựng gần những cánh đồng cỏ tiền lợi cho việc tìm kiếm thức ăn cho con vật.

2. Cách thức xây dựng

Với đặc tính là nhát và rất khỏe nênnai giốngthường được nuôi theo kiểu nuôi nhốt.

Nguyên liệu làm chuồng:

Trước đây bà con thường dùng tre hoặc gỗ để đóng chuồng

Nhưng sau do độ bên của chuồng thường không cao, gỗ cũng khan hiếm bà con chuyển sang làm chuồng xây tường kết hợp với các song sắt.

Kết cấu chuồng nuôi:

Chuồng cao từ 3m-5m, khoảng cách giữa các song sắt không quá 10cm.

Phần phía trước lập tôn che nắng mưa cho con vật, phần phía sau đở hở rào lưới B40 tạo sân chơi và phơi nắng cho con vật.

Nên xây chuồng theo dạng hai dãy đối lập nhau, ở giữa có lối đi khoảng 1m-1,5m, tạo thuận lợi cho việc bắt giữ để vận chuyển sau này.

Nền chuồng: đổ bê tông, độ dốc 2-3%, có độ bám tránh nai bị trơn trượt.

Diện tích chuồng nuôi:

+ Đối với nai cái: 4-6 m2

+ Đối với nai đực: 8-10m2

+ Sân chơi và phơi nắng phía sau tùy theo quỷ đất của bà con mà có thể làm rộng từ 2-4 lần điện tích chuồng

Thức ăn và khẩu phần thức ăn:

Nai là loài ăn tạp nhưng thức ăn phải sạch. Thức ăn cho nai bao gồm, thức ăn xanh tươi, thức ăn ủ xanh của các loại cỏ, cây trồng hoặc tự nhiên như là sung, lá mít, lá giới, lá bưởi, lá xoan, những lá cây, mầm cây ngọt bùi đắng, chát, rau, củ, quả, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung đạm, khoáng, sinh tố Những lá cây, quả đắng chát dùng làm thức ăn chonai rất tốt. Khẩu phần thức ăn bình thường 15-20 kg thức ăn xanh tươi, non ngon, 1-2kg thức ăn tinh hỗn hợp hoặc tấm, cám gạo, bắp để sống boặc nấu chín, 3-5 kg trái cây như chuối chín, vả, sung, roi cho ăn ngày 2 bữa, muối kboáng cho liếm tự do. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g đất sét vừa đủ 3kg) cho nai liếm 10-15 gam/con/ ngày hoặc cho liếm tự do. Không nên cho ăn đơn điệu, vì ăn thế nai chóng chán và không đủ chất. Việc bồi dưỡng bằng thức ăn tinh, củ quả, trứng gà tùy theo khả năng và không nên cho ăn nhiều quá sẽ gây rối loạn tiêu hóa, chỉ bồi dưỡng cho những con gầy yếu, con đực ở thời kỳ sắp mọc nhung hay sau khi cắt nhung, sau khi giao phối với con cái, con cái ở thời kỳ nuôi con hay sắp tới thời kỳ động dục, con đực vào thời kỳ sắp mọc nhung và con cái vào thời kỳ nuôi con Khi mới ăn món lạ có thể nai chưa chịu ăn ngay, ta cho thêm ít muối để kích thích. Có thể cho muối vào trong một cái ống có dùi nhiều lỗ để nước muối rỉ ra cho nai liếm. Nai nuôi nhốt, thức ăn do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho nai. Nai ăn thức ăn xanh tươi, rau, củ, quả ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho nai uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống