Gia đình có mẹ kế chia tài sản thế nào năm 2024

Theo thông tin anh cung cấp thì nhà đất này đã được đăng ký sang tên 3 người là anh, em gái anh và người vợ hai của bố anh nên việc phân chia nhà đất này do ba người tự thỏa thuận và thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu xét về nguồn gốc tài sản, thì căn nhà là tài sản thuộc sở hữu của bố mẹ anh khi còn sống, nên khi bố mẹ anh chết, tài sản được chia cho nhưng người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể:

  1. Đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mẹ anh (1/2 giá trị nhà đất)Năm 2001, mẹ anh chết trước không để lại di chúc nên quyền sở hữu 1/2 giá trị nhà đất của mẹ anh được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo thứ tự quy định tại khoản 1, Điều 651 BLDS 2015. Theo đó, những người được hưởng di sản của mẹ anh gồm: (1) Bố anh; (2) anh và (3) em gái anh (con đẻ của người để lại di sản thừa kế) và (4) những người thừa kế khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có).

Nếu ngoài bố anh, anh và em gái anh không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ anh thì mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau là 1/3 di sản do mẹ anh để lại, tức là mỗi người sẽ được hưởng 1/6 giá trị nhà đất.

  1. Đối với phần tài sản thuộc sở hữu của bố anh (1/2 giá trị nhà đất): Di sản của bố anh để lại gồm: (1) 1/2 giá trị nhà đất thuộc quyền sở hữu của bố anh trong khối tài sản chung của vợ chồng; và (2) 1/6 giá trị nhà đất là phần di sản mà bố anh được hưởng từ mẹ anh.

Tóm lại, di sản do bố anh để lại là 2/3 giá trị nhà đất.

Người thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản do bố anh để lại gồm: (1) anh + (2) em gái anh + (3) người vợ thứ hai của bố anh và (4) những người thừa kế khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có).

Nếu ngoài 3 người trên, bố anh không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau là 1/3 di sản do bố anh để lại.

2. Về thủ tục phân chia

Để phân chia tài sản chung là nhà đất nói trên, trước hết 3 người (anh, em gái anh, người vợ hai của bố anh) phải thỏa thuận xác định rõ phần của từng người, có thể phân chia bằng hiện vật (nếu phân chia, tách thửa được theo quy định của pháp luật) hoặc phân chia theo giá trị bằng tiền của nhà đất. Thủ tục như sau:

Trước hết, cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản theo quy định của pháp luật trước khi đi sâu vào chi tiết. Di sản được hiểu là tài sản của của người chết để lại cho người thừa kế, bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

1. Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế không?

Quan hệ giữa con riêng của chồng với mẹ kế, con riêng của vợ với cha dượng không phải là quan hệ huyết thống nhưng trong nhiều trường hợp, giữa họ vẫn phát sinh việc chăm sóc, nuôi dưỡng, thậm chí gắn bó với nhau không kém quan hệ ruột thịt. Vậy khi phát sinh vấn đề thừa kế trong gia đình có các mối quan hệ này, pháp luật quy định thế nào? Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.

Như vậy, pháp luật thừa nhận quyền thừa kế của con riêng đối với di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế trong trường hợp giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng này được thể hiện trên thực tế là người con riêng và bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với nhau. Trong thời gian sống chung, cha dượng, mẹ kế yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục người con riêng; đồng thời người con riêng cũng yêu thương, chăm sóc cha dượng, mẹ kế.

2. Con riêng được hưởng di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế trong những trường hợp nào?

Như đã phân tích ở mục 1, về mặt pháp lý, con riêng vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con, cụ thể các trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: Cha dượng, mẹ kế lập di chúc để lại tài sản cho con riêng

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, cha dượng, mẹ kế có quyền chỉ định con riêng là người thừa kế, định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình.

- Trường hợp 2: Cha dượng, mẹ kế chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp

Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì quyền thừa kế của con riêng được định đoạt theo quy định của pháp luật. Vậy câu hỏi đặt ra, khi chia di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế theo pháp luật thì con riêng thuộc hàng thừa kế nào?

Con riêng tuy không thuộc các hàng thừa kế để được hưởng di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì người con riêng đó được hưởng thừa kế theo pháp luật của cha dượng, mẹ kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Lúc này quan hệ thừa kế giữa họ được hiểu như là quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi.

Điều 79 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng như sau:

“Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng

1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”

Như vậy, pháp luật thừa nhận quyền thừa kế của con riêng đối với di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế trong trường hợp nêu trên. Khi chứng minh được giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha con, mẹ con thì con riêng cũng sẽ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất như các con ruột khác mà không có sự phân biệt nào. Đây là một quy định thiết thực và nhân văn, theo đó, con riêng, cha dượng, mẹ kế, những người dù không có quan hệ huyết thống nhưng nếu chung sống và có sự quan tâm, yêu thương lẫn nhau như cha con, mẹ con thì quyền lợi được hưởng sẽ không khác cha mẹ ruột và con ruột, không còn sự phân biệt giữa con riêng hay con chung.

Chuyên mục này có sự hợp tác về chuyên môn của Văn phòng Luật sư Phong & Partners. Đường dây nóng hỗ trợ tư vấn: 0236.3822678 - 0905.102425